Những đường biên giới được xếp vào 'điểm nóng' thế giới

Nhiều đường biên giới không chỉ là ranh giới về địa lý mà còn là những điểm nóng đầy căng thẳng và nguy hiểm.
Tan muc nhung duong bien gioi duoc xep vao
1. Triều Tiên - Hàn Quốc: Đường biên giới giữa Triều Tiên và Hàn Quốc, hay còn gọi là Khu Phi Quân Sự (DMZ), là một trong những đường biên giới căng thẳng nhất thế giới. Được phân chia bởi một gờ tường cắt ngang hai ngôi nhà màu xanh, nơi đây chứng kiến sự đối đầu trực tiếp giữa các binh sĩ của hai bên. 

Tan muc nhung duong bien gioi duoc xep vao
 Tình hình chính trị và quân sự giữa Triều Tiên và Hàn Quốc luôn là điểm nóng, khiến DMZ trở thành một trong những khu vực nguy hiểm nhất hành tinh

Tan muc nhung duong bien gioi duoc xep vao
2. Israel - Palestine: Biên giới giữa Israel và các vùng lãnh thổ Palestine, đặc biệt là "Bức tường Bờ Tây", dài 670 km, là một điểm nóng về xung đột. Bức tường này được Israel xây dựng với mục đích ngăn chặn các cuộc tấn công từ các phần tử cực đoan Palestine.  

Tan muc nhung duong bien gioi duoc xep vao
Tuy nhiên, nó cũng là biểu tượng của sự chia cắt và căng thẳng không ngừng giữa hai bên, với những vụ bạo loạn và xung đột xảy ra thường xuyên. 

Tan muc nhung duong bien gioi duoc xep vao
3. Ấn Độ - Pakistan: Đường biên giới giữa Ấn Độ và Pakistan, đặc biệt là tại Wagah, nổi tiếng với nghi lễ đổi gác hằng ngày. Tuy nhiên, đằng sau khung cảnh lễ hội ấy là một không khí căng thẳng thường trực. 

Tan muc nhung duong bien gioi duoc xep vao
 Hai quốc gia này đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh và xung đột vũ trang, biến biên giới giữa họ trở thành một trong những khu vực nguy hiểm nhất trên thế giới. 

Tan muc nhung duong bien gioi duoc xep vao
4. Melilla thuộc Tây Ban Nha - Maroc: Melilla, một vùng lãnh thổ thuộc Tây Ban Nha giáp với Maroc, là điểm nóng về vấn đề nhập cư trái phép và buôn lậu. Chính phủ Tây Ban Nha đã xây dựng bức tường rào đôi dài 11 km, cao 6 m bằng dây thép gai để bảo vệ khu vực này. 

Tan muc nhung duong bien gioi duoc xep vao
Tuy nhiên, căng thẳng vẫn tiếp tục leo thang khi Maroc luôn đòi chủ quyền và người dân châu Phi coi đây là cánh cửa để vào châu Âu. 

Mời quý độc giả xem thêm video: Các điểm đến nguy hiểm nhất thế giới năm 2023.



Thiên Trang (TH)

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN