Những hình ảnh đắt giá về lịch sử khu khảo cổ khổng lồ ở Hà Nội

Tại các khu vực khảo cổ này đã phát hiện được rất nhiều loại hình di tích kiến trúc và di vật có niên đại xen lẫn nhau, chồng xếp lên nhau qua suốt 1300 năm, bắt đầu từ thời Đại La.
 
Những lớp đất ở khu di tích khảo cổ học 18 Hàng Diệu mang dấu ấn của đủ hết các thời kì lịch sử trong vòng 1300 năm qua, lại có diễn biến theo trật tự và liên tục không gián đoạn, đặc biệt là có vị trí ở trung tâm của Hoàng thành và Cấm thành Thăng Long...
Nhung hinh anh dat gia ve lich su khu khao co khong lo o Ha Noi
Vào tháng 12/2002, nhằm chuẩn bị cho việc xây nhà Quốc hội mới, cuộc khai quật khảo cổ học lớn nhất trong lịch sử Việt Nam đã được tiến hành tại địa chỉ 18 Hoàng Diệu, quận Ba Đình, Hà Nội.
Nhung hinh anh dat gia ve lich su khu khao co khong lo o Ha Noi-Hinh-2
Sau 8 năm được phát lộ, đến ngày 2/10/2010, khu Di tích khảo cổ học 18 Hoàng Diệu đã chính thức mở cửa đón công chúng. Kể từ đó cho đến nay, khu khảo cổ này đã trở thành một hạng mục có tầm quan trọng đặc biệt của Di sản thế giới Hoàng Thành Thăng Long.
Nhung hinh anh dat gia ve lich su khu khao co khong lo o Ha Noi-Hinh-3
Địa điểm khảo cổ ở số 18 Hoàng Diệu được Viện khảo cổ học phân làm 4 khu, đặt tên là A, B, C, D. Trong đó, hai khu phục vụ hoạt động tham quan, du lịch là khu A và B. Hai khu này nằm song song trục đường Hoàng Diệu và được ngăn cách với nhau bằng một hồ nước.
Nhung hinh anh dat gia ve lich su khu khao co khong lo o Ha Noi-Hinh-4
Tại các khu vực khảo cổ này đã phát hiện được rất nhiều loại hình di tích kiến trúc và di vật có niên đại xen lẫn nhau, chồng xếp lên nhau qua suốt 1300 năm, bắt đầu từ thời Đại La (thế kỉ 7 – 9), qua các thời Đinh – Tiền Lê (thế kỉ 10), thời Lý (1009 – 1225), Trần (1226 – 1400), Hồ (1400 – 1407), Lê sơ (1428 – 1527), Mạc (1527 – 1592), Lê Trung Hưng (1592 – 1789) và Nguyễn (1802 – 1945).
Nhung hinh anh dat gia ve lich su khu khao co khong lo o Ha Noi-Hinh-5
Cụ thể, lớp dưới cùng là hệ thống kiến trúc thuộc thời Tiền Thăng Long hay còn gọi là thời An Nam đô hộ phủ hoặc Đại La, thể hiện rõ qua hệ thống các cột gỗ, các nền móng kiến trúc, đường cống tiêu thoát nước, giếng nước và di vật như gạch “Giang Tây quân”, ngồi đầu ngói ống trang trí hình thú thần, mặt hề và nhiều đồ gốm sứ có niên đại thế kỉ 7 – 9.
Nhung hinh anh dat gia ve lich su khu khao co khong lo o Ha Noi-Hinh-6
Lớp trên kiến trúc thời Đại La là dấu vết kiến trúc thời Lý – Trần (thế kỉ 11 – 14) biểu hiện rõ qua hệ thống mặt bằng kiến trúc có các trụ móng sỏi kê chân cột, các lớp nền gạch, chân tảng đá hoa sen, sân gạch, đường cống thoát nước...
Nhung hinh anh dat gia ve lich su khu khao co khong lo o Ha Noi-Hinh-7
...Đặc biệt là các loại hình di vật trang trí tên mái kiến trúc có kích thước to lớn và được trang trí cầu kì, tinh xảo. Một số vị trí có dấu tích văn hóa thời Đinh – Tiền Lê (thế kỉ 10).
Nhung hinh anh dat gia ve lich su khu khao co khong lo o Ha Noi-Hinh-8
Phía trên cùng là lớp kiến trúc thời Lê (thế kỉ 15 – 18) với dấu tích của các nền kiến trúc xây bằng gạch vồ, hệ thống giếng nước, đặc biệt là các loại ngói thanh lưu ly, hoàng lưu ly trang trí rồng 5 móng chuyên dùng để lợp trên mái cung điện của vua và các loại đồ sứ ngự dụng dành riêng cho vua.
Nhung hinh anh dat gia ve lich su khu khao co khong lo o Ha Noi-Hinh-9
Ngoài ra, một số vị trí có dấu tích văn hoá thời Nguyễn (thế kỉ 19 – 20) nhưng mờ nhạt không rõ ràng.
Nhung hinh anh dat gia ve lich su khu khao co khong lo o Ha Noi-Hinh-10
Các nhà nghiên cứu nhận định, những lớp đất ở khu khảo cổ 18 Hàng Diệu mang dấu ấn của đủ hết các thời kì lịch sử trong vòng 1300 năm qua, lại có diễn biến theo trật tự và liên tục không gián đoạn, đặc biệt là có vị trí ở trung tâm của Hoàng thành và Cấm thành Thăng Long.
Nhung hinh anh dat gia ve lich su khu khao co khong lo o Ha Noi-Hinh-11
Trên thế giới rất hiếm có thủ đô một nước mà trong lòng đất còn bảo tồn được một quần thể di tích, di vật mang bề dày lịch sử – văn hóa dài lâu và có các tầng văn hóa chồng xếp, nối tiếp nhau một cách khá liên tục như thế.
Nhung hinh anh dat gia ve lich su khu khao co khong lo o Ha Noi-Hinh-12
Đây là một đặc điểm nổi bật, góp phần tạo nên giá trị to lớn và tính độc đáo của khu di tích Hoàng thành Thăng Long. Có thể nói, đây này là một tài sản vô giá của lịch sử và văn hóa Việt Nam nói chung, và của lịch sử – văn hóa Thăng Long – Hà Nội nói riêng. (Bài có sử dụng tư liệu của TT Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội).

Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.

Quốc Lê

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN