|
Từ lâu, thưởng trà đã trở thành thú vui, nét tao nhã trong văn hoá truyền thống. Tuy nhiên, hơn cả vị ngon của trà, chiếc ấm pha trà cũng là người bạn tri âm cùng thưởng chén trà. Ảnh: Diva gốm sứ |
|
Đáng chú ý, giới sành trà lâu năm đặc biệt quan tâm tới ấm trà tử sa Yixing của Trung Quốc. Những chiếc ấm nhỏ màu đất không tráng men này thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên với đường chạm khắc tinh xảo. Tuy nhiên, giá một ấm trà tử sa Yixing thường bằng cả một tài sản khổng lồ. Ảnh: Gốm sứ Bảo Khánh |
|
Cụ thể, một ấm trà tử sa phổ thông có giá khoảng 150 USD (khoảng 3,4 triệu đồng), nhưng những chiếc được làm cầu kỳ có thể lên đến 90.000 USD (khoảng 2 tỷ đồng). Ảnh: Lazada |
|
Nguyên liệu để làm ra chiếc ấm tử sa danh bất hư truyền là đất tử sa - một loại khoáng sản đặc biệt chỉ có ở Trung Quốc. Ảnh: Gomsuphunggia |
|
Chính chất sắt trong đất tử sa đã tạo ra các ấm có màu sắc khác nhau. Đặc biệt hơn nữa, ấm tử sư thường được nung ở nhiệt độ trên 1.000 độ C nhưng đất không bị biến dạng nên tạo được nắp ấm rất kín. Ảnh: Internet |
|
Những chiếc ấm trà tử sa của Trung Quốc được làm hoàn toàn thủ công. Sau khi các khoáng chất được khai thác, người thợ phơi chúng dưới trời nắng và nghiền chúng thành bột, sau đó biến chúng thành dạng đất sét. Ảnh: Trongtinbattrang |
|
Kế đến, người thợ làm đất sét thành miếng dài, dùng dụng cụ khắc theo chiều rộng, chiều dài và vòng cung, sau đó cắt thành hình dạng mong muốn. Ảnh: Trongtinbattrang |
|
Bước quan trọng tiếp theo là vo tròn đất sét thành hình trụ và dùng phới gỗ vỗ nhẹ thành hình dạng cần thiết. Ảnh: Internet |
|
Do thân ấm làm thủ công hoàn toàn nên cần một thời gian dài vỗ chậm và quá trình này không đơn giản. Nó phải được lặp lại trong nhiều bước, liên tục điều chỉnh trong khi vỗ nhẹ mới có thể đạt được hình dạng mong muốn. Ảnh: Internet |
|
Nguyên liệu thô độc đáo giúp ấm trà tử sa có lợi thế mà các đồ gốm sứ khác không có, đó là giữ được mùi thơm rất lâu. Ảnh: Muabannhanh |
|
Đáng chú ý, khoáng chất làm ra ấm trà tử sa rất khó phục hồi. Tháng 4/2005 – tháng 6/2010, chính quyền Nghi Hưng (Trung Quốc) từng cấm công việc khai thác trên núi Hoàng Long và thực hiện các kế hoạch khai thác theo lịch trình sau khi dừng lệnh cấm. Ảnh: Internet |
|
Kết quả là, nguyên liệu thô chất lượng cao càng trở nên khan hiếm và chi phí tăng lên rất nhiều lần. Ảnh: Internet |
Video: Chè Shan Tuyết - sinh kế cho bà con vùng cao. Nguồn: VTV24