Vỡ đập thủy điện ở Lào: Người Việt ùn ùn về nước tránh lũ
Sau khi xảy ra vụ vỡ đập thủy điện tại Lào khiến nhiều vùng bị ngập nước, các chuyến xe chở khách từ biên giới Lào về Việt Nam chở đầy hành khách. Đa phần trong số này là những công nhân làm cho các công ty bên nước bạn.
Thông tin mới nhất vụ vỡ đập thủy điện tại Lào, Người Lao động cho hay:
Ngày 25/7, có mặt tại khu vực Cửa khẩu quốc tế Bờ Y (huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum), phóng viên ghi nhận đông đảo người Việt Nam từ phía nước bạn Lào làm thủ tục nhập cảnh về nước sau sự cố vỡ đập thủy điện.
Các chuyến xe chở khách từ biên giới Lào về Việt Nam chở đầy hành khách. Đa phần trong số này là những công nhân làm cho các công ty bên nước bạn. Ngoài ra, nhiều xe gia đình chở theo nhiều đồ đạc cũng nhập cảnh vào trong nước.
Nhiều người dân đang chờ làm thủ tục nhập cảnh vào trong nước
Chị Cao Thị Tương (quê Đắk Lắk), một công nhân đang làm công nhân tại tỉnh Attapeu (Lào), vừa nhập cảnh vào trong nước, cho biết khi đập thủy điện bị vỡ, chị đang ở trong nông trường cách thủy điện một con sông, bất ngờ nghe được người cùng làm thông báo nước sông đang dâng lên cuồn cuộn và hô hoán mọi người chạy ngay lên vùng cao. Chị vội vàng chạy lên được 1 ngọn đồi. "Đến hôm sau tôi nhìn lại, một biển mênh mông nước. May là chạy thoát" - chị Cao Thị Tương nói với giọng vẫn còn hốt hoảng và cho biết đang trên đường về lại Đắk Lắk.
Nhiều xe khách làm thủ tục nhập cảnh vào trong nước chở đầy khách
Bà Bùi Thị Lịch, bán hàng nước gần Trạm kiểm soát về nội địa Cửa khẩu Bờ Y, nói trong hai ngày nay, lượng người nhập cảnh về trong nước đông hơn mọi khi. "Tôi nghe những người khách ghé uống nước kể lại vỡ đập thủy điện, nước ngập sâu tại Attapeu nên về nhà để tránh lũ" - bà Lịch nói.
Bà Bùi Thị Lịch, người bán hàng nước gần trạm kiểm soát vào nội địa, cho biết
Chiều 25-7, trao đổi qua điện thoại với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Sengpphaylin Chanthavisouk, Trưởng Phòng Xây dựng Đảng – Ban Tổ chức Attapeu (Lào), cho biết hiện mực nước ở vùng thủy điện đang bắt đầu rút. Việc cứu hộ vẫn đang được tiến hành khẩn trương. Nhiều nhà cửa bị nước ngập đã không còn ở được.
"Chúng tôi đang khẩn trương đưa những người ở vùng lũ đến tại các khu tập trung an toàn. Ảnh hưởng do vỡ đập thủy điện là rất lớn, có nhiều người chết và hiện đang mất tích. Riêng người Việt Nam ở gần khu vực thủy điện vỡ rất ít" - ông Sengpphaylin Chanthavisouk nói.
Trong một diễn biến khác, Tập đoàn HAGL có thông báo đã thuê máy bay trực thăng từ Viêng Chăn xuống Pakse để cứu 26 công nhân và người nhà đang bị mắc kẹt trong các nông trường cao su ra nơi an toàn.
Đoàn y, bác sĩ của Tập đoàn HAGL đã đặt chân đến nước bạn Lào vào chiều nay
Trong ngày 25-7, Tập đoàn HAGL đã cử đoàn 10 người gồm y, bác sĩ và điều dưỡng giỏi từ Bệnh viện HAGL sang phối hợp với Bệnh viện Attapeu để cứu chữa, điều trị các nạn nhân. Bên cạnh đó, tập đoàn này đã chuyển 100.000 gói mì ăn liền, 50 tấn gạo, 2.000 bộ quần áo, 100 túi đựng xác chuyên dùng trong y tế, thuốc men và các vật dụng cần thiết khác để hỗ trợ cho phía bạn Lào.
Bao giờ nước từ vụ vỡ đập thủy điện Lào về tới VN?
(Kiến Thức) - Thảm họa vỡ đập thủy điện ở Lào cách biên giới đoạn cửa sông ở đồng bằng sông Cửu Long khoảng 650km, ít nhất phải 3 ngày nữa mực nước tại cửa sông Cửu Long tại biên giới theo tính toán sơ bộ sẽ lên cao hơn khoảng 3-5cm.
Trao đổi với báo chí về sự cố vỡ đập thủy điện ở Lào, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Việt Nam, ông Hoàng Văn Thắng thông tin, đây là con đập đang trong quá trình thi công. Dung tích thiết kế là 1,034 tỷ m3, đập đang trong quá trình bắt đầu tích nước. Tuy nhiên, lượng nước tích được hiện nay chưa ai xác định được nên chưa thể có thông số chính xác.
Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, các cơ quan khoa học của Việt Nam đã tính toán từ lưu lượng nước về từ thủy điện chặn dòng. Theo đó, các nhà khoa học đánh giá, khi nước về đến Tân Châu, Châu Đốc (An Giang) có thể mực nước ở khu vực này sẽ dâng lên khoảng 5 cm so với hiện nay, hiện phía Việt Nam vẫn đang giám sát rất chặt mọi diễn biến.
Người dân Lào leo lên mái nhà tránh dòng nước vỡ đập.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT - ông Hoàng Văn Thắng cho biết: “Với các dữ liệu lưu lượng nước về hiện nay, thủy điện này mới chỉ tích được khoảng trên 500 triệu m3 và khi về đến Việt Nam, có thể chỉ làm dâng thêm 5 cm ở khu vực Tân Châu, Châu Đốc. Đây là kịch bản tính sơ bộ, còn hiện tại các cơ quan đang giám sát chặt diễn biến sự cố này để có ứng phó kịp thời”.
Còn theo tính toán của Ủy hội sông Mê Kông, hiện tại chưa rõ chính xác lượng nước xả ra thực tế của sự cố này là bao nhiêu m3. Tuy nhiên theo tính toán, với nước xả ra từ sự cố vỡ đập thủy điện này, mực nước tại hệ thống sông ở đồng bằng sông Cửu Long có thể lên khoảng 4-5cm so với mực nước hiện tại ở sông Hậu tại Tân Châu, Châu Đốc.
Do đó, sự cố này nhìn chung không ảnh hưởng nhiều tới lưu vực sông Cửu Long của Việt Nam. Song, hiện Ủy hội sông Mê Kông đang theo dõi và tính toán thêm các số liệu thực tế.
Tron khi đó, ông Nguyễn Văn Tỉnh - Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi - Bộ NN&PTNT cho biết, ngay khi nhận được thông tin, Tổng cục Thủy lợi đã chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ theo dõi sát sao diễn biến của sự cố này và có sự tính toán sơ bộ lượng nước sẽ đổ về ĐBSCL trong những ngày tới.
"Đập thủy điện Xe Pian-Xe Namnoy cách biên giới đoạn cửa sông Cửu Long ở khu ĐBSCL khoảng 650km, ít nhất phải 3 ngày nữa mực nước tại cửa sông Cửu Long tại biên giới theo tính toán sơ bộ sẽ lên cao hơn khoảng 3-5cm. Ngoài ra, các sông ở ĐBSCL đang có mực nước thấp nên có thể nói sự cố vỡ đập thủy điện Xe Pian-Xe Namnoysẽ không ảnh hưởng nhiều đến khu vực này" - Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi cho hay.
Trước đó, Hãng thông tấn Laos News Agency cho biết, sự cố xảy ra tại đập thủy điện Xepian-Xe Nam Noy ở tỉnh Attapeu, đông nam Lào vào cuối ngày 23/7 khiến hàng tỷ mét khối nước thoát ra ngoài. Nguồn tin cho biết thêm, sự cố vỡ đập khiến hàng trăm người mất tích và một số người thiệt mạng, song hiện chưa rõ con số cụ thể.
Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ nhân dân Lào khắc phục sự cố vỡ đập thủy điện
Liên quan sự cố xảy ra tại đập thủy điện Xepian-Xe Nam Noy ở tỉnh Attapeu, đông nam Lào vào cuối ngày 23/7, ngay sau khi có thông tin đập thủy điện ở tỉnh Attapeu bị vỡ, ngày 24/7, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có điện thăm hỏi gửi Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Bounnhang Vorachith và Thủ tướng Chính phủ Lào Thongloun Sisoulith; Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã có điện thăm hỏi gửi Bộ trưởng Ngoại giao Lào Saleumxay Kommasith.
Cùng ngày, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã điện đàm với Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith và khẳng định Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ nhân dân Lào anh em khắc phục hậu quả.
Bộ Ngoại giao đã chỉ đạo các Cơ quan đại diện Việt Nam tại Lào theo dõi sát tình hình, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng sở tại để cập nhật thông tin về người Việt Nam hoặc kiều bào tại khu vực bị ảnh hưởng, đồng thời sẵn sàng có các biện pháp hỗ trợ trong trường hợp có người bị ảnh hưởng.
Theo Bộ Ngoại giao, trong trường hợp cần thiết, đề nghị liên hệ số điện thoại bảo hộ công dân tại Lào 008562096106775 hoặc tại Việt Nam 0084981848484.
Bộ Ngoại giao Việt Nam đã chính thức thông tin về vụ vỡ đập thủy điện Xe-Pian Xe-Namnoy tại Lào. Theo đó, cán bộ ngoại giao Việt Nam tại tỉnh Pakxe cho biết đã có mặt ở hiện trường. Cho tới thời điểm hiện tại, vẫn chưa có bất kỳ báo cáo nào về việc có nạn nhân là người Việt Nam hay không. Tuy nhiên, Đại sứ quán Việt Nam đang và sẽ phối hợp với giới chức Lào để tiến hành công tác bảo hộ công dân nếu có công dân Việt bị ảnh hưởng trong vụ vỡ đập thủy điện.
(Kiến Thức) - Bác sĩ Hoàng Công Lương cho hay, mình đã bị thu hồi giấy phép hành nghề khoảng 1 tuần nay. Việc này là đúng theo luật vì khi bị truy tố trách nhiệm hình sự, Sở Y tế sẽ tạm thời thu hồi giấy phép.
Ngày 25/7, thông tin bất ngờ tới báo chí, bác sĩ Hoàng Công Lương - một trong 3 bị cáo vụ án tai biến y khoa chạy thận nhân tạo ở BVĐK Hòa Bình cho biết hiện mình đã bị thu hồi giấy phép hành nghề.
“Tôi nhận được quyết định thu hồi giấy phép hành nghề khoảng 1 tuần nay. Tạm thời tôi sẽ không được hành nghề chữa bệnh. Theo luật thì khi bị truy tố trách nhiệm hình sự, Sở Y tế sẽ tạm thời thu hồi Giấy phép hành nghề. Sau đó nếu các cơ quan tố tụng xác định không có tội sẽ trả lại giấy phép hành nghề cho tôi”, bác sĩ Hoàng Công Lương nói.