Vụ "chuyến bay giải cứu": Những lời khai lộ “người bí ẩn” nhận tiền

Từ những lời khai của các bị cáo, cơ quan tố tụng đang tiếp tục làm rõ hành vi nhận tiền của một số cán bộ trong giai đoạn 2 đại án "chuyến bay giải cứu".

Muốn xin lại tiền “đưa hối lộ” nhưng không được
Ngày 11/7, TAND TP Hà Nội mở phiên sơ thẩm, xét xử 54 bị cáo trong đại án "chuyến bay giải cứu" về 5 tội danh khác nhau, trong đó có 21 người nhận hối lộ; 23 người đưa hối lộ; 4 người môi giới hối lộ; 4 người lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ; 2 người lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Đáng chú ý, ngoài 54 bị cáo trên, một số người có dấu hiệu sai phạm liên quan vụ án đang được cơ quan chức năng tiếp tục điều tra hành vi nhận tiền từ lời khai của một số bị cáo.
Vu
Các bị cáo tại phiên tòa. 
Tại phần xét hỏi chiều 11/7, bị cáo Võ Thị Hồng, Giám đốc Công ty Minh Ngọc, bị truy tố tội đưa hối lộ khai nhờ bị cáo Bùi Huy Hoàng, cựu chuyên viên Cục Y tế dự phòng xin cho người về nước được cách ly tại Hải Dương.
Về nội dung này, bị cáo Bùi Huy Hoàng khai đã gặp bà Lê Thị Phượng, cán bộ UBND tỉnh Hải Dương và đưa hơn 650 triệu đồng cho 2 lần tổ chức cách ly người về nước trên chuyến bay của Hồng.
Theo lời khai của Hoàng, lần 1 vào tháng 6/2021, chuyến bay đầu tiên của Hồng chở 158 người về nước xin được cách ly tại Hải Dương. Bà Phượng báo giá 2 triệu đồng/người.
Tháng 11/2021, Hồng tiếp tục nhờ xin cách ly tại Hải Dương cho 425 người từ Hàn Quốc, Nhật Bản về. Tuy nhiên, thời điểm này, Chính phủ có chủ trương mở lại các chuyến bay thương mại nên Hồng yêu cầu nếu không thực hiện "chuyến bay giải cứu" thì Hoàng phải trả lại 50% số tiền. Hoàng sau đó liên hệ và chuyển 350 triệu đồng cho bà Phượng để xin cách ly.
"Chuyến bay giải cứu" sau đó không được tổ chức, Hoàng gọi điện cho bà Phượng để "xin lại tiền". Tuy nhiên, Hoàng khai bà Phượng chỉ gửi lại 50 triệu đồng, số còn lại đã "gửi các bác rồi, không lấy lại được". Đối với lời khai này của Hoàng, cơ quan điều tra cho hay sẽ tiếp tục làm rõ.
Trước đó, theo cáo trạng, bị cáo Bùi Huy Hoàng, cựu chuyên viên Bộ Y tế khai, từng đưa 650 triệu đồng cho bà Lê Thị Phượng, Phó trưởng Phòng thuộc UBND tỉnh Hải Dương. Cơ quan tố tụng cho biết, chưa có đủ căn cứ xác định bà Lê Thị Phượng có nhận tiền hay không nên tiếp tục điều tra, làm rõ.
Liên quan vụ án trên, các hành vi liên quan đến những cá nhân thuộc quân đội đã được Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an chuyển hồ sơ sang Bộ Quốc phòng để xử lý theo thẩm quyền.
Bị cáo Nguyễn Quang Linh, cựu Trợ lý Phó Thủ tướng Chính phủ được xác định có hành vi nhận hối lộ hơn 4,2 tỷ đồng. Quá trình điều tra, bị cáo Linh khai, đã đưa một phần số tiền này cho người khác. Cơ quan điều tra sẽ làm rõ lời khai này ở giai đoạn hai của vụ án.
Bị cáo Nguyễn Thanh Hải, cựu Vụ trưởng Vụ Quan hệ quốc tế, Văn phòng Chính phủ) cùng cấp dưới là bị cáo Nguyễn Tiến Thân được cơ quan tố tụng xác định, đã nhận hối lộ hơn 3,4 tỷ đồng và 10.000 USD. Bị cáo Nguyễn Tiến Thân chủ động khai đã nhận tiền của một số doanh nghiệp khác và sự việc này cũng đang được tiếp tục được điều tra ở giai đoạn hai của vụ án.
Đối với Bộ Ngoại giao, ngoài các bị cáo đang hầu tòa, cơ quan điều tra xác định, còn một số người khác được nhận “tiền bồi dưỡng” khi tổ chức các chuyến bay đưa người về nước trong dịch COVID-19 nên cũng được tiếp tục làm rõ.
Trần Thị Hà Liên (lao động tự do) được xác định có hành vi môi giới hối lộ trong vụ án này nhưng đang bỏ trốn. Bà Liên được xác định giúp đưa tiền cho bị cáo Vũ Sỹ Cường, cựu cán bộ tham mưu Cục Quản lý Xuất nhập cảnh. Hành vi này sẽ được làm rõ khi bà Liên đầu thú hoặc bị bắt.
Liên quan một số cá nhân tại Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia, ông Trần Việt Thái, cựu Đại sứ cùng 3 cán bộ thuộc Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia cùng bị đề nghị truy tố về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Tuy nhiên, theo lời khai của các bị can, những cán bộ còn lại của Đại sứ quán Việt Nam ở Malaysia đều được nhận tiền bồi dưỡng. Cơ quan điều tra sẽ tiếp tục điều tra, làm rõ ở giai đoạn sau.
