Vụ DongA Bank: Ai bồi thường hơn 5.500 tỷ đồng?

Ngày 15/3, tại phiên tòa sơ thẩm của TAND TPHCM xét xử các bị cáo sai phạm, gây thiệt hại cho DongA Bank 5.500 tỷ đồng, đại diện Viện Kiểm sát giữ quyền công tố đã nêu quan điểm về vụ án.

Theo Viện Kiểm sát, cáo trạng truy tố 8 bị cáo, trong đó có bị cáo Trần Phương Bình (cựu Tổng giám đốc, Phó chủ tịch HĐQT, Chủ tịch HĐTD DongA Bank), Phùng Ngọc Khánh (cựu Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty M&C) cùng tội “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng” là đúng người, đúng tội, không oan sai.

Trong vụ án này, ông Trần Phương Bình là người vai trò cao nhất, chỉ đạo cấp dưới làm các thủ tục giải ngân khi nhận tài sản thế chấp không đủ đảm bảo cho khoản vay và bảo lãnh cho Cty M&C phát hành trái phiếu, trong khi Cty này không đủ kiện vay tiền, dẫn đến DongA Bank thiệt hại trên 5.500 tỷ đồng.

Vu DongA Bank: Ai boi thuong hon 5.500 ty dong?

Cựu Tổng giám đốc DongA Bank Trần Phương Bình tại phiên tòa Ảnh: PV

Viện Kiểm sát đề nghị tuyên phạt bị cáo Trần Phương Bình 20 năm tù. Tổng hợp với hình phạt trong các bản án trước đó, buộc bị cáo này chịu mức phạt tù chung thân. Đối với bị cáo Phùng Ngọc Khánh, đại diện Viện Kiểm sát khẳng định, ông Khánh là đồng phạm với ông Trần Phương Bình.

Bị cáo này đã dùng nhiều pháp nhân Cty không đủ điều kiện để vay vốn, gây thiệt hại cho DongA Bank. Từ lập luận đó, đại diện Viện Kiểm sát đề nghị phạt bị cáo Khánh 18 - 19 năm tù. Tổng hợp các bản án trước đó, buộc bị cáo này phải chấp hành hình phạt chung là 30 năm tù (mức cao nhất của hình phạt tù có thời hạn).

Đối với 6 bị cáo còn lại là cựu lãnh đạo, cán bộ DongA Bank, đại diện Viện Kiểm sát cho rằng, các bị cáo này thực hiện hành vi phạm tội theo mệnh lệnh của bị cáo Trần Phương Bình nên đề nghị tuyên phạt các mức án từ 2 đến 10 năm tù.

Ai bồi thường hơn 5.500 tỷ đồng?

Về trách nhiệm dân sự, đại diện Viện Kiểm sát cho rằng, bị cáo Phùng Ngọc Khánh là người nhận và sử dụng toàn bộ số tiền DongA Bank đã chuyển nên phải chịu trách nhiệm về thiệt hại này. Từ đó, Viện Kiểm sát đề nghị HĐXX tuyên buộc bị cáo Phùng Ngọc Khánh phải bồi thường toàn bộ số tiền thiệt hại của vụ án là trên 5.500 tỷ đồng và dành quyền khởi kiện cho các bên nếu có tranh chấp. Ngoài ra, Viện Kiểm sát cũng đề nghị HĐXX tuyên tiếp tục kê biên 18 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là tài sản mà ông Khánh đã thế chấp cho DongA Bank nhằm đảm bảo nghĩa vụ thi hành án.

Ngay sau đề nghị của Viện Kiểm sát, luật sư bào chữa cho bị cáo Phùng Ngọc Khánh đã kiến nghị HĐXX xem xét lại thiệt hạị và cho phép nhóm Cty M&C thay thế tài sản đảm bảo bằng khoản tiền tương ứng tài sản thế chấp. Luật sư cũng kiến nghị cho phép Cty M&C được thay đổi người đại diện theo pháp luật nhằm phục vụ cho việc xử lý tài sản và thanh toán khoản nợ cho DongA Bank, đồng thời xem xét vai trò, trách nhiệm dân sự, hình sự của ông Phùng Ngọc Khánh. Theo luật sư, bị cáo này chỉ là người giúp sức thứ yếu trong chuỗi hành vi phạm tội, hoàn toàn không quyết định việc cấp tín dụng; việc giải ngân dòng tiền và định giá tài sản...

Theo cáo trạng, ông Trần Phương Bình đã bàn bạc, thống nhất với ông Phùng Ngọc Khánh tổ chức lập khống hồ sơ và phương án kinh doanh để vay vốn của DongA Bank; chỉ đạo thuộc cấp không thẩm định hồ sơ vay và tài sản đảm bảo, lập tờ trình đề nghị phê duyệt cho 5 Cty trong nhóm M&C vay 1.680 tỷ đồng để Phùng Ngọc Khánh sử dụng vốn vay sai mục đích. Ông Bình bảo lãnh thanh toán lô trái phiếu (mã MC_BOND2009) với Ngân hàng An Bình, đến thời hạn nhưng Cty M&C không trả được nợ cho Ngân hàng An Bình, DongA Bank phải cho Cty M&C vay 2 khoản, tổng số 146,122 tỷ đồng để ông Khánh sử dụng trả gốc và lãi của lô trái phiếu trên. Cáo trạng khẳng định ông Trần Phương Bình phải chịu trách nhiệm về toàn bộ số tiền 5.518,099 tỷ đồng, do hành vi phạm tội của bị cáo này và đồng phạm gây ra. Tuy nhiên, tại phiên tòa, Viện Kiểm sát đề nghị HĐXX tuyên buộc ông Khánh bồi thường thiệt hại này cho DongA Bank.

