Vụ 39 người chết ở Anh: Băng đảng 'đầu rắn' vào tầm ngắm?

"Đầu rắn" là tên gọi của các băng nhóm được thành lập ở tỉnh Phúc Kiến, miền Nam Trung Quốc, chuyên đưa lậu người từ nước này sang các nước phương Tây, bao gồm Tây Âu, Bắc Mỹ, Australia, hoặc một số nước và vùng lãnh thổ trong khu vực như Nhật Bản, Đài Loan.

Các băng nhóm "đầu rắn" buôn người Trung Quốc được cho là đứng sau cái chết của 39 người trong thùng xe tải ở Essex, Anh, theo truyền thông nước này.

Cái chết của 39 người được cho là di dân vượt biên trái phép, trên một xe tải ở Essex, đã gây chấn động dư luận Anh những ngày qua, gợi nhớ một thảm kịch tương tự xảy ra gần 20 năm trước liên quan đến các nhóm "đầu rắn".

Ban đầu, cảnh sát Anh nói rằng tất cả người tử vong trong xe là người Trung Quốc. Đến ngày 25/10, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng vẫn chưa thể xác nhận đây là công dân của nước họ. 

Các quan chức đang cố gắng xâu chuỗi các manh mối từ Bỉ, Anh, Bulgaria, Trung Quốc, Ireland, và thông tin từ một số gia đình Việt Nam cho rằng người thân của họ có thể nằm trong số các nạn nhân. 

Vu 39 nguoi chet o Anh: Bang dang 'dau ran' vao tam ngam?
Bà trùm Jing Ping Chen của nhóm "Đầu rắn" liên quan tới vụ 58 người Trung Quốc chết ở Dover, Anh, năm 2000. Ảnh: The Sun.
Dù vậy, vụ việc làm dấy lên nghi ngờ về sự nhúng tay của các băng đảng buôn người gốc gác từ miền Nam Trung Quốc. Theo Mirror, cảnh sát Anh tin là các băng nhóm buôn người này đã vạch ra lộ trình để 39 nạn nhân trong vụ việc có thể nhập cư trái phép vào Anh. Họ sẽ thẩm vấn thêm tài xế chiếc xe tải, Mo Robinson, để phục vụ điều tra.

Đánh đổi tính mạng

"Đầu rắn" là tên gọi của các băng nhóm được thành lập ở tỉnh Phúc Kiến, miền Nam Trung Quốc, chuyên đưa lậu người từ nước này sang các nước phương Tây, bao gồm Tây Âu, Bắc Mỹ, Australia, hoặc một số nước và vùng lãnh thổ trong khu vực như Nhật Bản, Đài Loan. 

Với mỗi vụ đưa người đi thành công, các băng nhóm này có thể kiếm được đến 70.000 USD. Trong những năm qua, họ đã kiếm được bộn tiền do ngày càng nhiều nông dân ở các vùng quê nghèo Trung Quốc mang theo hy vọng đổi đời, theo báo The Sun.

Vu 39 nguoi chet o Anh: Bang dang 'dau ran' vao tam ngam?-Hinh-2
Chiếc xe tải trong vụ việc ở Essex. Ảnh: PA.

Một nguồn tin giấu tên nói với Mirror rằng một số người có ý định vượt biên đã tự tìm đến các nhóm buôn người và "sẽ cảm thấy tự hào nếu họ thoát được khỏi Phúc Kiến và có cơ hội sống tốt hơn với nhiều tiền hơn ở những nơi như Anh".

"Họ nghĩ việc buôn người không phải là tội ác, mà là cơ hội. Đây là thỏa thuận giữa các nhóm đầu rắn và khách hàng", nguồn tin nói.

"Hành trình rất khó khăn, rất đáng sợ chứ không hề dễ chịu, nhưng phần thưởng lại đáng giá. Cơ hội cuộc sống tốt đáng để liều lĩnh, dù trong vụ này thì kết quả không như vậy".

Theo các nhà điều tra, các băng nhóm buôn người hứa hẹn với "khách hàng" của chúng về công việc lương cao ở Anh như là bồi bàn hoặc thư ký văn phòng. Tuy nhiên, hàng nghìn người rơi vào tay bọn "đầu rắn" cuối cùng bị ép bán dâm trong các nhà thổ, bị bóc lột lao động tại các tiệm làm móng, các cơ sở trồng cần sa dưới lòng đất.

Gia đình của các nạn nhân ở quê nhà không bao giờ biết được số phận của người thân, nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm về "lộ phí" cho họ cũng như phải đưa tiền cho bọn tội phạm trong nhiều năm.

"Di dân đến phương Tây bắt đầu trả tiền cho bọn đầu rắn một khi họ có việc làm, trong vòng 3 năm. Nếu họ không thể trả, chúng sẽ gây sức ép bắt gia đình của họ ở Trung Quốc trả", nguồn tin trên nói.

Vu 39 nguoi chet o Anh: Bang dang 'dau ran' vao tam ngam?-Hinh-3
Hành trình chết chóc của xe tải chở người di cư từ Bỉ vào Anh. Đồ họa: Guardian.

 

"Như chăn gia súc"

Cảnh sát Anh cũng được cho là đang điều tra 3 thành viên băng đảng từ Ireland bị tình nghi liên quan đến vụ việc ở Essex.

Các nhà điều tra nghi ngờ 3 tên này là thành viên của nhóm tội phạm South Armagh có liên kết với các lực lượng bán quân sự bất đồng chính kiến, theo Telegraph. Một người trong đó có liên hệ với một công ty Bulgaria sở hữu chiếc xe tải chứa xác người trong vụ việc.

