Vinashin chết, SBIC khai sinh: lộ sáng sự thật gì?

(Kiến Thức) - Chuyển đổi Vinashin thành SBIC cho thấy  mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước thất bại. SBIC sẽ phải gánh khoản nợ khổng lồ của Vinashin, vậy trả thế nào?

Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin) đã chính thức bị "khai tử" để chuyển sang mô hình hoạt động mới, mô hình tổng công ty với tên gọi là Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (tên giao dịch quốc tế là Shipbuilding Industry Corporation, viết tắt là SBIC).
 
Trao đổi với Kiến Thức về việc Vinashin chuyển đổi thành tổng công ty, tiến sĩ Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý kinh tế trung ương cho biết: Đây là một bước đi tích cực và đúng đắn trong quá trình tái cơ cấu lại các tập đoàn kinh tế nhà nước. Vinashin đã chấm dứt mô hình hoạt động tập đoàn không mang lại hiệu quả lâu nay. Tuy nhiên, việc Vinashin chuyển thành tổng công ty cũng là sự thừa nhận thất bại trong việc thí điểm mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước.
Tiến sĩ Doanh cho biết, việc chuyển đổi Vinashin thành tổng công ty sẽ giải quyết được hai vấn đề, một là năng lực quản trị phù hợp với quá trình chuyển đổi, hai là việc chuyển đổi cũng tạo ra những điều kiện thuận lợi nhất định trong tái cơ cấu nợ của Vinashin. SBIC sẽ phải gánh khoản nợ khổng lồ của Vinashin.
Tuy nhiên, tiến sĩ Doanh cũng cho rằng, việc chuyển Vinashin thành tổng công ty chỉ là một bước đi quá độ, bởi vì để cải tổ lại doanh nghiệp nhà nước và các tập đoàn thì đòi hỏi vấn đề lớn lớn hơn rất nhiều. Muốn SBIC phát triển tốt cần đặt bước đi đầu tiên là cơ cấu lại tài chính gắn với bộ máy nhân sự cũng như chiến lược phát triển mới. Từ đó, chuyển giao công nghệ kỹ năng quản lý phù hợp với chiến lược bộ máy nhân sự mới.
Cũng về vấn đề này, trả lời báo giới, tiến sĩ Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho biết, việc Vinashin trở thành tổng công ty là khép lại những đầu tư dàn trải của đơn vị này, tạo thành một doanh nghiệp nhà nước gọn gàng hơn về quy mô, chiến lược cũng như cơ cấu nhân sự.
Tiến sĩ Thiên cũng nhìn nhận rằng, mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước không thành công như mong đợi.
Ông Võ Trí Thành, Phó viện trưởng Viện nghiên cứu và quản lý kinh tế trung ương, cũng nhìn nhận: Việc tái cơ cấu Vinashin cho thấy, nếu chiến lược tái cấu trúc mà không đúng, càng kéo dài thời gian thì càng gây khó khăn và tổn thất không cần thiết cho Nhà nước. Các cơ quan chức năng cần quyết liệt và khẩn trương hơn nữa trong việc này.
Theo Bộ Giao thông vận tải, SBIC kế thừa các quyền, nghĩa vụ pháp lý và lợi ích hợp pháp của Vinashin. Tổng cộng 234 doanh nghiệp trực thuộc Vinashin trước đây sẽ không nằm trong cơ cấu của SBIC hiện nay. SBIC sẽ hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Trong đó, SBIC - công ty mẹ là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên 100% vốn điều lệ thuộc sở hữu Nhà nước. SBIC sẽ chỉ hoạt động trong các ngành chính, đó là: đóng, sửa chữa, thiết kế tàu và thiết bị nổi; tái chế và phá dỡ tàu cũ.
Về phần Vinashin, nợ của tập đoàn này đã được cơ cấu lại và chậm nhất đến cuối năm 2013 hoặc đầu quý một năm 2014 sẽ hoàn tất. Hiện tại, tổng số nợ của Vinashin khoảng 86.000 tỷ đồng (tương đương với hơn 4 tỷ USD). Tổng số nợ của Vinashin sẽ được phát hành trái phiếu trong nước đợt 1 xấp xỉ 12.000 tỷ đồng (bằng 30% khoản nợ) với lãi suất trái phiếu bằng lãi suất trái phiếu Chính phủ. Riêng khoản nợ bắt buộc gần 200 triệu USD với các nhà đầu tư nước ngoài đã tái cơ cấu xong thông qua việc mua toàn bộ trái phiếu với giá trị dưới 30%.

Xếp hàng dài mua bánh ngọt 10.000 đồng

(Kiến Thức) - Mới đầu giờ sáng nay (1/11), dòng người đã xếp hàng dài chờ mua những chiếc bánh mới ra lò tại cửa hàng bánh kem ngọt Vinh Tẩm trên đường Quán Thánh (Hà Nội).

Ngay từ sớm, dòng người đã xếp hàng ở số 111 Quán Thánh để chờ đến lượt được mua những chiếc bánh ngọt tại cửa hàng Vinh Tẩm Chocolate and More. Theo quan sát của phóng viên, đa phần khách hàng là những bạn trẻ, trong đó có nhiều các bạn sinh viên trên địa bàn thủ đô.
 Ngay từ sớm, dòng người đã xếp hàng ở số 111 Quán Thánh để chờ đến lượt được mua những chiếc bánh ngọt tại cửa hàng Vinh Tẩm Chocolate and More. Theo quan sát của phóng viên, đa phần khách hàng là những bạn trẻ, trong đó có nhiều các bạn sinh viên trên địa bàn thủ đô.
Theo anh Dương - chủ cửa hàng, nhân dịp sinh nhật lần thứ 3 (ngày 1/11) của cửa hàng, anh và các cộng sự tổ chức chương trình khuyến mại bán bánh kem ngọt đồng giá 10.000 đồng. Thông tin này được đăng tải trên trang facebook của cửa hàng nên được khá nhiều bạn trẻ quan tâm, chủ yếu là khách quen, đã sử dụng sản phẩm của cửa hàng từ lâu.
Theo anh Dương - chủ cửa hàng, nhân dịp sinh nhật lần thứ 3 (ngày 1/11) của cửa hàng, anh và các cộng sự tổ chức chương trình khuyến mại bán bánh kem ngọt đồng giá 10.000 đồng. Thông tin này được đăng tải trên trang facebook của cửa hàng nên được khá nhiều bạn trẻ quan tâm, chủ yếu là khách quen, đã sử dụng sản phẩm của cửa hàng từ lâu. 
Công tác trông giữ xe cũng khá vất vả vì khách đến ngày một đông.
Công tác trông giữ xe cũng khá vất vả vì khách đến ngày một đông.
Bên trong cửa hàng, nhân viên phục vụ dường như phải làm việc hết công suất để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Nhiều khay bánh mới ra lò đã hết nhẵn bởi nhu cầu mua bánh khá lớn.
 Bên trong cửa hàng, nhân viên phục vụ dường như phải làm việc hết công suất để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Nhiều khay bánh mới ra lò đã hết nhẵn bởi nhu cầu mua bánh khá lớn. 
Mỗi khách hàng sẽ được mua tối đa 15 chiếc để mang về. Anh Dương cho biết, cửa hàng sẽ cố gắng hết sức để phục vụ nhu cầu của khách hàng. Cửa hàng sẽ mở cửa cả buổi chiều để đón khách và chỉ đóng cửa khi không còn bánh để bán cho khách.
Mỗi khách hàng sẽ được mua tối đa 15 chiếc để mang về. Anh Dương cho biết, cửa hàng sẽ cố gắng hết sức để phục vụ nhu cầu của khách hàng. Cửa hàng sẽ mở cửa cả buổi chiều để đón khách và chỉ đóng cửa khi không còn bánh để bán cho khách.
