Vụ tấn công cơ sở dầu Saudi Arabia: Trung Quốc nói gì?

Trung Quốc yêu cầu điều tra công bằng, khách quan về vụ tấn công cơ sở dầu của Saudi Arabia - nhà cung cấp dầu mỏ hàng đầu của Trung Quốc.

Là quốc gia có quan hệ kinh tế và năng lượng chặt chẽ với cả Saudi Arabia và Iran, Trung Quốc hôm nay (19/9) đã yêu cầu tiến hành một cuộc điều tra công bằng, khách quan vụ hai cơ sở sản xuất dầu của Saudi Arabia bị tấn công.
Vu tan cong co so dau Saudi Arabia: Trung Quoc noi gi?
 Phát ngôn viên Cảnh Sảng.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng tiếp tục không đưa ra nhận định về thủ phạm vụ tấn công cơ sở sản xuất dầu của Saudi Arabia.
Tuy nhiên ông nhấn mạnh: “Chúng tôi hy vọng vụ việc sẽ được điều tra toàn diện, khách quan và công bằng. Đồng thời, chúng tôi cũng một lần nữa kêu gọi các bên liên quan tránh có những hành động làm cho tình hình khu vực leo thang căng thẳng, cùng gìn giữ hòa bình và ổn định trong khu vực”.
Trước đó, trong phản ứng đầu tiên trước vụ việc này, Bắc Kinh cho rằng việc đổ lỗi cho bất cứ ai thực hiện vụ tấn công mà không có những bằng chứng thuyết phục là “thiếu trách nhiệm". Tiếp đó, trong một tuyên bố quyết liệt hơn, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã chỉ trích mạnh mẽ hành động này, nhưng không đưa ra nhận định về thủ phạm.
Saudi Arabia hiện là nhà cung cấp dầu mỏ hàng đầu của Trung Quốc. Theo số liệu năm 2018, Trung Quốc nhập khẩu gần 57 triệu tấn dầu thô của Saudi Arabia, chiếm 12% tổng lượng dầu nhập khẩu của nước này.
Lời kêu gọi tránh leo thang căng thẳng của Bắc Kinh được đưa ra trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố gia tăng các biện pháp trừng phạt nhằm vào Iran khi cho rằng Tehran đứng đằng sau các vụ tấn công vào các cơ sở dầu khí ở Saudi Arabia.
*) Title do Kiến Thức biên tập lại

Mời độc giả xem thêm video về vụ tấn công nhà máy lọc dầu ở Saudi Arabia (Nguồn: CBS News)

Khủng bố IS “điên cuồng” tàn sát Quân đội Syria ở Homs

(Kiến Thức) - Phiến quân IS đã mở cuộc tấn công bất ngờ nhằm vào Quân đội Syria ở khu vực gần Hamimah, tỉnh Homs, và sát hại nhiều binh sĩ chính phủ.

Khung bo IS “dien cuong” tan sat Quan doi Syria o Homs
Theo Al Masdar News ngày 17/9, các binh sĩ Quân đội Syria đồn trú tại khu vực gần Hamimah của tỉnh Homs đã bị một nhóm tay súng phiến quân IS ẩn nấp trong sa mạc phục kích bất ngờ. Ảnh: AP.  

Khung bo IS “dien cuong” tan sat Quan doi Syria o Homs-Hinh-2
 "Hậu quả của vụ đột kích bất ngờ là hơn 10 binh sĩ Syria và thành viên Lực lượng Phòng vệ Quốc gia (SDF) thiệt mạng ở vùng Badiya al-Sham, phía đông nam thành phố Palmyra", nguồn tin quân sự cho hay. Ảnh: DW. 

Khung bo IS “dien cuong” tan sat Quan doi Syria o Homs-Hinh-3
Đây là lần đầu tiên nhóm khủng bố IS tấn công lực lượng chính phủ Damascus kể từ khi Quân đội Syria tiến hành chiến dịch quân sự ở vùng sa mạc này. Ảnh: PA.  

Khung bo IS “dien cuong” tan sat Quan doi Syria o Homs-Hinh-4
Cuộc đột kích của IS diễn ra trong bối cảnh Quân đội Syria đang tập trung lực lượng để giải phóng các khu vực ở tỉnh Idlib và Hama,...Ảnh: TE.  

Khung bo IS “dien cuong” tan sat Quan doi Syria o Homs-Hinh-5
 Được biết, các tay súng IS đã hoạt động tại vùng sa mạc gần Palmyra trong vài năm nay. Nhưng sau khi mất hầu hết lãnh thổ ở Syria, chúng liền lẩn trốn trong các hang động. Ảnh: Kurdistan24. 

Khung bo IS “dien cuong” tan sat Quan doi Syria o Homs-Hinh-6
"Phiến quân IS sử dụng hệ thống hang động này làm nơi trú ẩn để tránh các cuộc không kích của Quân đội Syria cũng như cất giữ trang thiết bị quân sự, vật tư để tiến hành các vụ tấn công phá hoại nhằm vào lực lượng chính phủ Damascus", AMN đưa tin. 
Khung bo IS “dien cuong” tan sat Quan doi Syria o Homs-Hinh-7
Trong diễn biến khác trên chiến trường Syria, Quân chính phủ Damascus và đồng minh đã điều lực lượng tiếp viện tới mặt trận tiền tuyến ở Deir Ezzor và đóng quân ở khu vực nằm ở phía tây căn cứ của Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) do Mỹ hậu thuẫn. Ảnh: AMN.  

Khung bo IS “dien cuong” tan sat Quan doi Syria o Homs-Hinh-8
 "Quân đội Syria không có kế hoạch tấn công lực lượng SDF. Tuy nhiên, họ đang triển khai nhiều binh sĩ tới khu vực này để ngăn cản cuộc xung đột tiềm năng giữa Lữ đoàn Al-Baqir và lực lượng SDF", nguồn tin cho hay. Ảnh: AMN. 

Khung bo IS “dien cuong” tan sat Quan doi Syria o Homs-Hinh-9
 Cuối tuần qua, Lữ đoàn Al-Baqir đã công bố một đoạn video, trong đó một chỉ huy của nhóm này tuyên bố sẽ đánh đuổi lực lượng SDF ra khỏi khu vực phía đông thung lũng sông Euphrates. Ảnh: Getty. 

Khung bo IS “dien cuong” tan sat Quan doi Syria o Homs-Hinh-10
 Lữ đoàn Al-Baqir, một phần của Lực lượng LDF được Iran hậu thuẫn, được xem là một trong những lực lượng bán quân sự mạnh nhất ở Syria và từng "sát cánh" với Quân đội Syria trong một số trận chiến. TN. 

Kinh ngạc quy mô kho dầu dưới lòng đất của Mỹ

Bằng tuyên bố sẽ bán dầu trong kho dự trữ, Tổng thống Trump bước đầu làm thị trường yên lòng dù cơ sở dầu trọng yếu của Saudi vừa bị tấn công. Dầu được giữ trong các mỏ muối.

Kinh ngac quy mo kho dau duoi long dat cua My
 Ý tưởng về Kho dự trữ Dầu Chiến lược (Strategic Petroleum Reserve) này bắt nguồn từ thập niên 1970, khi tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) cấm xuất khẩu dầu sang Mỹ, vì Mỹ ủng hộ Israel trong chiến tranh Arab - Israel năm 1973. Giá dầu tăng gấp bốn lần từ 3 USD lên 12 USD/thùng, gây ra cú sốc cho kinh tế Mỹ. Người dân Mỹ phải xếp hàng dài để đổ xăng.

Kinh ngac quy mo kho dau duoi long dat cua My-Hinh-2
 Kể từ đó, các nước trong Cơ quan Năng lượng Quốc tế, trong đó có Mỹ, phải có kho dự trữ dầu bằng lượng nhập khẩu 90 ngày. Mỹ có kho dự trữ lớn nhất thế giới.

Kinh ngac quy mo kho dau duoi long dat cua My-Hinh-3
Dầu được cất giữ trong các hang động muối nhân tạo ở độ sâu 1 km. Cách thức này rẻ hơn nhiều so với dự trữ dầu trên mặt đất và an toàn hơn. Muối và các điều kiện địa chất ở dưới đó đảm bảo rằng dầu sẽ không rò rỉ. Ảnh: Getty Images. 

Kinh ngac quy mo kho dau duoi long dat cua My-Hinh-4
 Quốc hội Mỹ thông qua Luật Chính sách và Tiết kiệm Năng lượng năm 1975, từ đó lập ra bốn điểm dự trữ dầu: gần Freeport và Winnie ở bang Texas, bên ngoài hồ Charles và Baton Rouge ở bang Louisiana, nằm dọc bờ biển phía nam nước Mỹ giáp vịnh Mexico. Theo luật, tổng thống Mỹ mở kho dự trữ dầu nếu “có gián đoạn nghiêm trọng đối với nguồn cung dầu”, và đây được coi là “lá chắn” bảo vệ kinh tế Mỹ khỏi cú sốc giá dầu.

Kinh ngac quy mo kho dau duoi long dat cua My-Hinh-5
 Dầu được lấy ra để đối phó với các cuộc khủng hoảng, sụt giảm nguồn cung, nhưng gần đây đã trở thành “két sắt” của quốc hội, mỗi khi quốc hội cần chi cho nhiều việc từ đường xá, y tế, đến giảm thâm hụt ngân sách. Mới tuần trước, khoảng 10 triệu thùng được bán ra, nằm trong đợt bán dầu theo lệnh của quốc hội, theo Bloomberg. Tổng thống Bill Clinton năm 1997 đã làm tương tự, bán ra 28 triệu thùng dầu để giảm thâm hụt.

Kinh ngac quy mo kho dau duoi long dat cua My-Hinh-6
 Lần cuối dầu được lấy ra bởi lệnh của tổng thống là năm 2011, khi hỗn loạn từ biểu tình ở Trung Đông buộc Tổng thống Obama ra lệnh bán 30 triệu thùng dầu, phối hợp với các nước thành viên khác trong Cơ quan Năng lượng Quốc tế (họ đưa ra thị trường tổng cộng 60 triệu thùng dầu).

Kinh ngac quy mo kho dau duoi long dat cua My-Hinh-7
 Các tổng thống tiền nhiệm cũng từng bán dầu dự trữ để đối phó với khủng khoản. Tổng thống George H. W. Bush cho phép bán 17 triệu thùng dầu dự trữ trong cuộc chiến Vùng Vịnh năm 1991. Con trai ông, tổng thống George W. Bush, cho phép bán 11 triệu thùng dầu sau khi bão Katrina năm 2005 tạm thời làm tê liệt 25% sản lượng dầu ở Mỹ, theo Bộ Năng lượng.

Kinh ngac quy mo kho dau duoi long dat cua My-Hinh-8
 Theo Bộ Năng lượng Mỹ, vịnh Mexico là khu vực lý tưởng, với hơn 500 mỏ muối dọc bờ biển. Ngoài ra vịnh Mexico có nhiều khu chế xuất và điểm phân phối dầu ra các tàu, xà lan và đường ống. Các điểm dự trữ được nối với hệ thống phân phối, dẫn từ các đường ống của chính phủ sang các đường ống, trạm đầu mối thương mại.

Kinh ngac quy mo kho dau duoi long dat cua My-Hinh-9
 Chỉ có thể lấy ra tối đa 4,4 triệu thùng dầu mỗi ngày, theo trang web của Bộ Năng lượng, và mất 13 ngày để dầu dự trữ ra tới thị trường. Trên thực tế, tốc độ lấy dầu sẽ chậm hơn, Washington Post dẫn lời giới phân tích. Nhưng riêng việc Mỹ tuyên bố sẽ bán dầu dự trữ cũng có tác động lập tức, ngắn hạn lên giá dầu. Về lâu dài, giá dầu sẽ còn phụ thuộc vào Saudi Arabia mất bao lâu để khôi phục sản lượng.

Kinh ngac quy mo kho dau duoi long dat cua My-Hinh-10
 Trong bối cảnh sản lượng dầu của Mỹ tăng vọt những năm gần đây, một số ý kiến đặt câu hỏi có nên giữ kho dự trữ dầu. Một báo cáo từ Quốc hội Mỹ đề nghị từ bỏ kho dự trữ này. Năm 2017, Tổng thống Trump từng cân nhắc bán nửa số dầu dự trữ, cũng để đối phó với thâm hụt ngân sách, theo New York Times.

Kinh ngac quy mo kho dau duoi long dat cua My-Hinh-11
 Hiện có 644,8 triệu thùng dầu trong kho tính đến ngày 13/9, theo trang web của kho dự trữ dầu. Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng của Mỹ, người Mỹ dùng 20,5 triệu thùng dầu trung bình mỗi ngày năm 2018, như vậy kho dự trữ đủ dùng cho khoảng 31 ngày. *) Title do Kiến Thức biên tập lại