Vụ buôn lậu 200 triệu lít xăng: Kê biên tài sản trị giá hơn 1.000 tỷ đồng

Quá trình điều tra đường dây buôn lậu 200 triệu lít xăng giả, Cơ quan điều tra - Công an tỉnh Đồng Nai khởi tố trên 70 bị can với 6 tội danh; đồng thời phối hợp với Cục Điều tra hình sự, Bộ Quốc phòng để khởi tố 13 bị can liên quan khác. Cùng với đó, Ban chuyên án đã thu giữ, kê biên nhiều tài sản do các bị can phạm tội mà có, trị giá hơn 1.000 tỷ đồng.

Vu buon lau 200 trieu lit xang: Ke bien tai san tri gia hon 1.000 ty dong
Hai ông trùm Nguyễn Hữu Tứ (góc trên bên trái) và Phan Thanh Hữu (góc dưới bên trái) cùng tàu chở xăng lậu bị bắt giữ 
Chi hàng nghìn tỷ để buôn lậu
Tại Hội nghị toàn quốc các cơ quan nội chính triển khai Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng diễn ra ngày 15/9, Thiếu tướng Vũ Hồng Văn, Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai đã báo cáo kết quả đấu tranh giai đoạn 1 chuyên án triệt phá đường dây buôn lậu, sản xuất xăng giả do Phan Thanh Hữu (64 tuổi, ngụ tại TPHCM) và Nguyễn Hữu Tứ (64 tuổi, quê Vĩnh Long) cầm đầu.
Đây là chuyên án do Công an tỉnh Đồng Nai chủ trì đấu tranh và được Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đưa vào diện theo dõi, chỉ đạo.
Theo kết quả điều tra, qua công tác nắm tình hình địa bàn, triển khai các biện pháp nghiệp vụ và từ tin tố giác của quần chúng nhân dân, Công an tỉnh Đồng Nai phát hiện đường dây buôn lậu, sản xuất xăng giả với quy mô đặc biệt lớn. Các đối tượng đã thành lập nhiều công ty vận chuyển, công ty mua bán xăng dầu để làm bình phong; thuê các kho chứa dọc theo các tuyến đường sông và đầu tư xây dựng cơ sở vật chất hiện đại, có giá trị lên đến hàng nghìn tỷ đồng để hoạt động buôn lậu xăng, dầu.
Các đối tượng đã mua các tàu viễn dương có tải trọng lớn từ 3.000 đến 5.000 tấn, giao dịch mua xăng lậu, xăng giả từ nước ngoài rồi vận chuyển về phao số 0. Tại phao số 0, các đối tượng sử dụng nhiều loại hóa chất, bột màu để pha chế thành xăng giả RON A95, sau đó vận chuyển vào nội địa, đến địa điểm tập kết là ụ nổi giữa lòng sông Hậu thuộc địa bàn tỉnh Vĩnh Long.
Từ ụ nổi, các đối tượng tiếp tục bơm xăng lậu, xăng giả qua các tàu thủy đem về các kho chứa dọc theo các tuyến đường sông, sau đó cấp cho các xe bồn, xe đầu kéo chở đi tiêu thụ tại các tỉnh phía Nam.
Vẫn theo Thiếu tướng Vũ Hồng Văn, sau thời gian tổ chức trinh sát, thu thập chứng cứ, tài liệu, Công an tỉnh Đồng Nai đã báo cáo và được lãnh đạo Bộ Công an giao chủ trì phối hợp với Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động, Cục Kỹ thuật nghiệp vụ tổ chức phá án.
Khống chế, mua chuộc nhiều cán bộ
Quá trình phá án, lực lượng công an đã bắt quả tang các tàu thủy trọng tải lớn đang vận chuyển xăng lậu trên các tuyến cửa biển và đường sông; bắt quả tang các đối tượng đang pha chế xăng giả tại ụ nổi; đồng thời, đồng loạt khám xét trên 60 địa điểm mà các đối tượng làm nơi pha chế, kinh doanh xăng giả, xăng lậu tại nhiều tỉnh thành trên phạm vi toàn quốc.
Theo cơ quan điều tra, kết quả giám định các mẫu xăng cho thấy đều có chứa thành phần MTBE (là chất kích RON), có hàm lượng trung bình vượt ngưỡng quy định của Tiêu chuẩn Việt Nam, làm giảm tuổi thọ động cơ và gây ô nhiễm môi trường. Các mẫu xăng trên đều làm giả xăng RON A95.
Vẫn theo Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai, để hoạt động được với quy mô như trên, ngoài các thủ đoạn tinh vi, phức tạp, các đối tượng đã khống chế, mua chuộc nhiều cá nhân của các lực lượng có chức năng phòng chống tội phạm và phòng chống buôn lậu trên biển tại nhiều vùng, nhiều tỉnh để những người này bảo kê, bao che cho hoạt động phạm tội.
Cùng với sự chỉ đạo, hướng dẫn của Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Bộ Công an, sự phối hợp với Cục Điều tra hình sự, Bộ Quốc phòng, Viện kiểm sát Quân sự Trung ương và Viện kiểm Sát nhân dân tỉnh Đồng Nai, đến nay, Công an tỉnh Đồng Nai đã khởi tố trên 70 bị can với 6 tội danh được quy định tại Bộ luật Hình sự. Đồng thời, Công an tỉnh Đồng Nai đã phối hợp chặt chẽ với Cục Điều tra hình sự, Bộ Quốc phòng để khởi tố 13 bị can trong chuyên án thuộc thẩm quyền điều tra của Bộ Quốc phòng.
Kết quả điều tra ban đầu xác định, các đối tượng đã đưa ra trên 200 triệu lít xăng lậu, xăng giả ra ngoài thị trường tiêu thụ, thu lợi bất chính lên đến hàng nghìn tỷ đồng. Chuyên án đã thu giữ nhiều tài liệu, vật chứng quan trọng và kê biên tài sản do các bị can phạm tội mà có, với giá trị trên 1.000 tỷ đồng. Hiện, Công an tỉnh Đồng Nai đang tiếp tục đấu tranh mở rộng chuyên án.

