Vụ 12 học sinh ngộ độc ở Khánh Hòa: Cơ sở vi phạm xử sao?
Vụ việc 12 học sinh nhập viện sau khi ăn tại 1 quán vỉa hè gần trường học khiến nhiều độc giả đặt câu hỏi cơ sở vi phạm sẽ bị xử lý thế nào?
Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Khánh Hòa vừa có báo cáo kết thúc vụ ngộ độc thực phẩm tại cơ sở thức ăn đường phố trước Trường THPT Nguyễn Văn Trỗi, phường Xương Huân, TP Nha Trang. Qua kết quả điều tra, 12 học sinh bị ngộ độc thực phẩm đều mua thức ăn tại vỉa hè trước cổng Trường THPT Nguyễn Văn Trỗi. Trước đó, ngày 30/3, 12 học sinh Trường THPT Nguyễn Văn Trỗi ở tỉnh Khánh Hòa bị ngộ độc thực phẩm phải điều trị tại cơ sở y tế. Các học sinh đều có triệu chứng lâm sàng chính đau bụng, tiêu chảy, sốt, buồn nôn... được các bệnh viện chẩn đoán nhiễm trùng đường ruột, nhiễm độc thức ăn do vi khuẩn.
Một học sinh bị ngộ độc sau khi ăn thức ăn trước cổng Trường THPT Nguyễn Văn Trỗi.
Dưới góc độ pháp lý, trao đổi với PV Báo Tri thức và Cuộc sống, Tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường - Trưởng Văn phòng luật sư Chính Pháp (Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho biết, đây là vụ việc ngộ độc thực phẩm rất nghiêm trọng, có thể xâm phạm đến tính mạng của nhiều học sinh, bởi vậy cơ quan chức năng cần quyết liệt vào cuộc làm rõ để xem xét xử lý theo quy định của pháp luật, đồng thời để thực hiện các giải pháp phòng ngừa, tránh những vụ việc tương tự có thể xảy ra. Theo thông tin từ phía cơ quan chức năng, các học sinh này bị ngộ thực phẩm từ thức ăn đường phố, mua tại cổng trường.
Tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường - Trưởng Văn phòng luật sư Chính Pháp (Đoàn luật sư TP Hà Nội)
Luật sư Cường cho biết thêm, cơ quan chức năng đã xác định được cơ sở kinh doanh này, tuy nhiên không lấy được mẫu thức ăn để tiến hành giám định. Căn cứ vào lời khai của chủ cơ sở kinh doanh, lời khai của các em học sinh và kết quả giám định, cơ quan chức năng cũng sẽ xem xét trách nhiệm của đơn vị cung cấp thực phẩm này và làm rõ việc mua thực phẩm, chế biến, bảo quản các loại thực phẩm này được thực hiện như thế nào?
Trong trường hợp các cơ sở kinh doanh này không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm thì cần tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh và xem xét xử lý theo quy định của pháp luật. Tùy vào tính chất mức độ vi phạm mà tổ chức cá nhân vi phạm quy định về an toàn thực phẩm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Cơ quan chức năng sẽ làm rõ nguồn gốc thực phẩm, việc bảo quản, chế biến và kinh doanh thực phẩm này được thực hiện như thế nào. Làm rõ hậu quả mà hoạt động kinh doanh thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đã gây ra đối với các em học sinh để xử lý đối với các tổ chức cá nhân liên quan theo quy định của pháp luật.
Việc không lưu giữ mẫu thực phẩm, không thu giữ được mẫu thực phẩm không phải cơ sở, căn cứ để thoái thác trách nhiệm pháp lý. Căn cứ vào đặc điểm hoạt động kinh doanh, lời khai của chủ kinh doanh, lời khai của nạn nhân và các em học sinh, trích xuất dữ liệu camera là các chứng cứ để xác định nguồn gốc thực phẩm gây ra ngộ độc từ đâu để xem xét xử lý theo quy định của pháp luật.
Cũng theo luật sư Cường, ngoài trách nhiệm pháp lý mà cơ sở, người kinh doanh phải chịu do vi phạm quy định về an toàn thực phẩm thì người vi phạm về an toàn thực phẩm gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe của nạn nhân phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật. Thiệt hại bao gồm chi phí cứu chữa, tiền công người chăm sóc, các chi phí khác phát sinh, bồi thường tổn thất về tinh thần theo quy định của Bộ luật Dân sự.
