Những lợi ích bất ngờ của việc đi chân trần

Ít ai biết rằng việc đi chân đất hay đi chân trần có nhiều lợi ích sức khỏe cho cơ thể chúng ta. Nghiên cứu chứng minh rằng thói quen này giúp cải thiện giấc ngủ, giảm căng thẳng, giảm viêm...
  • Nhung loi ich bat ngo cua viec di chan tran
    Giảm viêm và sưng chân: Để tránh viêm sưng chân, bạn nên đi chân đất để có thể tăng cường cơ bắp chân, cho phép bàn chân và ngón chân ở vị trí tự nhiên.
  • Nhung loi ich bat ngo cua viec di chan tran-Hinh-2
    Giúp chân ổn định trong cơ bắp: Rất nhiều đôi giày có đệm và hỗ trợ quá mức khiến bạn cảm thấy thoải mái hơn khi đi bộ. Tuy nhiên, phần đệm này có thể ngăn bạn sử dụng một số nhóm cơ thực sự có thể tăng cường cơ thể, theo bác sĩ Bruce Pinker, một bác sĩ phẫu thuật chân.
  • Nhung loi ich bat ngo cua viec di chan tran-Hinh-3
    Tăng nhận thức về cơ thể của bạn về môi trường xung quanh: Điều này đặc biệt quan trọng đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Hãy cho trẻ nhỏ đi bộ bằng chân đất để chúng có nhiều khả năng nhận được thông tin cảm giác tốt hơn từ chân đến não. Người lớn cũng nhận được lợi ích tương tự.
  • Nhung loi ich bat ngo cua viec di chan tran-Hinh-4
    Cải thiện giấc ngủ: Đi chân trần ra ngoài (tiếp đất) được chứng minh là đã cải thiện giấc ngủ cho những người khó ngủ, trong một nghiên cứu cụ thể.
  • Nhung loi ich bat ngo cua viec di chan tran-Hinh-5
    Giảm căng thẳng: Nghiên cứu tương tự cũng chứng minh rằng tiếp đất có thể làm giảm căng thẳng. Tất cả những người tham gia nghiên cứu thử nghiệm báo cáo rằng mức độ căng thẳng của họ đã giảm đi rất nhiều hoặc biến mất hoàn toàn.
  • Nhung loi ich bat ngo cua viec di chan tran-Hinh-6
    Tăng mức năng lượng: Tiếp xúc với thiên nhiên giúp bạn có thể thư giãn và do đó nạp lại năng lượng. Dành một chút thời gian để đi bộ chân đất có thể cung cấp năng lượng bạn cần để trở lại xã hội hiện đại.
  • Nhung loi ich bat ngo cua viec di chan tran-Hinh-7
    Cho phép kiểm soát tốt hơn vị trí chân: Đi bộ bằng chân trần phục hồi dáng đi của bạn, theo bác sĩ Jonathan Kaplan, chuyên gia về chân, mắt cá chân và cũng là bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình tại Viện chỉnh hình Hoag. Như vậy, vị trí của bàn chân khi chạm đất sẽ tốt hơn so với khi bạn đi giày.
  • Nhung loi ich bat ngo cua viec di chan tran-Hinh-8
    Cải thiện sự cân bằng: Đi chân trần tốt hơn là đi giày có đệm khi đi cân bằng. Bàn chân con người trở nên ít nhạy cảm hơn khi có tuổi. Nếu họ tiếp xúc chân với mặt đất, họ có thể trở nên dễ bị té ngã hơn, nhà sinh vật học tiến hóa Daniel E. Lieberman nói.
  • Nhung loi ich bat ngo cua viec di chan tran-Hinh-9
    Tốt cho hệ thống thần kinh: Đi chân trần ở nhà có thể kích thích các huyệt đạo cụ thể ở bàn chân, từ đó cải thiện hệ thống thần kinh. Những người mắc bệnh đái tháo đường bị đau do giãn tĩnh mạch nếu đi chân đất thường xuyên sẽ giảm bớt đau đớn.
  • Nhung loi ich bat ngo cua viec di chan tran-Hinh-10
    Giảm đau và viêm: Một nghiên cứu về tác động của tiếp đất cho thấy nó có thể làm giảm đau và viêm. Đi chân trần giúp các electron trong lòng đất hoạt động như chất chống oxy hóa và giảm viêm trong cơ thể bạn.
  • Nhung loi ich bat ngo cua viec di chan tran-Hinh-11
    Tăng cường hệ thống miễn dịch: Một trong nhiều nghiên cứu về việc đi chân đất đã chỉ ra rằng đi chân trần có tác động lớn đến hệ thống miễn dịch. Những người chạy chân đất khi tập thể dục chịu ít đau đớn hơn và thời gian phục hồi ngắn hơn so với những người tập thể dục bình thường.
  • Nhung loi ich bat ngo cua viec di chan tran-Hinh-12
    Giảm nguy cơ mắc bệnh tim: Bàn chân tiếp đất làm tăng điện tích bề mặt của các tế bào hồng cầu, làm giảm sự đóng cục trong các tế bào. Khi độ dày của máu giả đồng nghĩa nguy cơ mắc bệnh tim cũng giảm đáng kể.
  • Nhung loi ich bat ngo cua viec di chan tran-Hinh-13
    Cải thiện cách thức hoạt động của cơ thể để duy trì sự sống: Có bằng chứng trong các nghiên cứu cho thấy tiếp đất giúp cải thiện hệ thống thần kinh, lưu lượng máu và cách thức các hệ thống cơ quan, tế bào và mô của bạn hoạt động cùng nhau. Ảnh: BS.
  • Video "Bí quyết ăn chay thế nào tốt cho sức khỏe". Nguồn: CSHP.
Thảo Nguyên (Theo BS)

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN