Vua chúa Việt đề phòng thực phẩm bẩn, độc như thế nào?

(Kiến Thức) - Vấn đề thực phẩm bẩn độc đang khiến người tiêu dùng hoang mang. Vậy, thời xưa, vua chúa nghĩ ra những độc chiêu gì để đề phòng vấn nạn nhức nhối này? 

Nếu thời nay, người tiêu dùng vô cùng bối rối để phân biệt, nhận diện thực phẩm bẩn độc thì thời xưa, vua chúa Việt lại nghĩ ra trăm phương ngàn kế để đảm bảo an toàn trong mỗi bữa ăn.
Thời xưa đồ của vua, thứ gì cũng phải là số 1. Do vậy trong bữa ăn của vua, ngoài của ngon vật lạ thì việc đảm bảo an toàn cũng là yêu cầu số 1.
Có một điều thiếu sót là nước ta không có nhiều sách vở ghi chép về những sinh hoạt trong cung đình. Từ thế kỷ 10, các triều đại: Lý, Trần, Lê thay nhau trị vì mỗi triều hàng trăm năm nhưng đến nay chúng ta có rất ít sách vở nói chi tiết về việc trong cung đình chuyện ăn uống sinh hoạt ra sao. Ngoại trừ triều Nguyễn có sách Hội điển. Mặt khác, do triều Nguyễn gần với thời nay nhất nên ngoài sách Hội điển thì cũng còn có các lời kể của một vài nhân chứng lịch sử giúp chúng ta có thể hiểu được một phần nào đó về sinh hoạt cung đình.
Để phục vụ bữa ăn của nhà vua, triều Nguyễn cho lập hẳn các sở là Lý Thiện và Thượng Thiện. Trước đó, thời các đời chúa Nguyễn thì đội lo việc nấu ăn cho chúa gọi là đội Nội Trù hoặc Tư Thiện. Năm 1820, vua Minh Mạng cho lập đội Thượng Thiện trực thuộc cấm binh và xây dựng sở Thượng Thiện ở gần Thái Y viện.
Vua chua Viet de phong thuc pham ban, doc nhu the nao?
 Mô phỏng một mâm cơm ngự thiện của vua Nguyễn. Ảnh: Vietnamnet.
Nhân viên đội Thượng Thiện có khoảng 50 người, đều là người tuyển từ làng Phước Yên. Phước Yên vốn là ngôi làng nơi Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên từng đóng phủ chính. Theo Đại Nam hội điển sự lệ, quy định nhiệm vụ của đội Thượng thiện là "Phàm hằng ngày tiến các thứ ngọc thực mỹ vị đều chuẩn bị theo đúng cách thức nấu món ăn mà làm... Phàm thứ gạo quý nào dành cho vua dùng thì chiếu cho Bộ Hộ chuyển tiến, mỗi tháng 3 lần, phải lính cẩn kiểm tra cho đủ.
Đến như nước lã dùng hằng ngày cung tiến vào trong cung ngự do chức chuyên tu lo việc ấy cung nạp, phải lính cẩn coi xét, gạn lọc cho đúng phép. Về phần hộ kiếm cá, hàng ngày kiếm cá tươi; hộ kiếm củi hàng ngày cung củi đóm, đều chiếu số đăng ký cho đủ dâng dùng. Khi nấu món ăn cốt phải mười phần tinh sạch... Đến như sở Thượng thiện có đủ lệ cấm giới, những nhân viên không có bổn phận thì không được ra vào..."
Để đảm bảo an toàn thực phẩm cho thiên tử, nhân viên đội Thượng thiện phải chịu những hình phạt nghiêm khắc khi để xảy ra sự cố dù nhỏ: "Nếu làm cơm cho vua lầm thức ăn gì phải kiêng thì người làm bếp phải bị phạt đánh 100 trượng; Những thực phẩm làm không sạch sẽ phải bị phạt đánh 60 trượng". Thực phẩm không sạch sẽ đơn giản chỉ như là có 1 sợi tóc hay một hạt sạn...
Vua chua Viet de phong thuc pham ban, doc nhu the nao?-Hinh-2
 Vua Khải Định trong một bữa cơm.
Ngoài ra, sự sạch sẽ và cầu kỳ còn thể hiện ở việc ngay nước lã dùng để nấu ăn và pha trà cho vua cũng phải lấy ở nơi có gốc gác xuất xứ. Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân thì nước dùng nấu cơm hoặc pha trà cho vua phải lấy từ giếng Hàm Long dưới chân đồi chùa Báo Quốc. Có khi phải chèo đò về Phú Lộc lấy nước Cam Lồ chùa Túy Vân hoặc lên lấy nước tận thượng nguồn sông Hương.
Ngoài việc cần đảm bảo yêu cầu sạch sẽ, các vua cũng đề phòng bị ngộ độc nên thường dùng đũa Kim Dao để ăn cơm. Bình thường các vua Nguyễn dùng đũa tre cật già do một thợ lành nghề vót nhưng cũng có khi vua dùng đũa vót bằng gỗ Kim Dao lấy từ núi Bạch Mã. Đũa Kim Dao nhẹ, có màu trắng ngà. Nếu gặp phải chất độc đũa sẽ đổi thành màu thâm đen. Tuy nhiên từ đời Khải Định về sau các vua Nguyễn ít dùng đũa Kim Dao.
Ngoài các yêu cầu khắt khe trong công đoạn nấu ăn, để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho các vua, thậm chí người ta còn trồng riêng các thực phẩm theo những tiêu chuẩn nhất định. Báo Vietnamnet trong bài “Cầu kỳ cơm vua” dẫn lời nhà nghiên cứu lịch sử - văn hóa nghệ thuật Trần Đình Sơn (hậu duệ của cụ Trần Đình Bá, Thượng thư Bộ Hình triều Nguyễn), cho biết thức ăn cho vua, ngoài sơn hào hải vị còn có những thức ăn rất đỗi bình dị, dân dã. Điểm khác biệt là cách chọn nguyên liệu của những món dù dân dã cũng rất tinh tế và cầu kì.
Chẳng hạn món rau muống phải là rau được trồng ở hồ nào, trồng ra sao… Thậm chí có câu chuyện kể, rau muống phải trồng trong ống tre có đục lỗ. Ngọn rau lớn lê chui qua lỗ tre sẽ được vặt để dâng vua. Khi luộc rau muống xong phải cuộn lại thành từng miếng be bé, vừa miệng.
Qua đó thấy rằng quả thật câu nói “sướng như vua” của dân gian chẳng sai chút nào. Một người làm vua, vạn người phải cung phụng hầu hạ theo những tiêu chuẩn khắt khe phức tạp. Chẳng trách từ bao đời nay, giấc mộng bá vương vẫn khiến nhiều người đắm đuối.
Mời quý độc giả xem video Những kỷ lục lập vào dịp 30/4: 

Khóc thét "lãnh địa quỷ dữ" ám ảnh nhất Trung Quốc

(Kiến Thức) - Hãy thử một lần ghé thăm những "vùng đất quỷ dữ" nổi tiếng rùng rợn này ở Trung Quốc, bạn sẽ có những trải nghiệm dựng tóc gáy ngay tức thì!  

1.Thung lũng chết: Là "vùng đất quỷ dữ" nằm ở nơi giao nhau giữa Tân Cương và Thanh Hải, với độ dài hơn 100 km, rộng khoảng 30km. Nơi đây gần như vắng bóng người, nếu như có người xuất hiện dường như lãnh địa này đang chờ họ đến nộp mạng.

Khoc thet
Thung lũng tử thần ở Trung Quốc. 
Qua điều tra khảo sát, khu vực nơi đây thường xuyên bị sét đánh. Chính hiệu ứng điện từ ở đây quá mạnh đã khiến nơi đây thường xuyên có mây mù, sấm sét lớn trong các cơn mưa. Ngoài ra, không khí mang độ ẩm cao cũng thường xuyên xuất hiện ở đây, tạo ra từ trường bất thường làm sản sinh hiện tượng phóng điện, gây ra cái chết tức thì cho con người hoặc động vật nào dám đặt chân vào lãnh địa tử thần này.
2. Vịnh Thần Đường: Là thung lũng đá được bao quanh bởi những vách đá dựng đứng, đan xen nhau không có đường vào. Bên trong vịnh quanh năm mây mù che phủ, gió buốt rít từng hồi phả ra hơi lạnh ghê người. Những đám cây cổ thụ đan xen kín mít, tiếng hú của từng đàn diều hậu vọng từ trong những kẽ đá ra tạo ra những luồng âm thanh như những hồi trống trận. 
Khoc thet
Vịnh Thần Đường.    
Từ trước đến nay, những người đã từng vào vịnh Thần Đường đều không thấy trở ra, cho đến tận bây giờ vẫn chưa ai dám tìm hiểu mảnh đất này.
3. Khả Khả Tây Lý: hay còn gọi là khu vực không người. Đây là cấm địa tử thần lớn nhất và cũng thần bí nhất ở Trung Quốc. Nằm ở trong lòng cao nguyên Thanh Tạng, là khu vực có nhiệt độ lạnh nhất của cao nguyên. Con người không thể sinh tồn ở nơi đây, chỉ có thể nhìn thấy lơ thơ vài loài động thực vật có thể sinh tồn ở nơi có nhiệt độ lạnh khắc nghiệt này.
Khoc thet
  Khu vực Khả Khả Tây Lý ở trong lòng cao nguyên Thanh Tạng.
4. Sa mạc Taklimakan: Nằm ở vị trí rất xa so với biển, bao quanh bởi rất nhiều dãy núi cao nên đã ngăn không cho hơi nước từ biển vào. Khu vực Đông Nam của sa mạc hầu như quanh năm không có mưa. Chính vì thế đã khiến Taklimakan trở thành sa mạc khô nóng khắc nghiệt, thỉnh thoảng lắm mới có chút gió nhẹ. Con người không có khả năng sống ở nơi đây. 
Khoc thet
 Sa mạc Taklimakan.

Những vị vua Việt thẳng thắn nhận lỗi với dân

(Kiến Thức) - Con người thường ngại nói về sai lầm của mình, địa vị càng cao lại càng ngại. Tuy nhiên trong sử Việt có nhiều vị vua đã thẳng thắn nhận lỗi với dân. 

Quang Trung tự nhận sai
Vua Quang Trung là một vị vua lừng lẫy chiến công và cũng được khen ngợi là tài ba sáng suốt. Trên chiến trường, nhà vua quyết đoán và mưu lược đã đánh thắng nhiều lực lượng từ quân Xiêm, quân Nguyễn, quân Trịnh đến quân Thanh. Trong việc trị nước, vua cũng thể hiện là người nhìn xa trông rộng với việc cải cách giáo dục và trọng dụng hiền tài. Giữa rất nhiều câu chuyện nói về tài năng lỗi lạc của ngài, có một câu chuyện rất lý thú cho thấy nhà vua rất cầu thị. Đó là việc ứng xử trước lá đơn “kiện” của dân làng Văn Chương ở Thăng Long.