Với Il-78, chiến đấu cơ Trung Quốc như “hổ mọc thêm cánh”

(Kiến Thức) - Nếu Trung Quốc có máy bay tiếp dầu hạng nặng thì hành trình tối đa của máy bay chiến đấu của nước này có thể đạt tới 7.000km.

Theo phương tiện truyền thông nước ngoài, Trung Quốc đang có ý định mua máy bay vận tải Il-76 cũ của Nga, rồi nhờ Ukraine nâng cấp thành biến thể tiếp dầu trên không Il-78.
Tờ Nhân dân Nhật báo cho rằng, trong việc thực hiện nhiệm vụ tầm xa, một chiếc máy bay Il-78 có thể thực hiện tiếp nhiên liệu cho 8 máy bay chiến đấu. Khả năng hành trình tối đa của máy bay Il-78 khoảng 7.300 km. Nếu Không quân Trung Quốc sở hữu loại máy bay tiếp dầu này, thì khả năng hành trình của máy bay chiến đấu của Trung Quốc được nâng lên khoảng 7.000 km. Điều này đồng nghĩa với việc nâng cao khả năng cơ động và vận chuyển tầm xa của Trung Quốc.
Chuyên gia quân sự Đỗ Văn Long nhận định, nếu khả năng tiếp tế yếu thì những chiếc máy bay ném bom chiến lược và máy bay cảnh báo sớm có mạnh tới cỡ nào thì cũng không đủ. Chính vì vậy, cần đồng bộ phát triển những trạm tiếp dầu trên không mới có thể nâng cao khả năng tác chiến tầm xa.
Máy bay tiếp dầu trên không Il-78.
Máy bay tiếp dầu trên không Il-78.
Ngoài việc mua Il-78, Trung Quốc tính toán biến vận tải cơ Y-20 thành máy bay tiếp dầu trên không tầm xa.
Nhân dân Nhật báo cho biết, chương trình Y-20 nhằm phát triển máy bay vận tải động cơ phản lực tầm xa hạng nặng, với kinh phí 20 tỷ NDT (trên 3 tỷ USD), là ưu tiên hàng đầu trong “Chương trình Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia dài hạn (2006-2020)”. Về tính đa dụng, Y-20 tương đương IL-76: là máy bay tiếp dầu, đồng thời là máy bay cảnh báo sớm trên không. Y-20 có thể phục vụ như một máy bay tiếp dầu cho máy bay tiêm kích cỡ lớn J-11, J-20, máy bay chiến thuật J-10 và J-31.
Việc tập đoàn máy bay Tây An chế tạo thành công các máy bay tiếp dầu H-6U Badger cải tiến từ máy bay ném bom H-6 cho thấy tiềm năng của tập đoàn này trong việc độc lập phát triển khả năng tiếp dầu cho Y-20. Nó cũng có thể là một trạm nhiên liệu trên không cho các máy bay ném bom tầm xa cỡ lớn, máy bay vận tải và máy bay tuần tra.

Xem UAV X-47B cất hạ cánh trên tàu sân bay thứ 2

(Kiến Thức) - UAV tàng hình thử nghiệm X-47B đã thực hiện cuộc cất hạ cánh thành công trên tàu sân bay USS Theodore Roosevelt (CVN-71) của Hải quân Mỹ.

Hải quân Mỹ ngày 9/11 đã hoàn thành các cuộc thử nghiệm cất cánh và hạ cánh thành công UAV X-47B trên tàu sân bay USS Theodore Roosevelt (CVN-71). Đây là chiếc tàu sân bay thứ 2 mà X-47B thử nghiệm sau các cuộc cất hạ cánh trên tàu sân bay USS George H.W. Bush (CVN-77).
 Hải quân Mỹ ngày 9/11 đã hoàn thành các cuộc thử nghiệm cất cánh và hạ cánh thành công UAV X-47B trên tàu sân bay USS Theodore Roosevelt (CVN-71). Đây là chiếc tàu sân bay thứ 2 mà X-47B thử nghiệm sau các cuộc cất hạ cánh trên tàu sân bay USS George H.W. Bush (CVN-77).

Nhận diện 5 “át chủ bài” Trung Quốc trong xung đột biển

(Kiến Thức) - Tiêm kích J-10, J-11, J-16 và máy bay cảnh báo KJ-200, KJ-2000 sẽ là “5 át chủ bài” trong cuộc xung đột tương lai trên biển của Trung Quốc.

Trả lời phỏng vấn báo giới, khi được hỏi về việc Không quân Trung Quốc sẽ sử dụng những loại máy bay chiến đấu nào trong cuộc xung đột trên biển trong tương lai, chuyên gia quân sự Trung Quốc Đỗ Văn Long đã đưa ra nhận định: “Trung Quốc sẽ kết hợp sức mạnh của các máy bay chiến đấu và máy bay cảnh báo sớm bao gồm J-10, J-11, J-16, KJ-200 và KJ-2000. Như vậy sẽ có thể kiểm soát được phạm vi rộng không phận trên biển, đồng thời cũng tạo thành khả năng tấn công mục tiêu đối phương, các loại vũ khí được trang bị cho máy bay có thể hình thành chuối tấn công tương đối hợp lý. Riêng về năng lực khống chế trên biển, Trung Quốc sẽ phối hợp sức mạnh của những máy bay chiến đấu đối hạm, tên lửa, đạn pháo và các máy bay chiến đấu cảnh báo sớm”.
 Trả lời phỏng vấn báo giới, khi được hỏi về việc Không quân Trung Quốc sẽ sử dụng những loại máy bay chiến đấu nào trong cuộc xung đột trên biển trong tương lai, chuyên gia quân sự Trung Quốc Đỗ Văn Long đã đưa ra nhận định: “Trung Quốc sẽ kết hợp sức mạnh của các máy bay chiến đấu và máy bay cảnh báo sớm bao gồm J-10, J-11, J-16, KJ-200 và KJ-2000. Như vậy sẽ có thể kiểm soát được phạm vi rộng không phận trên biển, đồng thời cũng tạo thành khả năng tấn công mục tiêu đối phương, các loại vũ khí được trang bị cho máy bay có thể hình thành chuối tấn công tương đối hợp lý. Riêng về năng lực khống chế trên biển, Trung Quốc sẽ phối hợp sức mạnh của những máy bay chiến đấu đối hạm, tên lửa, đạn pháo và các máy bay chiến đấu cảnh báo sớm”.