Cục Lãnh sự không phải bảo hộ công dân mà là hành dân
Bị cáo Đào Minh Dương, Chủ tịch HĐQT Công ty Vijasun khai tại tòa về việc đưa tiền cho các cá nhân để được cấp phép các chuyến bay đưa công dân Việt Nam về nước đã nhiều lần khẳng định nếu không đưa tiền "bôi trơn" thì sẽ bị gây khó khăn trong xin cấp phép chuyến bay giải cứu. Theo bị cáo Dương đã xin cấp phép được 17 chuyến bay và đã tổ chức được 22 chuyến bay giải cứu, do có chuyến bay nhỏ phải tách làm hai chuyến.
Theo lời khai của Dương, thời gian đầu nộp hồ sơ cấp phép tại Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao, nhiều lần cục trưởng là bà Nguyễn Thị Hương Lan yêu cầu phải chi tiền. Do không đưa tiền nên doanh nghiệp của bị cáo thường xuyên bị gây khó.
“Bị cáo từng bị Cục Lãnh sự - Bộ Ngoại giao và Bộ GTVT gây khó khăn, không duyệt chuyến bay. Bị cáo Nguyễn Thị Hương Lan khi là Cục trưởng Cục Lãnh sự còn gây khó khăn, rồi bảo đưa tiền, nhưng bị cáo không đưa nên sát một ngày, công ty của bị cáo mới được cấp phép, khó khăn cùng cực”, bị cáo Dương khai.
Vu
Bị cáo Đào Minh Dương 
Bị cáo Đào Minh Dương còn khai thêm, khi thực hiện các chuyến bay, công ty của bị cáo phải thế chấp trước 30% tiền thuê tàu bay, rồi phải nộp đủ khi được cấp phép, mỗi lần thuê máy bay từ 6 đến 9 tỷ đồng.
“Cục Lãnh sự gây khó khăn. Công dân ở nước ngoài muốn về phải trả tiền nhà, xin nghỉ việc, gửi đồ đạc mà cứ mai bay nay mới biết mình được về là hành hạ họ. Cục Lãnh sự không bảo hộ công dân mà là hành dân”, bị cáo Dương bức xúc.
Cũng theo lời khai của Dương, bị cáo đến gặp bị cáo Phạm Trung Kiên (cựu Thư ký của Thứ trưởng Bộ Y tế) và bị cáo Kiên yêu cầu, nếu muốn được tổ chức chuyến bay phải nộp 150 triệu đồng một chuyến. Nếu không nộp thì không được duyệt.
"Sau khi bị cáo bị hai bộ gây khó khăn nên xin gặp ông Kiên nói chuyện. Tại phòng họp của Bộ Y tế bị cáo chứng kiến ông Kiên quát một số chủ doanh nghiệp, yêu cầu phải nộp tiền 150 triệu", bị cáo Dương khai. Theo lời Dương, số tiền này có thể đưa cho ông Kiên hoặc đưa cho Vũ Anh Tuấn (phó phòng tham mưu Cục Quản lý xuất nhập cảnh). “Khi bị cáo gặp anh Tuấn cũng nhận được yêu cầu tương tự như anh Kiên”, Dương khai.
Cũng theo lời khai của bị cáo Đào Minh Dương, mỗi chuyến bay, công ty của bị cáo phải nộp cọc trước rất nhiều tiền. Thời gian đầu, dù bị người ở Bộ Ngoại giao và Bộ Giao thông Vận tải gây khó khăn, nhưng bị cáo nhất quyết không đưa tiền. Sau đó, bị cáo thấy nếu không đưa tiền thì khó có thể được cấp phép chuyến bay nên bị cáo phải chi 150 triệu đồng một chuyến bay.
“Việc cơ quan hữu quan gây khó dễ cho doanh nghiệp thực hiện chuyến bay cũng khiến những người dân Việt Nam muốn được về nước trong thời điểm dịch COVID- 19 gặp khó”, bị cáo Dương khai.
Nghĩ mọi người làm vất vả nên gửi quà cảm ơn
Bị cáo Đào Minh Dương cũng khai đã đưa tiền theo yêu cầu cho bị cáo Vũ Ngọc Minh (cựu Đại sứ Việt Nam tại Angola). Mỗi vé bay của công dân Việt Nam, bị cáo phải đưa 3 triệu đồng. Tổng số tiền bị cáo đã đưa cho bị cáo Vũ Ngọc Minh là 864 triệu đồng.
Bị cáo Nguyễn Thị Dung Hạnh, Giám đốc Công ty G19 khai sử dụng hai pháp nhân để xin cấp phép chuyến bay giải cứu. Thông qua mối quan hệ cá nhân, bà Hạnh liên hệ, đặt vấn đề và được cấp phép 12 chuyến bay. Đồng thời, bị cáo này thừa nhận đã 4 lần đưa tiền cho Phạm Trung Kiên tổng số là 1,2 tỷ. Ngoài ra, bị cáo Hạnh khai đã 3 lần đưa cho Vũ Anh Tuấn 1,4 tỷ, hai lần đưa cho cựu Thứ trưởng Tô Anh Dũng tổng cộng 400 triệu và hai cán bộ ngoại giao khác mỗi người 40 triệu.
Nói về lý do đưa tiền, bị cáo Hạnh khai có tham khảo một số công ty khác và được khuyên nên gửi quà cảm ơn, nên bị cáo tự nguyện đưa quà.
“Mục đích đưa quà là chỉ mang tính cảm ơn, tình cảm. Đứng ở đây, bị cáo nhận thức được hành vi của mình là đưa hối lộ. Trước đó suy nghĩ của bị cáo là mọi người làm việc vất vả nên gửi quà cảm ơn", bị cáo này nói.
>>> Mời độc giả xem thêm video Vụ “chuyến bay giải cứu”: Choáng váng số tiền tỷ nhận hối lộ
  