Chủ cửa hàng cho biết, anh đã phải huy động hơn chục nhân viên để tham gia vào chương trình khuyến mại này trong ngày hôm nay. Anh Dương tiết lộ, người cộng sự của anh cũng là đồng chủ cửa hàng đã từng có thời gian làm việc trong khách sạn Hilton, có kinh nghiệm trong việc chế tác bánh. Vì thế, cửa hàng ra đời cũng là để thỏa niềm đam mê cũng như thỏa chí kinh doanh của anh và người bạn.
Chủ cửa hàng cho biết, anh đã phải huy động hơn chục nhân viên để tham gia vào chương trình khuyến mại này trong ngày hôm nay. Anh Dương tiết lộ, người cộng sự của anh cũng là đồng chủ cửa hàng đã từng có thời gian làm việc trong khách sạn Hilton, có kinh nghiệm trong việc chế tác bánh. Vì thế, cửa hàng ra đời cũng là để thỏa niềm đam mê cũng như thỏa chí kinh doanh của anh và người bạn.
Trong tương lai, anh Dương và cộng sự đã nghĩ đến việc phải nhân rộng quy mô của cửa hàng, đầu tư thêm cơ sở vật chất và tăng thêm đội ngũ nhân viên.
 Trong tương lai, anh Dương và cộng sự đã nghĩ đến việc phải nhân rộng quy mô của cửa hàng, đầu tư thêm cơ sở vật chất và tăng thêm đội ngũ nhân viên.
Một góc nhỏ bên trong cửa hàng Vinh Tẩm rộng chừng 20m2. Ngoài kinh doanh bánh ngọt, anh Dương và cộng sự còn phục vụ cà phê và nhiều đồ uống khác khi khách đến thưởng thức tại đây.
 Một góc nhỏ bên trong cửa hàng Vinh Tẩm rộng chừng 20m2. Ngoài kinh doanh bánh ngọt, anh Dương và cộng sự còn phục vụ cà phê và nhiều đồ uống khác khi khách đến thưởng thức tại đây.
Khuôn mặt hớn hở của 2 vị khách khi mua được vài hộp bánh từ cửa hàng, trong khi dòng người đang xếp hàng chờ đợi đến lượt được phục vụ.
 Khuôn mặt hớn hở của 2 vị khách khi mua được vài hộp bánh từ cửa hàng, trong khi dòng người đang xếp hàng chờ đợi đến lượt được phục vụ.
Vị khách này đã nhanh chân hơn những người khác khi mua được tới 4 hộp bánh. Theo một số bạn trẻ tại đây, điều hấp dẫn nhất ở Vinh Tẩm là chất lượng bánh đảm bảo, rất thơm ngon. Và đặc biệt, cửa hàng có thể vẽ lên bánh những hình ảnh ngộ nghĩnh theo nhu cầu của khách hàng.
 Vị khách này đã nhanh chân hơn những người khác khi mua được tới 4 hộp bánh. Theo một số bạn trẻ tại đây, điều hấp dẫn nhất ở Vinh Tẩm là chất lượng bánh đảm bảo, rất thơm ngon. Và đặc biệt, cửa hàng có thể vẽ lên bánh những hình ảnh ngộ nghĩnh theo nhu cầu của khách hàng.

Nếu cấm xe máy, người dân đi bằng gì?

Nhiều ý kiến cho rằng, thay vì đề xuất cấm triệt để xe máy, hãy nghĩ đến những giải pháp khác sao cho "vẹn cả đôi đường".

Từ lâu, xe máy đã trở thành "đôi chân" nối dài, là vật bất ly thân của người dân Việt Nam. Thiếu nó, người dân sẽ chẳng biết sinh hoạt thế nào. Sự phụ thuộc quá nhiều vào xe máy đã tạo cho người Việt một thói quen không thể bỏ, từ đó hình thành nên nền "văn minh xe máy".