![]() |
Ảnh minh họa. |
![]() |
Ảnh minh họa. |
Mạng xã hội hay facebook đã không còn xa lạ với nhiều cặp vợ chồng. Trong cuộc sống hằng ngày của họ, mạng xã hội đã trở thành nơi chia sẻ, giãi bày nhiều tình cảm, tâm sự... Nhưng, từ đây nhiều rắc rối cũng nảy sinh.
Sau khi trúng quả đậm từ một hợp đồng làm ăn, anh Mai Văn Lâm (ở Quảng Nam) hí hửng sắm cho mình và vợ 2 chiếc ipad đời mới nhất và “lên đời” luôn 2 chú “dế” với đầy đủ tính năng. Từ hồi có mấy chiếc máy “công nghệ cao”, vợ chồng anh cài đủ loại phần mềm xem phim, đọc báo, facebook, gọi điện gửi tin nhắn có hình... Thi thoảng, anh chị còn “chat chít”, gửi tin nhắn hình kiểu “xì tin” mùi mẫn cho nhau, rồi cùng viết facebook kể về những chuyến đi chơi, những câu chuyện tình cảm từ hồi “ngày xửa ngày xưa”. Ban đầu, họ có cảm giác, những vật vô tri vô giác ấy đang giúp “hâm nóng” tình cảm vợ chồng.
![]() |
Ảnh minh họa. |
Cứ thế, các rắc rối xung quanh những chiếc máy “công nghệ cao” của vợ chồng chị càng thêm phức tạp. Một hôm, vừa bước chân vào nhà, chị đã thấy chồng giận giữ: “Tôi không ngờ hồi sinh viên cô lại là cái loại “lẳng lơ” như thế. Bây giờ vẫn còn “lưu luyến” tình cũ lắm, thảo nào mà suốt ngày “ôm” cái điện thoại chụp ảnh “tự sướng” làm dáng. Chưa kịp hiểu đầu đuôi câu chuyện, anh Lâm đã quăng chiếc ipad xuống bàn. Cầm lên chị thấy màn hình máy tính bảng đang hiện ra mấy bức ảnh hồi sinh viên của chị chụp với các bạn nam trong lớp.
Thì ra, chính cái “phây” do nhóm cựu sinh viên trong lớp chị lập ra đã “bán đứng” chị. Từ hồi chơi “phây”, chị Thu tìm được nhiều bạn bè hồi sinh viên từ lâu đã không còn liên lạc được do mỗi đứa mỗi nơi. Nhóm bạn của chị lập ra một trang Facebook lớp đại học để cùng ôn lại kỷ niệm. Hôm ấy, bạn trai cũ của chị “xuất hiện” đăng mấy bức ảnh “tình củm” ngày xưa của hai người và viết một “status” tâm sự về những tình cảm dành cho nhau. Không ít bạn nam khác trong lớp cũng đăng lên những bức ảnh chụp cùng chị rồi “comment” bàn luận về mối tình nên thơ ngày ấy. Trong mắt mọi người, tất cả chỉ là kỷ niệm đẹp một thời. Hồi sinh viên nghịch ngợm, chụp ảnh đôi khi cũng bá vai, quàng cổ, giả vờ đang “mi” nhau. Nhưng không ngờ, với anh, nó lại là một minh chứng cho sự “lẳng lơ”, không đoan chính trong quá khứ của vợ.
Vậy là “khẩu chiến” giữa hai vợ chồng xảy ra, không ai chịu nhịn, bỏ qua cho nhau. Do đó, cuộc sống gia đình anh chị luôn trong tình trạng căng thẳng. Nhận thấy tổ ấm có nguy cơ tan vỡ, anh chị phải tìm đến chuyên gia tư vấn tâm lý. Sau khi nghe anh chị giãi bày, chuyên gia tư vấn cho rằng, lỗi lớn nhất của 2 người là không biết giữ gìn thế giới thực và sa đà vào thế giới “ảo”. Cả 2 đều bị cuốn vào “phây” đến mức hạn chế trao đổi trực tiếp với nhau dẫn đến việc nghi ngờ, sứt mẻ tình cảm vợ chồng...
May mà đến nước này, vợ chồng chị Thu kịp nhận ra sai lầm của mình. Suýt nữa thì hạnh phúc tan vỡ chỉ vì mải mê “chém gió” trên Facebook.
![]() |
Ảnh minh họa. |
Trong gia đình, theo quan niệm truyền thống, người vợ “yếu” hơn chồng là điều bình thường; ngược lại, chồng “yếu” hơn vợ thì khác thường. Bây giờ, khi vai trò phụ nữ được nâng cao, người vợ “mạnh” hơn chồng âu cũng điều dễ hiểu. Khi chấp nhận rằng người đàn ông có điểm yếu và yếu thế hơn vợ, thay vì cố tìm cách “mạnh” lên thì hoàn toàn có thể xem đó là một “lợi thế” và nên “tận dụng” lợi thế đó.
Anh bạn tôi làm thợ may, khách quen cũng khá. Vợ anh làm việc cho một công ty nước ngoài, có thu nhập cao. Về tài chính, anh tự nhận mình “lép” hơn vợ. Làm việc tại nhà, anh có thì giờ đưa đón con, nấu nướng, giặt giũ và nhiều việc nhà khác đều do anh đảm trách. Mọi người bảo, anh cứ để tình trạng như vậy thì vợ sẽ “cưỡi cổ” mất, nhưng anh cười: “Mình yếu mặt này thì mạnh việc kia. Bà xã mà chê bai chồng thì mình bảo “đổi vai”, bả chạy liền!”. Bởi vậy, vợ anh tuy có lúc hơi mặc cảm là chồng mình thua kém, nhưng nghĩ kỹ lại thì chính nhờ anh mà bản thân có sự nghiệp hơn nhiều bạn bè khác. Sự ngầm phân công đó diễn ra êm ấm suốt nhiều năm qua, vì cả hai đang thấy được mặt mạnh và cả mặt yếu của mình và bằng lòng với điều đó.
![]() |
Ảnh minh họa. |
Vậy mới nói, người chồng “yếu thế” hơn vợ nên tận dụng “lợi thế” của mình là sự trung thực và bằng lòng với điều kiện vốn có một cách khéo léo. Bởi mỗi người sinh ra đều có điểm mạnh, điểm yếu đặc thù không dễ gì thay đổi được, vì vậy nên hiểu điều đó và dung hòa giữa các mối quan hệ gia đình. Đâu phải hễ đàn ông chăm lo việc nhà thì trở nên yếu thế, và dù có yếu thế cũng đâu có nghĩa là không hạnh phúc? Cũng không phải ở gia đình nào mà người phụ nữ “mạnh” hơn chồng thì đều phát sinh bi kịch. Vấn đề là phải hài hòa giữa điểm mạnh và yếu của mỗi người để đạt mục tiêu chung trong việc vun bồi hạnh phúc và nuôi dạy con cái.
Ông bà ta dạy “khôn ngoan chẳng lọ thật thà”, trong quan hệ gia đình, thật thà với điểm yếu của mình lắm khi là một “chước” hay, thay vì cố giấu diếm, chỉ khoe điểm mạnh, để rồi thất vọng về nhau. Sự thật thà này nên bắt đầu trước khi lấy nhau, thay vì cố che đậy, đến khi “lộ nguyên hình” thì ai nấy đều thấy bẽ bàng.