Cuộc sống bất hạnh của các phi tần khi không được sự ân sủng của vua

Hoàng đế Trung Quốc thời phong kiến là người nắm giữ quyền lực cao nhất và giàu có nhất đất nước. Do vậy, họ có cuộc sống xa hoa, quyền quý và trong hậu cung có hàng ngàn phi tần, mỹ nữ xinh đẹp.  

Cuoc song bat hanh cua cac phi tan khi khong duoc su an sung cua vua
Vào thời phong kiến, hoàng đế Trung Quốc có hàng ngàn phi tần. Trong số này, không ít phi tần cho đến lúc qua đời vẫn là trinh nữ do chưa từng được nhà vua thị tẩm.
Cuoc song bat hanh cua cac phi tan khi khong duoc su an sung cua vua-Hinh-2
 Những phi tần tuyệt sắc trong hậu cung thường có dung mạo kiều diễm, xuất thân cao quý. Do hoàng đế chỉ có một trong khi số phi tần lên tới hàng trăm, hàng ngàn người nên họ dùng đủ mọi cách để lọt vào "mắt xanh" của nhà vua. 
Cuoc song bat hanh cua cac phi tan khi khong duoc su an sung cua vua-Hinh-3
 Từ đó, nếu phi tần có cơ hội được hoàng đế thị tẩm, may mắn thì họ sẽ mang thai và hạ sinh hoàng tử hay công chúa. Điều này sẽ giúp họ có địa vị vững chắc trong hậu cung. 
Cuoc song bat hanh cua cac phi tan khi khong duoc su an sung cua vua-Hinh-4
 Thế nhưng, không phải phi tần nào cũng có cơ hội trở thành sủng phi, được hoàng đế yêu chiều. Không ít mỹ nhân cho đến lúc qua đời vẫn là trinh nữ do chưa từng được diện kiến hoàng đế hoặc chưa bao giờ được thị tẩm.
Cuoc song bat hanh cua cac phi tan khi khong duoc su an sung cua vua-Hinh-5
 Không chỉ phi tần bình thường, một số hoàng hậu cũng có số phận bi kịch đến chết vẫn là trinh nữ. Trương Yên Hoàng hậu là một trong số đó. Theo sử sách, Trương Yên Hoàng hậu là cháu ruột và cũng là vợ cả của Hán Huệ Đế Lưu Doanh.
Cuoc song bat hanh cua cac phi tan khi khong duoc su an sung cua vua-Hinh-6
 Sau khi Hán Cao Tổ Lưu Bang băng hà, Lữ hậu đã can dự triều chính, thâu tóm quyền lực để đưa người con trai là Lưu Doanh lên ngôi vua (sử cũ gọi là Hán Huệ Đế). Để bảo vệ quyền lực cho bản thân và con trai, Lữ hậu đã sắp xếp cho Hán Huệ Đế kết hôn cháu ruột là Trương Yên làm hoàng hậu.
Cuoc song bat hanh cua cac phi tan khi khong duoc su an sung cua vua-Hinh-7
Hoàng đế Lưu Doanh được cho là vô cùng bất mãn với cuộc hôn nhân  loạn luân này. Do đó, Hán Huệ Đế chưa từng thị tẩm Trương Yên Hoàng hậu. Về sau, ông hoàng này băng hà và Trương Yên Hoàng hậu thủ tiết tới năm 40 tuổi rồi trút hơi thở cuối cùng. Khi khâm liệm hoàng hậu quá cố, các cung nữ kinh ngạc phát hiện bà hoàng này vẫn là trinh nữ. 
Cuoc song bat hanh cua cac phi tan khi khong duoc su an sung cua vua-Hinh-8
Có chung số phận bi thương với Trương Yên Hoàng hậu là Long Dụ Hoàng hậu. Vì củng cố quyền lực, Từ Hy Thái Hậu đã ép hoàng đế Quang Tự lập Long Dụ làm hoàng hậu. 
Cuoc song bat hanh cua cac phi tan khi khong duoc su an sung cua vua-Hinh-9
 Do cả 2 đều là cháu ruột của Từ Hy Thái Hậu nên vua Quang Tự chán ghét cuộc hôn nhân với người chị họ. Vậy nên, ông hoàng này chưa từng động phòng với Long Dụ Hoàng hậu. Cuộc hôn nhân của 2 người cũng vì vậy mà trở nên bất hạnh. 
Cuoc song bat hanh cua cac phi tan khi khong duoc su an sung cua vua-Hinh-10
 Theo đó, dù sống trong hoàng cung xa hoa, diễm lệ, có kẻ hầu người hạ nhưng các phi tần Trung Quốc thời phong kiến có cuộc sống bi kịch. Dù không nhận được ân sủng của nhà vua, họ vẫn phải thủ tiết suốt đời vì nếu bị phát hiện "cắm sừng" hoàng đế thì bản thân và gia tộc sẽ bị trừng phạt nghiêm khắc. Vậy nên, những phi tần này sống trong cảnh cô đơn, buồn tủi trong hậu cung suốt nhiều năm cho đến khi qua đời. Ảnh trong bài mang tính minh họa.

Mời độc giả xem video: Bất ngờ lý do các phi tần nhà Thanh luôn đeo hộ giáp không rời.

