Vừa được rót 1 tỉ USD, cổ phiếu của bầu Đức tăng mạnh

Trong phiên giao dịch ngày 9/8, thị trường đã có phản ứng rất tích cực với cổ phiếu của Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai (HAGL). Theo đó, cổ phiếu HAGL tăng gần 7%, lên mức giá 7.430 đồng/cổ phiếu.

Trước đó, tối 8/8, tại TP.HCM dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Công ty CP Ô tô Trường Hải (Thaco) và HAGL đã ký hợp tác chiến lược toàn diện.
Theo cam kết Thaco sẽ rót khoảng 22.000 tỉ đồng, khoảng 1 tỉ USD để tái cấu trúc, vực dậy công ty của ông Đoàn Nguyên Đức (hay còn gọi là bầu Đức). Đây là khoản đầu tư rất lớn, là thương vụ đình đám nhất trên thị trường đối với hai doanh nghiệp nội tầm cỡ.
Vua duoc rot 1 ti USD, co phieu cua bau Duc tang manh
 Ông Đoàn Nguyên Đức.
Phát biểu tại lễ công bố, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng đây là cuộc “hôn nhân môn đăng hộ đối” bởi lẽ một bên là nhà công nghiệp hàng đầu, Tập đoàn Thaco; còn bên kia là một trong những mô hình nông nghiệp quy mô lớn đã về cùng một nhà trong bối cảnh chúng ta chủ trương tăng cường cơ giới hóa, công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông nghiệp Việt Nam.
“Chú rể” là một nhà kỹ trị có đam mê, còn “cô dâu” là người có tình yêu nông nghiệp và quyết tâm lớn.
“Môn đăng hộ đối” bởi lẽ những người đã kiến tạo nên Thaco và HAGL, ông Trần Bá Dương và ông Đoàn Nguyên Đức, là những người có khát vọng, muốn chung tay góp sức cho nền nông nghiệp, công nghiệp chế biến của Việt Nam, Lào và Campuchia phát triển.

Những “gót chân asin” của Bầu Đức

Mặc dù Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) của Bầu Đức báo lãi 1.032 tỷ đồng năm 2017 nhưng nếu soi kỹ từng khoản mục trong báo cáo tài chính, có thế thấy một số rủi ro tiềm ẩn, những góc tối trong cơ cấu tài chính…

Báo cáo tài chính hợp nhất chưa qua kiểm toán năm 2017 của Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) cho thấy năm 2017 lợi nhuận trước thuế đạt 1.032 tỷ đồng. So với thời điểm cuối năm 2016 tổng tài sản HAGL của Đoàn Nguyên Đức (Bầu Đức) năm 2017 đã tăng thêm 1.161,365 tỷ đồng tương ứng với mức tăng trưởng là 2,22%.

Bí quyết mua cherry "xịn" và ngon nhất

Để chọn mua đúng cherry nhập ngoại "xịn" mà không phải xuất xứ từ Trung Quốc thì các bà nội trợ cần lưu ý những điều sau.

Dạo gần đây, mỗi khi đi trên đường phố, nhiều người hẳn không khỏi bất ngờ khi nhìn thấy hàng loạt tấm biển ghi giá bán cherry, một loại quả nhập khẩu thuộc dạng đắt đỏ, bỗng "tụt" xuống mức khá rẻ.

Ba Huân làm ăn thế nào trước khi dính "lùm xùm" với VinaCapital?

(Kiến Thức) - Trước khi xảy ra "lùm xùm" với VinaCapital, công ty Cổ phần Ba Huân đặt ra nhiều kế hoạch và ước tính đạt doanh thu hơn 90 triệu USD trong năm 2018.

Câu chuyện chấm dứt hợp tác giữa công ty Ba Huân và Quỹ đầu tư VinaCapital đang thu hút sự quan tâm của dư luận. Bởi công ty Ba Huân với sản phẩm là trứng sạch, thịt gia cầm vốn được đánh giá là một trong những doanh nghiệp cung cấp trứng và thịt gia cầm hàng đầu Việt Nam.
Ít ai biết, công ty Ba Huân bắt nguồn từ một vựa trứng nhỏ có tên Ba Huân tại TP.HCM từ năm 1982 của bà Phạm Thị Huân (tức Ba Huân). Số vốn đầu tiên là 200 triệu đồng được bà Ba Huân và gia đình tích cóp hàng chục năm. Công việc chủ yếu của bà Ba Huân và một số thành viên là thu mua trứng từ vùng ĐBSCL về giao cho các chợ đầu mối trong trung tâm thành phố. Năm 1985, bà Ba Huân nâng cấp vựa trứng lên thành Cơ sở thu mua và phân phối trứng gia cầm Ba Huân với số vốn 400 triệu đồng. Năm 2000, cơ sở thu mua và phân phối trứng gia cầm Ba Huân chính thức đổi tên thành Doanh nghiệp tư nhân Ba Huân với số vốn điều lệ gần 10 tỷ.