Qua vụ việc này cơ quan chức năng cũng cần kiểm tra rà soát hoạt động kinh doanh hàng rong, kinh doanh tại các cổng trường học để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn cho các em học sinh. Nhà trường cũng có thể tăng cường các biện pháp kiểm soát, tổ chức căng tin của nhà trường để kiểm soát tốt hơn về nhu cầu cung cấp thực phẩm phải bữa ăn và những nhu yếu phẩm cho học sinh, tránh những vụ việc tương tự có thể xảy ra.
>>> Xem thêm video: Hàng chục bệnh nhân bị ngộ độc sau tiêm botox dạ dày để giảm cân
7 học sinh nhập viện cấp cứu nghi do ăn sáng gần cổng trường
7 em học sinh Trường Tiểu học Tiền Phong 1 (xã Tiền Phong, huyện Quế Phong, Nghệ An) sau khi ăn sáng gần trường đều cùng có các biểu hiện hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, đi ngoài nghi bị ngộ độc thực phẩm.
Thông tin từ Trung tâm y tế huyện Quế Phong, khoảng 9h sáng 21/1, đơn vị tiếp nhận cấp cứu cho 7 học sinh thuộc trường Tiểu học Tiền Phong 1 nghi ngộ độc thực phẩm.
Các em học sinh đang được điều trị tại Trung tâm y tế huyện Quế Phong. Ảnh: Báo GĐ & XH
Trong 7 em thì có 6 em (10 tuổi) đã ăn xôi, trứng, ruốc bông, 1 em (8 tuổi) ăn bánh mì bate trước cổng trường.
Lĩnh 8 năm tù vì tổ chức cho người khác đi nước ngoài trái phép
Nguyễn Văn Hậu móc nối với người đàn ông nước ngoài tổ chức cho 15 công dân Việt Nam vượt biên trái phép sang Đài Loan, nhưng bị chính quyền sở tại phát hiện, trục xuất.
Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh Hà Tĩnh vừa mở phiên tòa xét xử sơ thẩm hình sự đối với bị cáo Nguyễn Văn Hậu (SN 1990, trú thôn Ngọc Sơn, xã Chu Điện, huyện Lục Nam, Bắc Giang) về tội "Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài”.
Theo cáo trạng, vào khoảng đầu năm 2020, Nguyễn Văn Hậu đã liên hệ với một người đàn ông ở Đài Loan tên Vương (Hậu quen biết khi đang lao động tại Đài Loan vào năm 2019, không rõ nhân thân, lai lịch) đặt vấn đề nhờ Vương đưa Hậu sang Đài Loan lao động trái phép. Vương đồng ý và thống nhất với Nguyễn Văn Hậu chi phí đi Đài Loan khoảng 7.000 USD, hình thức đi theo đường tiểu mạch từ Việt Nam sang Trung Quốc rồi lên thuyền vượt biển sang Đài Loan.
Từ một chi tiết trong điện thoại vạch mặt kẻ giết người dã man
Muốn lấy lại sợi dây chuyền đã cầm cố và cướp tiền, Đoàn đã lừa người đàn ông vào khu trang trại rồi ra tay sát hại. Đây cũng là bài học cảnh giác cho nhiều người.
Theo hồ sơ vụ án, tối 9/8/2021, thôn Dũng Cảm, xã Trung Tú, Ứng Hòa, Hà Nội vắng lặng như tờ. Những ngày dịch dã hoành hành, cả Hà Nội đang ở trong trạng thái giãn cách xã hội nên hầu như tất cả người dân đều ở nhà… Vừa ăn cơm tối xong, anh Nguyễn Trung Đ. (SN 1982), trú ở thôn Dũng Cảm, nhận được một cuộc điện thoại. Không nói với người nhà câu nào, anh Đ. lặng lẽ cầm theo một số tiền lớn rồi đi ra cổng. Dưới ánh đèn nhập nhoạng, không ai kịp thấy anh đi với ai, chỉ nghe thấy tiếng xe máy nổ xa dần trên đường vắng. (Ảnh minh họa, nguồn internet)
Kể từ thời điểm nhận cú điện thoại bí ẩn và cầm tiền đi khỏi nhà ấy, anh Đ. không quay về nữa, mọi liên lạc bị cắt đứt. Gia đình đã tìm kiếm anh Đ. nhiều nơi, hỏi han các mối quan hệ, nhưng đều không có kết quả. Sau hai ngày tìm kiếm mà tin tức về chồng vẫn như “bóng chim, tăm cá”, ngày 11/8/2021, chị Vũ Thị H. (vợ anh Đ.) quyết định trình báo công an. Tiếp nhận thông tin, Công an xã Trung Tú nhận định có điều xấu xảy ra với anh Đ. nên báo về Công an huyện Ứng Hòa. (Ảnh minh họa, nguồn internet)