Do đó, cảnh sát sẽ tìm cách xác định liệu các nạn nhân có bị chuyển giao giữa các nhóm buôn người khác nhau ở biên giới Trung Á và châu Âu trước khi vượt biển đến Anh hay không.

Các nhóm "đầu rắn" áp dụng nhiều cách khác nhau để đưa lậu người từ nước này sang nước khác cho tới khi họ tới được điểm đến cuối cùng. Chúng có thể sử dụng hộ chiếu bị đánh cắp hoặc bị sửa đổi, thị thực được cấp qua con đường gian lận, hoặc hối lộ. Chúng cũng có thể giả mạo thành phái đoàn doanh nghiệp hay du khách để vượt qua kiểm soát xuất nhập cảnh.

"Nhưng chúng không quan tâm đến sự an toàn của người mà chúng đưa đi như chăn gia súc trên khắp địa cầu", The Sun bình luận.

Vu 39 nguoi chet o Anh: Bang dang 'dau ran' vao tam ngam?-Hinh-4
Hiện trường vụ việc gây chấn động tại Essex. Ảnh: PA.

Vụ việc ở Essex gợi nhớ lại thảm kịch tương tự xảy ra tại Anh cách đây gần 20 năm.

Tháng 6/2000, 58 thi thể bao gồm 54 nam và 4 nữ được tìm thấy trong thùng đông lạnh của một xe tải tại cảng Dover, giấu bên dưới các thùng cà chua. Chỉ có 2 người sống sót trong số 60 di dân Trung Quốc được đưa lên xe đi từ Hà Lan. Họ chết vì thiếu dưỡng khí bên trong thùng xe.

Tài xế lái chiếc xe này, Perry Wacker, đã đóng một lỗ thông gió sau khi chiếc xe rời cảng ở Bỉ để tránh bị nghi ngờ. Anh ta sau đó bị tuyên 14 năm tù.

Ám ảnh kinh hoàng

Hoạt động của các nhóm đầu rắn vẫn là bí ẩn trong nhiều thập kỷ cho đến khi xảy ra vụ Dover. Hai người sống sót Su Di Ke, 20 tuổi, và Ke Shi Guang, 22 tuổi, đã cung cấp cho các nhà điều tra thông tin quý giá về đường dây buôn người đã đưa họ vượt biên.

Họ cho biết họ đồng ý đưa cho nhóm buôn người 20.000 bảng Anh để được chúng sắp xếp đưa sang Anh. Ban đầu, họ đưa 700 bảng, và 19.300 bảng còn lại sẽ được chuyển khi họ đặt chân đến Anh.

Trước khi rời Phúc Kiến, họ cùng các di dân khác được cấp một mã số để xác định họ thuộc nhóm buôn người nào. Họ cũng được hứa hẹn là sẽ được cho bay thẳng đến Anh để xin tị nạn.

Song thay vào đó, họ được đưa đến Serbia với giấy tờ tùy thân hợp pháp, trước khi bị nhóm buôn người lấy mất hộ chiếu. Họ nhận về giấy tờ giả là công dân Hàn Quốc, rồi được đưa sang Hungary, tới Áo và Pháp rồi tới Hà Lan.

Ở Rotterdam, Hà Lan, họ bị nhốt trong một ngôi nhà và rồi được bàn giao cho một nhóm mafia Thổ Nhĩ Kỳ để chuẩn bị đến Anh. Sau đó, tại một nhà kho ở Waalhaven, Hà Lan, họ được đưa lên một chiếc xe tải cho chuyến đi cuối cùng.

Phần lớn nạn nhân mặc rất nhiều lớp áo quần vì họ chỉ được phép mang theo những gì họ mặc. Họ bị nhốt trong thùng xe đóng kín suốt hơn 9 tiếng vào những ngày nóng nhất trong năm.

Họ bắt đầu la hét, đập vào thùng xe kêu cứu khi cảm thấy dưỡng khí đang cạn dần. Trong những giờ phút cuối cùng, họ đã ăn cà chua vì theo quan niệm dân gian Trung Quốc, một người không nên chết với cái bụng đói.

Vu 39 nguoi chet o Anh: Bang dang 'dau ran' vao tam ngam?-Hinh-5
Thùng chiếc xe tải với 58 người chết và những trái cà chua dập nát ở Dover, Anh, vào năm 2000. Ảnh: PA.

Su Di Ke và Ke Shi Guang sống sót vì họ được đưa lên xe sau cùng và ngồi gần cửa.

"Chúng tôi muốn đến Anh vì có thể kiếm được nhiều tiền, cuộc sống ở đây tốt hơn", Su Di Ke nói.

Năm 2004, các nhóm "đầu rắn" trở thành tâm điểm của một thảm kịch khác khi 23 người Trung Quốc thiệt mạng ở vịnh Morecambe. Những người nhập cư trái phép này bị sóng biển cuốn trôi khi đang nhặt sò trên bãi biển.

Thủ lĩnh băng đảng Lin Liangren bị tuyên 14 năm tù, nhưng sau đó có tin rằng gia đình các nạn nhân tại Trung Quốc vẫn còn bị đòi "lộ phí". Họ bị buộc phải rời bỏ nhà cửa và ít nhất một phụ nữ được cho là đã tự sát.

39 thi thể ở Anh gợi nhớ vụ 58 người TQ chết trong xe cà chua Cảnh sát cho biết 39 thi thể được tìm thấy trong container ở Anh đều là người Trung Quốc, một trong những nạn nhân là thiếu niên.
Theo Zing

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN