Phát hiện xác voi ma mút nguyên vẹn ở Siberia
Xác voi ma mút này được bảo quản tốt trong lớp băng suốt 40.000 năm, với cơ thể gần như nguyên vẹn, ba chân, một phần đầu và vòi voi.
Thiên Trang (TH)
-
Điều đặc biệt là thịt của Buttercup vẫn còn tươi và có chất lỏng màu đỏ sẫm, có thể là máu.
-
Phát hiện này mang đến hy vọng về khả năng nhân bản và hồi sinh loài voi ma mút, loài đã tuyệt chủng hơn 10.000 năm trước. Tuy nhiên, việc xác định liệu DNA của Buttercup có đủ nguyên vẹn để nhân bản vẫn đang được các nhà khoa học nghiên cứu thêm.
-
Voi ma mút, còn được gọi là chi Voi lông dài (tên khoa học: Mammuthus). Chúng tồn tại từ thế Pliocen, khoảng từ 4,8 triệu năm trước đến 4.500 năm trước.
-
Voi ma mút có bộ lông dài gần 50 cm, rậm hơn so với loài voi hiện tại. Ngà của chúng dài và cong, với chiều dài lên đến 5 cm. Răng voi ma mút cũng rất dài và cong quặp vào trong. Chân sau ngắn, khiến trọng tâm toàn thân nghiêng về phía sau, vai nhô cao.
-
Họ Elephantidae, chứa cả voi ma mút, đã tồn tại khoảng 6 triệu năm tại châu Phi.
-
Chi Mammuthus bao gồm nhiều loài, trong đó M. primigenius (từng là Elephas primigenius) là loài điển hình.
-
Các loài khác bao gồm M. africanavus, M. columbi, M. creticus, và nhiều loài khác.
-
Mặc dù voi ma mút đã tuyệt chủng, nhưng nó vẫn là một phần quan trọng trong lịch sử tiến hóa của loài voi và động vật có vòi
-
Mời quý độc giả xem thêm video: Chiêm ngưỡng những loài vật tưởng như chỉ có trong phim thần thoại.
Thiên Trang (TH)
VNDL_PC_Detail_Natives
VNDL_MB_Detail_Natives_Mobile