Thăm ngôi nhà cổ hơn 130 tuổi đặc trưng của Hà Nội xưa

Nhà cổ 87 phố Mã Mây với kiến trúc đặc trưng của Hà Nội xưa, hiện là điểm tham quan, triển lãm, cung cấp thông tin về lịch sử Hà Nội.

Tham ngoi nha co hon 130 tuoi dac trung cua Ha Noi xua
Ngôi nhà cổ 87 phố Mã Mây (phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội)  được xây dựng khoảng cuối thế kỷ XIX, tổng diện tích đất: 157,6m2, chiều dài 28m, chiều rộng mặt tiền 5m và chiều rộng mặt hậu 6m. Ngôi nhà này đã thay đổi chủ nhiều lần. Năm 1945, một thương gia bán thuốc Bắc mua lại ngôi nhà. Từ năm 1954 đến năm 1999, có 5 gia đình sinh sống tại đây.
Tham ngoi nha co hon 130 tuoi dac trung cua Ha Noi xua-Hinh-2

Ngôi nhà được đầu tư tôn tạo từ cuối năm 1998, hoàn thành vào ngày 27/10/1999; như một dấu ấn lịch sử của Hà Nội 36 phố phường. Mọi kết cấu về kiến trúc, vật liệu xây dựng hoàn toàn bằng gỗ cho đến những đồ vật sinh hoạt đều được giữ nguyên trạng. Ngày 16/2/2004, ngôi nhà số 87 Mã Mây được cấp bằng Di sản cấp quốc gia.

3 đại án nào bị TAND cấp cao tại TPHCM yêu cầu sớm xét xử?

TAND cấp cao tại TPHCM cho biết, 3 vụ án cần sớm đưa ra xét xử và báo cáo ngay kết quả nằm trong kế hoạch xét xử các vụ án thuộc diện Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng theo dõi, chỉ đạo năm 2021.
 

3 dai an nao bi TAND cap cao tai TPHCM yeu cau som xet xu?
Vụ án thứ nhất: Nguyễn Thành Tài (cựu Phó Chủ tịch UBND TPHCM) và đồng phạm “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí”. 

3 dai an nao bi TAND cap cao tai TPHCM yeu cau som xet xu?-Hinh-2
 Vụ án xảy ra tại khu đất vàng số 8-12 Lê Duẩn, quận 1 TP Hồ Chí Minh (có diện tích gần 5.000m2 thuộc sở hữu Nhà nước).

3 dai an nao bi TAND cap cao tai TPHCM yeu cau som xet xu?-Hinh-3

Theo kết luận điều tra, khu đất số 8 -12 Lê Duẩn trước đây do 4 đơn vị thuộc Bộ Công thương thuê sử dụng làm trụ sở. Năm 2007, UBND TP Hồ Chí Minh chủ trương thu hồi để đấu thầu chọn nhà đầu tư uy tín, kinh nghiệm xây dựng khách sạn 5 sao trên khu đất. 


3 dai an nao bi TAND cap cao tai TPHCM yeu cau som xet xu?-Hinh-4

Tuy nhiên, vào năm 2011, ông Tài, lúc đó là Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh, đã ký quyết định giao lô đất vàng 8-12 Lê Duẩn cho Công ty Lavenue để thực hiện dự án đầu tư xây dựng khách sạn cao cấp, thương mại - dịch vụ, căn hộ cho thuê.


3 dai an nao bi TAND cap cao tai TPHCM yeu cau som xet xu?-Hinh-5

Ông Tài biết rõ khu đất 8-12 Lê Duẩn là nhà, đất thuộc sở hữu Nhà nước. Tuy nhiên, do có “mối quan hệ tình cảm” với bà Lê Thị Thanh Thúy (nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty Hoa Tháng Năm và Công ty Lavenue) nên ông Tài có nhiều sai phạm, đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án. 

Phan Văn Anh Vũ tiếp tục hầu tòa vụ DAB vào ngày 27/5

Ngày 21/5, một luật sư bào chữa cho bị cáo trong vụ án “Cố ý làm trái” xảy ra tại ngân hàng Đông Á (DAB) cho biết đã nhận được giấy triệu tập tới phiên tòa xét xử phúc thẩm do TAND cấp cao tại TP.HCM mở vào sáng 27/5 tới. 

Phan Van Anh Vu tiep tuc hau toa vu DAB vao ngay 27/5
Phan Văn Anh Vũ tại phiên tòa sơ thẩm. 
Trong vụ án này Trần Phương Bình (nguyên Tổng giám đốc, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng tín dụng ) và các đồng phạm trong vụ án gồm Phan Văn Anh Vũ, Nguyễn Thị Kim Xuyến (nguyên Phó Tổng giám đốc DAB) cùng những người khác bị xét xử về tội “Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và “Làm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản”.