|
Ở Trung Quốc thời phong kiến, hậu cung của hoàng đế có hàng trăm, hàng ngàn phi tần, mỹ nữ. Hầu hết các phi tần đều muốn được nhà vua sủng hạnh để có thể mang thai, sinh được hoàng tử hay công chúa. |
|
Khi ấy, phi tần đắc sủng sẽ có địa vị vững chắc trong cung và tận hưởng cuộc sống vinh hoa phú quý. Chính vì vậy, cuộc chiến tranh sủng chốn hậu cung luôn diễn ra rất khắc nghiệt. |
|
Mỗi phi tần đều tìm đủ mọi cách để có thể lọt vào "mắt xanh" của hoàng đế và có cơ hội trở thành sủng phi. |
|
Một chi tiết kỳ lạ khiến nhiều người tò mò đó là sau "đêm xuân" mặn nồng với nhà vua, phi tần thường cần có người dìu để về cung. |
|
Sự việc này khiến một số người tự hỏi có phải phi tần quá mệt sau một đêm cuồng nhiệt với hoàng đế nên không thể đi đứng như bình thường. |
|
Theo các nhà nghiên cứu lịch sử, các phi tần cần người dìu về không phải là do mệt mỏi. Nguyên nhân là bởi thời gian thị tẩm được quy định rõ ràng. |
|
Khi hết thời gian thị tẩm, thái giám sẽ "nhắc khéo" hoàng đế và sau đó đưa phi tần trở về cung của mình. |
|
Sở dĩ phi tần cần người dìu về cung sau đêm thị tẩm là vì họ muốn luôn xuất hiện với phong thái trang nghiêm, quý phái khi di chuyển. |
|
Thêm nữa, để cung nữ, thái giám dìu về cung sẽ giúp phi tần xây dựng hình ảnh liễu yếu đào tơ. Khi hoàng đế nhìn thấy vậy thì sẽ càng yêu thương và muốn che chở cho phi tần đó. |
|
Một lý do khác đó là phi tần càng có nhiều người vây quanh hầu hạ, dìu về cung càng cho thấy họ được nhà vua sủng hạnh nhiều như thế nào. Theo đó, địa vị của họ trong cung khéo léo được công khai khiến các tình địch "ghen đỏ mắt". |
Mời độc giả xem video: Trung Quốc yêu cầu Ban giám hiệu ăn cùng học sinh. Nguồn: THDT.