Vũ khí hóa học Syria: Bằng chứng có thể ngụy tạo

(Kiến Thức) - Báo cáo của nhóm chuyên gia vũ khí hóa học LHQ không trả lời câu hỏi: Ai đã sử dụng vũ khí độc hại này ở Syria?

Nhóm thanh tra vũ khí hóa học LHQ ở Syria.
Nhóm thanh tra vũ khí hóa học LHQ ở Syria.
Đồng thời, báo cáo đề cập đến những sự kiện khiến người ta nghi ngờ phe đối lập đã thực hiện vụ tấn công bằng vũ khí hóa học đó. Tuy nhiên, Mỹ, Anh và Pháp nói rằng bản báo cáo chỉ rõ: quân đội Syria đã sử dụng khí độc sarin.
Đọc kỹ 40 trang báo cáo của nhóm chuyên gia Liên Hợp Quốc, người ta không thấy qui kết nào về việc quân đội Syria đã sử dụng vũ khí hoá học chống phe đối lập và dân thường. Mặt khác, bản báo cáo có một số đoạn rất đáng để suy ngẫm.
Phụ lục 5 của báo cáo đề cập đến các phương tiện mang chất độc hóa học cho biết khẩu M14 có thể được trang bị đầu đạn như ban đầu cũng như đầu đạn tự chế. Thực tiễn cho thấy rằng, các phiến quân Syria có đầu đạn như vậy.
Khi phái đoàn LHQ làm việc ở Syria, có một số người đã cố gắng cung cấp những bằng chứng chống quân đội chính phủ. Báo cáo cho biết: "Trong thời gian chúng tôi thực hiện cuộc điều tra thực địa, thường xuyên có những người nào đó đến địa bàn và mang theo những bằng chứng mới. Điều này cho thấy rằng, các bằng chứng đã được di chuyển và có thể bị biến tướng”. Khi giới thiệu bản báo cáo, Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon cũng không rút ra kết luận rõ ràng, mà chỉ gọi việc sử dụng chất độc hóa học là "tội ác chiến tranh”.
Các chuyên gia của Tổ chức Cấm vũ khí hóa học (OPCW) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã tiến hành cuộc điều tra ở gần thủ đô Damascus, bắt đầu từ ngày 26/8/2013. Họ phát hiện ra rằng trong các vụ tấn công vũ khí hóa học gần Damascus, những viên đạn của pháo phản lực RPU-14 sản xuất ở Liên Xô cũ đã được sử dụng. Pháo phản lực RPU-14 được Liên Xô cũ cung cấp cho Syria trước năm 1969 và đã từ lâu không được sử dụng. Nhưng, theo dữ liệu năm 2010, pháo phản lực này vẫn phục vụ trong quân đội Afghanistan, Ai Cập và Yemen. Ở tất cả các quốc gia này đều có những nhóm al-Qaeda hoạt động ráo riết và các chiến binh của những nhóm này đang chiến đấu ở Syria.
Trong tình hình đó, Nga kêu gọi các đối tác tham gia chuẩn bị hội nghị mới về Syria không nên rút ra kết luận vội vàng và tập trung vào vấn đề chuyển giao vũ khí hóa học ở Syria dưới sự kiểm soát quốc tế.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tuyên bố: “Chúng ta cần phải hiểu rằng, nếu chúng ta muốn giải quyết vấn đề thủ tiêu vũ khí hóa học ở Syria thì bản đồ lộ trình Nga - Mỹ mở ra con đường thực tế đi đến mục tiêu này. Nếu có ai đó muốn thường xuyên tìm lý do để tấn công, thì họ chỉ xúi giục các đối thủ ‘không đội trời chung’ với chế độ Syria tiếp tục thực hiện những hành động khiêu khích. Con đường này chỉ có thể dẫn đến việc phá hoại hoàn toàn triển vọng triệu tập Geneva -2".

LHQ xác nhận khí sarin đã sử dụng ở Syria

(Kiến Thức) - Liên Hợp Quốc đã xác nhận "một cách khách quan và chắc chắn" rằng khí sarin đã được sử dụng trong một vụ tấn công bằng rocket tại Syria vào tháng trước.

Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon: “Tôi tin rằng tất cả mọi người sẽ cùng tôi lên án tội ác hèn hạ này".
 Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon: “Tôi tin rằng tất cả mọi người sẽ cùng tôi lên án tội ác hèn hạ này".
Trước đó, thanh tra LHQ nói họ điều tra 14 vụ cáo buộc tấn công bằng vũ khí hóa học kể từ tháng 9 năm 2011.

Từ bỏ vũ khí hóa học: Assad được nhiều hơn mất

(Kiến Thức) - Thủ tướng Syria Waal al-Khalqi đã có lý khi nói rằng Damascus có thêm nhiều thứ khác để cân bằng chiến lược, ngay cả khi từ bỏ vũ khí hóa học.

Từ bỏ vũ khí hóa học: Tổng thống Assad được nhiều hơn mất.
Từ bỏ vũ khí hóa học: Tổng thống Assad được nhiều hơn mất.
Tổng thống Bashar al-Assad sẽ không bao giờ đồng ý từ bỏ kho vũ khí hóa học, nếu không chắc chắn sẽ nhận được hai phần thưởng lớn.

Cận cảnh trục vớt tàu “Titanic Italy”

(Kiến Thức) - Tàu Costa Concordia bị mắc cạn cách đây 20 tháng vừa được trục vớt thành công, trong một hoạt động cứu hộ phức tạp và tốn kém nhất lịch sử hàng hải.

Tàu chở khách viễn dương Costa Concordia bị lật ngày 14/1/2012, sau khi bị mắc cạn và lật nghiêng ở ngoài khơi Isola del Giglio, khiến cho 32 chết đuối, trong số 4.200 hành khách và thủ đoàn có mặt trên tàu.
Tàu chở khách viễn dương Costa Concordia bị lật ngày 14/1/2012, sau khi bị mắc cạn và lật nghiêng ở ngoài khơi Isola del Giglio, khiến cho 32 chết đuối, trong số 4.200 hành khách và thủ đoàn có mặt trên tàu. 
Các hành khách khoác phao cứu sinh chờ đến lượt được cứu hộ.
Các hành khách khoác phao cứu sinh chờ đến lượt được cứu hộ.