Xăng giả tràn lan thị trường, ai chịu trách nhiệm?

Trước thực trạng hàng loạt ông trùm xăng giả bị bắt, xăng giả tràn lan trên thị trường, TS Hoàng Mạnh Hùng - nguyên Phó viện trưởng Viện Khoa học hình sự cho rằng nguyên nhân do chưa thực hiện tốt vai trò quản lý Nhà nước.

Người tiêu dùng chịu thiệt thòi nhưng khó khiếu kiện
Trao đổi với PV về việc hàng trăm triệu lít xăng giả tuồn ra thị trường, người tiêu dùng là nạn nhân có thể khiếu nại đòi bồi thường hay không, TS Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam cho biết, về nguyên tắc, người tiêu dùng có quyền đòi bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, thực tế sẽ rất khó.
“Quan trọng là người tiêu dùng phải chứng minh. Tuy nhiên, hầu hết khi mua xăng, người tiêu dùng không lấy hóa đơn để chứng minh mình mua xăng đơn vị đó. Hơn nữa lại phải chứng minh thiệt hại xe cộ thế nào, nguyên nhân có phải từ xăng hay không. Đây cũng là một vấn đề đặt ra” - TS Nguyễn Mạnh Hùng nói.
Xang gia tran lan thi truong, ai chiu trach nhiem?
TS Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam cho biết về lý thuyết có thể đòi bồi thường nhưng thực tế thì rất khó.
Chủ tịch hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam cho rằng, khi người tiêu dùng khiếu kiện, chỉ có tòa dân sự mới có thẩm quyền phán quyết việc bồi thường. Song, trước tòa, người tiêu dùng phải chứng minh mua xăng ở đâu, thiệt hại thế nào, nghĩa là phải có chứng cứ.
“Thiệt cho người tiêu dùng là như vậy. Quản lý nhà nước không chặt chẽ dẫn đến việc đó nhưng thiệt hại người tiêu dùng phải chịu. Dù biết rằng dùng xăng giả sẽ ảnh hưởng động cơ ô tô, xe máy và không loại trừ khả năng dẫn đến cháy, nổ. Do đó, việc bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng còn rất nhiều bất cập” – ông Hùng cho biết.
Trách nhiệm thuộc về quản lý thị trường?

Tội ác sau cái chết của nam thanh niên đi mua lợn

Đầu năm 2021, vụ án liên quan đến cái chết của thanh niên đi mua lợn ở Lai Châu làm dư luận địa phương xôn xao. Mới đây, trong chương trình Hành trình phá án (của ANTV) đã dựng lại hiện trường vụ án ghê rợn này.

Toi ac sau cai chet cua nam thanh nien di mua lon

Ngày 3/1/2021, Công an huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu tiếp nhận tin báo của anh Giàng A Dơ về việc từ ngày 30/12/2020, con rể anh Dơ là Má A Vềnh (SN 1998), trú tại xã Phúc Khoa, huyện Than Uyên có đi mua lợn tại khu vực huyện Than Uyên. Đến 15h cùng ngày thì mất liên lạc. (Ảnh: ANTV) 

Toi ac sau cai chet cua nam thanh nien di mua lon-Hinh-2

Ngay sau đó, Công an huyện Than Uyên đã thông báo tìm kiếm người mất tích, đồng thời phân công cán bộ, chiến sĩ phối hợp với Công an xã, thị trấn cùng gia đình anh Dơ đi tìm con rể. (Ảnh: ANTV) 

Tát nữ sinh, bắt quỳ gối, cư xử lệch chuẩn... cha mẹ nên làm gì?

Theo chuyên gia tâm lý Lê Thị Túy, nguyên nhân của những vụ như tát nữ sinh, bắt quỳ gối, cư xử lệch chuẩn... xuất phát từ việc gia đình giáo dục con cái chưa được tốt dẫn tới việc học sinh có suy nghĩ lệch chuẩn với đạo đức, lối sống.

Liên quan tới vụ tát nữ sinh, bắt quỳ gối ở trường, cơ quan chức năng xã Lương Trung, huyện Bá Thước (Thanh Hóa) cho biết vừa yêu cầu làm rõ vụ một nữ sinh lớp 7 của Trường THCS Lương Trung bị bạo hành ở sân trường.