Vô tình dạy con dối trá

Vừa tuột xuống xe, Tý (hơn 10 tuổi) đã hí hửng chạy khoe “chiến công” to lớn: lừa được cảnh sát giao thông.

Nhác thấy chiếc “bồ câu”, mẹ giục Tý giả bộ đau bụng quằn quại, chở đi cấp cứu. Nghe mẹ năn nỉ, con kêu rên, cảnh sát cho đi, không phạt lỗi lưu thông ngược chiều, chở ba. Mẹ khen Tý khôn lanh, mưu trí, diễn giỏi. Tý cười híp mắt. Hàng ngày đến trường, nhà Tý vẫn vô tư tống ba, chạy ngược chiều vì đã có “chiêu độc” để đối phó.
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
Mấy tháng trước, suýt bị phạt xe không có kính chiếu hậu, mẹ Tý vội mở cốp xe lấy ra một cái bọc đựng kính xe đã bể nát. Chìa cái bọc cho cảnh sát xem, mẹ giải trình rằng lúc nãy mới bị va quẹt bể kính, đang chạy tìm chỗ gắn kính mới. Tý tròn xoe mắt nhìn mẹ, nhận thấy ám hiệu từ mắt mẹ, Tý cũng nói hùa: “Ờ, đúng rồi, mới té xe trầy chân con nè!”. Mẹ và Tý “song kiếm hợp bích” thật ăn rơ. Hiệu quả tức thì, cảnh sát chỉ nhắc nhở hai mẹ con rồi cho đi. Vụ va quẹt, bể kính chiếu hậu là có thật, nhưng đã xảy ra… hai tuần trước.
Những lần cả nhà đi xem kịch, phim, ca nhạc hoặc vào khu vui chơi, giải trí, mẹ thường giấu bớt tuổi của Tý để mua được vé rẻ hơn. “Họ có kiểm tra giấy tờ đâu mà biết!” - mẹ Tý nói. Tôi, cô của Tý cảm thấy bất bình trước kiểu dạy con ấy. Ở những địa điểm vui chơi, dựa vào chiều cao của khách hàng để bán vé phù hợp, mẹ nhắc Tý khi qua cổng chớ đứng thẳng lưng, cứ khum khum xuống cho thấp lại.
Mẹ Tý không hề lo lắng trước những biểu hiện của con. Thậm chí, còn khuyến khích, tạo điều kiện để Tý “hơn các bạn trang lứa… hai, ba cái đầu”, mai này ra đời không bị thua thiệt! Đôi khi vì cái lợi trước mắt, vô tình mẹ Tý đã dạy con dối trá.

Đàn ông làm việc nhà giỏi hơn phụ nữ

Ngày càng nhiều đàn ông tin rằng họ làm việc nhà giỏi hơn phụ nữ. Vì đàn ông khỏe và nhanh nhẹn hơn, họ lau nhà nhanh hơn...

“Việc đàn bà”

Dạy con tiêu tiền bằng cách giao việc và “trả lương“

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa. 

Cha mẹ có thể dạy con kiếm tiền bằng cách giao việc và "trả lương". Con có thể dùng khoản tiền kiếm được vào việc mua đồ dùng học tập, đồ chơi hoặc đồ dùng sinh hoạt dưới sự tư vấn, giám sát của cha mẹ. Ví dụ, mỗi khi đi siêu thị, nhà sách cùng cha mẹ, trẻ có thể được phép tiêu 50.000 - 100.000đ để mua đồ nếu muốn. Qua đó trẻ sẽ học cách cân nhắc nên mua sắm thế nào cho vừa đủ với món tiền ít ỏi đó. 

“Cơm nguội” của chồng

“Vợ là cơm nguội của ta, nhưng lại là phở của cha láng giềng”. Không biết khi chê bai như thế, các ông chồng có chịu khó tìm hiểu nguyên nhân vì sao không?

Theo vợ, vì các ông chồng có bao giờ chịu nhìn ngắm vợ nhà, trong khi lại rất hứng thú ngắm... “cơm nguội” của cha láng giềng.