Vỡ đập thủy điện tại Lào, hàng trăm người thiệt mạng, mất tích

(Kiến thức) - Hàng trăm người thiệt mạng và mất tích, khi đập thủy điện Xepian-Xe Nam Noy ở Đông Nam Lào bất ngờ vỡ trong đêm 23/7 do mưa lớn kéo dài trong nhiều ngày.

Mời độc giả xem video: Hiện trường vụ vỡ đập thủy điện Xepian-Xe Nam Noy ở Đông Nam Lào. (nguồn The Guardian)

Theo Bangkok Post đưa tin ngày 24/7, hàng trăm người mất tích và nhiều người được cho là đã thiệt mạng trong vụ vỡ đập thủy điện Xepian-Xe Nam Noy xảy ra tại tỉnh Attapeu, Đông Nam Lào, tối 23/7.
Hãng thông tấn nhà nước Lào (KPL) cho biết vụ vỡ đập thủy điện xảy ra vào 20 giờ tối ngày 23/7, khiến 5 tỷ m3 nước tương đương hơn 2 triệu hồ bơi đạt chuẩn Olympics tràn xuống vùng hạ lựu khiến 1.300 hộ dân mất nhà cửa ảnh hưởng trực tiếp tới 6.600 người.
Hiện tại, lực lượng cứu hộ Lào vẫn chưa thể xác định được số người mất tích hay thiệt mạng sau thảm họa đêm 23/7, tính tới chiều ngày 24/7 phía Lào chỉ mới tìm thấy 28 thi thể của nạn nhân. Do xảy ra vào bên đêm rất có thể con số thương vong còn sẽ tăng lên trong những ngày tới khi nước bắt đầu rút hẳn.
Vo dap thuy dien tai Lao, hang tram nguoi thiet mang, mat tich
 Đồ họa vị trí thủy đập thủy điện Xepian-Xe Nam Noy tại tỉnh Attapeu , Đông Nam Lào. Ảnh: The Guardian.
Theo KPL ngay sau khi xảy ra vụ việc Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith đã dẫn đầu đoàn công tác xuống trực tiếp hiện trường huyện Sanamxay nơi chịu thiệt hại nặng nhất trong khi đập thủy điện Xepian-Xe Nam Noy vỡ để chỉ đạo cứu hộ, cứu trợ sau vụ vỡ đập gây ngập úng ở 6 làng thuộc huyện này.
Nguyên nhân của thảm họa trên ban đầu được xác định là do mưa lớn kéo dài nhiều ngày trên vùng thượng nguồn, dẫn tới lũ lớn đổ về đập thủy điện Xepian-Xe Nam Noy.
Theo ông Mai Khắc Tú, thư ký của đại sứ Việt Nam tại Lào, xác nhận Đại sứ quán Việt Nam tại Lào đã tiếp nhận được thông tin vỡ đập thủy điện Xepian-Xe Nam Noy ở tỉnh Attapeu và một số bản chịu ảnh hưởng của vụ vỡ đập có người Việt sinh sống, nhưng không rõ số lượng.
"Chúng tôi đang làm việc với các cơ quan chức năng của Lào và cơ quan đại diện của Việt Nam tại địa phương để xác minh có nạn nhân người Việt hay không. Hiện chưa có thông tin cụ thể, chính xác về thương vong của vụ tai nạn", ông Tú nói.
Theo truyền thông Lào, chính quyền tỉnh Attapeu đã kêu gọi sự giúp đỡ từ chính quyền các tỉnh lân cận cũng như từ người dân cho vùng chịu ảnh hưởng của vụ vỡ đập. Trong khi đó hàng nghìn binh sĩ Lào cũng đã được triển khai tới tỉnh này để hỗ trợ công tác cứu hộ, tìm kiếm cứu nạn cũng như cung cấp nhu yếu phẩm cho người dân.
Vo dap thuy dien tai Lao, hang tram nguoi thiet mang, mat tich-Hinh-2
Biển nước tại huyện Sanamxay khi nhìn từ trên cao, sau vụ vỡ đập thủy điện đêm 23/7. Ảnh: Twitter.
Dự án đập thủy điện tỷ USD
Trên website của Công ty Năng lượng Xepian-Xe Nam Noy (viết tắt PNPC) chủ đầu tư của đập thủy điện Xepian-Xe Nam Noy cho biết, đập thủy điện này dự kiến sẽ đi vào hoạt động trong năm 2019, có công suất thiết kế 410 MW, ước tính cung cấp khoảng 1.860 GWh điện/năm khi đưa vào sử dụng.
Theo kế hoạch, khoảng 90% lượng điện sản xuất ra sẽ được xuất khẩu sang Thái Lan, phần còn lại được phân phối tại địa phương.
Được biết, PNPC là công ty liên doanh được thành lập vào tháng 3/2012 giữa một doanh nghiệp nhà nước Lào với một số công ty Hàn Quốc và Thái Lan. Công trình thủy điện này, ước tính tiêu tốn 1,02 tỷ USD, là dự án BOT đầu tiên được thực hiện bởi các doanh nghiệp Hàn Quốc tại Lào.
Trong nhiều năm qua, Lào đã xây dựng hoặc lên kế hoạch xây dựng nhiều nhà máy thủy điện, đặc biệt là trên sông Mekong, gây quan ngại cho các nước ở hạ lưu sông vì những tác động tiêu cực đến môi trường và nghề cá. Lượng điện này hầu hết được bán sang các nước láng giềng như Thái Lan.

