Vụ ngộ độc sau ăn bánh mì ở Vũng Tàu: 1 người tử vong

Vụ hơn 300 người nghi ngộ độc sau khi ăn bánh mì ở Vũng Tàu, hiện có 1 trường hợp bệnh nhân diễn biến nặng, đã được thân nhân xin đưa về nhà và sau đó tử vong.

Chiều 29/11, Bệnh viện Bà Rịa (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) thông tin, cơ sở y tế này đang họp hội đồng chuyên môn liên quan đến ca tử vong nghi do ngộ độc sau khi ăn bánh mì. Bệnh nhân là ông T.V.R. (71 tuổi, trú phường 11, TP Vũng Tàu).
Theo báo cáo của Bệnh viện Bà Rịa, bệnh nhân T.V.R. (SN 1953, ngụ TP Vũng Tàu) nhập viện cấp cứu vào sáng 28/11. Bệnh nhân nhập viện khai có ăn bánh mì tại TP Vũng Tàu, sau đó bị đau bụng, nôn và tiêu chảy.
Vu ngo doc sau an banh mi o Vung Tau: 1 nguoi tu vong
 Công an ghi lời kể của bệnh nhân, tìm hiểu vụ ngộ độc nghi do ăn bánh mì ở Vũng Tàu. (Ảnh: Đ.H).
Bệnh nhân có tiền sử thay van động mạch chủ sinh học cách đây 4 năm. Lúc nhập viện, bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm trùng tiêu hóa, rối loạn điện giải. Khoa cấp cứu đã xử lý dịch truyền, giảm đau, thực hiện các xét nghiệm liên quan.
Sau khi nhập viện Khoa Nội tim mạch lão học, bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm trùng tiêu hóa mức độ nặng, tổn thương thận cấp, thay van động mạch chủ sinh học. Bác sĩ chẩn đoán phân biệt ngộ độc thực phẩm. Chiều cùng ngày, bệnh nhân ngưng tim sau đó người thân xin đưa bệnh nhân về nhà và được xác định tử vong.
Theo báo cáo của Sở Y tế, tính đến 16h chiều 29/11, qua hệ thống giám sát của ngành y tế ghi nhận tổng số bệnh nhân nhập viện liên quan vụ nghi ngộ độc sau ăn bánh mì ở Vũng Tàu là 373 người (tăng thêm 63 người), trong đó có 6 ca nặng tụt huyết áp, sốc.
Qua khai thác từ bệnh nhân, bữa ăn liên quan đến vụ nghi ngộ độc thực phẩm là bữa tối ngày 26/11, họ có ăn bánh mì mua tại tiệm bánh mì - xôi Cô Ba Bến Đình. Thức ăn là bánh mì thập cẩm gồm thịt luộc, chà bông, bơ, pa tê, chả lụa, nước sốt, đồ chua, hành, ngò.
Đến 0h ngày 27/11, xuất hiện người đầu tiên có các triệu chứng nghi ngộ độc thực phẩm, 4 giờ sau ca đầu tiên được đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Vũng Tàu.
Ngoài các bệnh nhân đến nhập viện điều trị tại Bệnh viện Vũng Tàu, ngành Y tế ghi nhận trường hợp đến nhập viện điều trị tại Trung tâm Y tế Vietsovpetro.
>>> Mời độc giả xem thêm video 3 bệnh nhân ngộ độc liệt hoàn toàn, phải thở máy:
 

Gần 300 người ngộ độc sau ăn bánh mì, Vũng Tàu họp khẩn

Số ca nhập viện do ngộ độc thực phẩm sau khi ăn bánh mì tại Vũng Tàu tăng lên gần 300 ca, tính đến sáng 28/11.

Tính đến 6h sáng nay (28/11), cơ sở y tế đã ghi nhận có 283 trường hợp đã nhập viện điều trị các triệu chứng nghi ngộ độc thực phẩm tại Vũng Tàu sau khi ăn bánh mì và xôi tại tiệm bánh mì Cô Ba (phường 7, TP Vũng Tàu). Các ca này nhập viện tại 2 cơ sở là Bệnh viện Vũng Tàu và Trung tâm Y tế Vietsovpetro. Trong đó, nhập viện điều trị nội trú là 145 ca (45 trẻ em). Số ca nặng có tụt huyết áp hoặc sốc là 3 ca nhưng hiện đã ổn. Số ca ổn được cho về tiếp tục theo dõi là 135 ca.
Món ăn nghi ngờ là bánh mì trong đó có nhân thịt luộc, chà bông, bơ, pa tê, chả lụa, nước sốt, đồ chua, hành ngò...

Có gì trong 1.505 viên màu trắng dạt vào bờ biển Quảng Nam?

Chiều 29/11, lực lượng chức năng đã có kết quả giám định 1.505 viên nén màu trắng trôi dạt vào bờ biển Quảng Nam hôm 28/11.

Trước đó, sáng 28/11, Đồn biên phòng Tam Thanh, Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Nam nhận thông tin từ người dân phát hiện 1 túi ni lông bên trong có chứa các viên nén màu trắng trôi dạt vào bờ biển thôn Hà Lộc (xã Tam Tiến), nghi là ma tuý.

Co gi trong 1.505 vien mau trang dat vao bo bien Quang Nam?
 Túi ni lông chứa 1.505 viên nén (ảnh CTV)

Vụ nghi ngộ độc bánh mì ở Vũng Tàu: Hơn 100 người nhập viện

Chiều 27/11, UBND TP. Vũng Tàu cho biết, liên quan đến vụ ngộ độc thực phẩm do ăn bánh mỳ, bước đầu xác định có hơn 100 trường hợp nhập viện điều trị.

Liên quan đến vụ ngộ độc thực phẩm sau khi ăn bánh mì tại tiệm bánh mì Cô Ba (đường Nguyễn An Ninh, TP Vũng Tàu) trong khoảng thời gian tối 26/11 và sáng 27/11, bước đầu đã xác định có hơn 100 trường hợp nhập viện điều trị tại Bệnh viện Vũng Tàu, Trung tâm Y tế Vietsovpetro. Ngoài ra, có thể một số trường hợp đến phòng khám tư để điều trị, hoặc triệu chứng ngộ độc nhẹ đã tự theo dõi tại nhà nên không thống kê được.