Vụ án 'chuyến bay giải cứu': 21 bị cáo nhận hối lộ hơn 500 lần

Quá trình thực hiện cấp phép các chuyến bay giải cứu, 21 bị cáo (là các cựu quan chức bộ, ngành, địa phương), đã nhận hối lộ trên 500 lần từ đại diện các doanh nghiệp với tổng số tiền hơn 162 tỷ đồng.

Vu an 'chuyen bay giai cuu': 21 bi cao nhan hoi lo hon 500 lan
Nhóm bị cáo trong vụ án “chuyến bay giải cứu”.
18 người bị truy tố ở khung tử hình

Hành trình phá án: Xác người phụ nữ bị hiếp dâm, giấu xuống giếng

Giang nhặt 1 khúc gỗ trong vườn, đánh nhiều nhát vào đầu nạn nhân, sau đó bóp cổ, hiếp dâm, rồi kéo thi thể ném xuống giếng. Vụ án được ANTV dựng lại trong Hành trình phá án,

Hanh trinh pha an: Xac nguoi phu nu bi hiep dam, giau xuong gieng
Theo hồ sơ vụ án, khoảng 20h ngày 14/3/2022, chị chị Trịnh Thị Hồng (SN 1976, trú thôn Ia Sâm, xã Ia Rong, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai) điều khiển xe máy rời khỏi nhà đi đến rẫy của gia đình tại thôn Ia Sâm để tưới cà phê. Đến sáng 15/3, người thân không thấy chị Hồng trở về nên vào rẫy tìm kiếm. Tới nơi, mọi người thấy máy bơm nước vẫn hoạt động mà không có chị H., gọi điện thì không liên lạc được.
Hanh trinh pha an: Xac nguoi phu nu bi hiep dam, giau xuong gieng-Hinh-2
Nghi ngờ xảy ra điều xấu, gia đình tích cực tìm kiếm và đến 16h cùng ngày, anh Trịnh Văn Hùng (1988, em trai chị Hồng) phát hiện ở gốc cà phê gần vòi nước đang tưới có hai chiếc quần phụ nữ.

Hành trình phá án: Vào chùa cúng viếng, ra cổng đi giết người vô tội

Sau khi vào chùa cúng viếng, hung thủ đã ra tay sát hại người vô tội một cách dã man để cướp tài sản. Vụ án này được ANTV dựng lại trong Hành trình phá án.

Hanh trinh pha an: Vao chua cung vieng, ra cong di giet nguoi vo toi

Theo hồ sơ vụ án, khoảng 8h40 ngày 5/11/2019, tại khu vực ngã tư kênh Cây Dông, thuộc ấp 2A huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp, người dân phát hiện 1 xác nam giới nằm bên kia đường trên người có nhiều vết máu, đầu đội mũ bảo hiểm có cài quai.

Hanh trinh pha an: Vao chua cung vieng, ra cong di giet nguoi vo toi-Hinh-2

Sau khi nhận được tin báo, Công an huyện Tháp Mười đã nhanh chóng có mặt bảo vệ hiện trường, đồng thời báo tin lên Công an tỉnh Đồng Tháp phối hợp xử lý vụ việc.