Hành khách kể lại khoảnh khắc máy bay Trung Quốc rơi tự do 7.600 m

Phi công Air China khi hút thuốc lá điện tử đã tắt hệ thống dẫn khí dẫn đến sự cố máy bay giảm dưỡng khí và hạ cao độ hơn 7.600 m khiến hành khách trải qua khoảnh khắc nhớ đời.

Gần 30 phút sau khi chuyến bay số hiệu CA106 đi Đại Liên, Liêu Ninh, cất cánh rời sân bay Hong Kong, luật sư Eugene Chow cùng 152 hành khách còn lại kinh hoàng nhận ra chiếc máy bay của Air China đang giảm cao độ nhanh chóng mặt.

Hình ảnh vỡ đập kinh hoàng ở Brazil

(Kiến Thức) - Sự cố vỡ đập hồ chứa nước thải tại một khu mỏ quặng sắt ở Brazil đã khiến ít nhất 17 người thiệt mạng và hàng chục người mất tích.

Hinh anh vo dap kinh hoang o Brazil
Sự cố vỡ đập hồ chứa nước thải tại khu mỏ quặng sắt thuộc sở hữu của tập đoàn Vale và BHP Billiton xảy ra vào ngày 6/11, khiến nước thải và lũ bùn tràn vào thị trấn Bento Rodrigues, Brazil. 

Hinh anh vo dap kinh hoang o Brazil-Hinh-2
Cây cối bao phủ bởi lớp bùn sau sự cố vỡ đập. Truyền thông địa phương dẫn lời giới chức ở thành phố Mariana cho hay có tới 80% diện tích Bento Rodrigues chìm trong bùn. 

Hinh anh vo dap kinh hoang o Brazil-Hinh-3
Người công nhân đang cố cứu một chú ngựa bị ngập sâu trong lớp bùn. 

Hinh anh vo dap kinh hoang o Brazil-Hinh-4
 Quang cảnh thị trấn Bento Rodrigues ngày 6/11.

Hinh anh vo dap kinh hoang o Brazil-Hinh-5
Chiếc ô tô buộc phải quay đầu vì con đường đã đã bị lớp bùn phong tỏa. 

Hinh anh vo dap kinh hoang o Brazil-Hinh-6
Lực lượng cứu hỏa địa phương xác nhận ít nhất đã có 17 người thiệt mạng, hơn 50 người bị thương và số người mất tích lên đến hơn 40 người sau thảm họa vỡ đập. 

Hinh anh vo dap kinh hoang o Brazil-Hinh-7
 Lực lượng cứu hộ đang kéo một chú ngựa bị mắc kẹt trong bùng ở thị trấn Bento Rodrigues.

Hinh anh vo dap kinh hoang o Brazil-Hinh-8
Khung cảnh tiêu điều ở thị trấn Bento Rodrigues. 

Hinh anh vo dap kinh hoang o Brazil-Hinh-9
 Một gia đình phải sơ tán sau sự cố vỡ đập ngày 6/11.

Hinh anh vo dap kinh hoang o Brazil-Hinh-10
 Lũ bùn tràn ngập ở Mariana.

Hinh anh vo dap kinh hoang o Brazil-Hinh-11
 Nhiều tòa nhà bị bao phủ bởi lớp bùn dày.

Hinh anh vo dap kinh hoang o Brazil-Hinh-12
 Một chuyên gia thuộc Ủy ban Quản lý đập của Brazil cho hay đây “có thể là sự cố vỡ đập nghiêm trọng nhất trong lịch sử Brazil”.