Ớn lạnh lãnh cung nơi những phi tần bị đày ải, ám ảnh tới chết

Dưới thời phong kiến, một số phi tần mắc tội bị hoàng đế đày vào lãnh cung. Khi sống trong lãnh cung cô đơn, lạnh lẽo thời gian dài, phần lớn bị trầm cảm, trở nên điên loạn, thậm chí là tự sát.

On lanh lanh cung noi nhung phi tan bi day ai, am anh toi chet
Hoàng đế Trung Quốc thời phong kiến thường có hàng chục cho đến hàng trăm phi tần. Hầu hết các phi tần sống trong Tử Cấm Thành đều cố gắng để nhận được sủng ái của nhà vua nhằm có địa vị cao trong hậu cung. 

Nguyên nhân phi tần Trung Quốc sợ hãi khi trở thành triều thiên nữ?

Dưới thời phong kiến, các phi tần của nhiều triều đại vô cùng sợ hãi khi trở thành triều thiên nữ. Đây là cách gọi khác của việc phi tần phải thực hiện tập tục tuẫn táng sau khi hoàng đế băng hà.

Nguyen nhan phi tan Trung Quoc so hai khi tro thanh trieu thien nu?
 Trong lịch sử phong kiến Trung Quốc, đa số phi tần ở các triều đại đều cố gắng để được hoàng đế ân sủng. Nhờ vậy, họ sẽ có được địa vị cao trong hậu cung cũng như có cuộc sống nhung lụa, giàu sang phú quý. 

Chứng khoán phiên 12/3: Cổ phiếu nào được khuyến nghị?

(Vietnamdaily) - Các công ty chứng khoán đã đưa ra khuyến nghị cho cổ phiếu nào trong phiên giao dịch ngày 12/3?

Khuyến nghị khả quan dành cho cổ phiếu VCB

CTCK Vietcap (VCSC)

Chúng tôi giảm 3,2% giá mục tiêu cho Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCB) còn 105.000 đồng/cổ phiếu và hạ khuyến nghị từ mua xuống khả quan.

Giá mục tiêu thấp hơn của chúng tôi chủ yếu đến từ việc chúng tôi giảm 5,9% dự báo lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số giai đoạn 2024-2028 (giảm tương ứng -8,1%/-9,4%/-7,1%/-4,5%/-3,0% cho năm 2024/25/ 26/27/28). Ngoài ra, chúng tôi giảm P/B mục tiêu từ 3,3 lần xuống 3,2 lần.

Chúng tôi giảm 8,1% dự báo lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số năm 2024 còn 37,9 nghìn tỷ đồng (tăng 14,6%) do (1) dự báo NIM giảm 19 điểm cơ bản và (2) dự báo thu nhập phí ròng (NFI) giảm 15,2% (bao gồm lợi nhuận từ giao dịch ngoại hối). Những khoản mục này được bù đắp một phần bởi dự báo chi phí dự phòng giảm 23,0%.

Chung khoan phien 12/3: Co phieu nao duoc khuyen nghi?
 

Khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu HSG

CTCK BIDV (BSC)

Chúng tôi tiếp tục duy trì khuyến nghị mua cổ phiếu HSG của CTCP Tập đoàn Hoa Sen với giá trị hợp lý cho cuối năm 2024 – nửa đầu năm 2025 là 28.350 đồng/CP (tương đương Upside +21% so với giá tham chiếu ngày 05/03/2024), với P/B FWD cho giai đoạn bình thường = 1.3x.

So với Báo cáo trước đó, BSC nâng giá mục tiêu 12% chủ yếu đến từ (1) BSC kỳ vọng kết quả kinh doanh HSG sẽ về giai đoạn bình thường vào năm 2025, do đó chuyển giá mục tiêu sang nửa đầu năm 2025, (2) BSC sử dụng phương pháp PB.

Cụ thể như sau: BSC điều chỉnh giảm dự báo năm 2024 do kết quả kinh doanh quý I niên độ tài chính 2024 của HSG thấp hơn so với kỳ vọng. Tuy nhiên, BSC giữ quan điểm về xu hướng phục hồi kết quả kinh doanh của HSG trong giai đoạn 2024 – 2025.

Với việc (1) Chính phủ đã thông qua các văn bản luật sửa đổi, (2) mặt bằng lãi suất thấp, BSC cho rằng thị trường Bất động sản sẽ hồi phục trong nửa cuối năm 2024. Kết quả kinh doanh của HSG sẽ phục hồi dần về giai đoạn bình thường trong nửa đầu năm 2025. Theo đó, HSG đạt lợi nhuận sau thuế 1.400 – 1.500 tỷ đồng trong năm 2025.

Khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu SMC

CTCK BIDV (BSC)

Chúng tôi khuyến nghị mua đối với cổ phiếu SMC của Công ty Cổ phần Ðầu tư Thương mại SMC với giá trị trần năm 2024 là 14.000 đồng/CP (tương đương với Upside 19% so với giá đóng cửa ngày 07/03/2024), dựa trên phương pháp P/B mục tiêu = 1.2x.

Quan điểm của BSC cho rằng kết quả kinh doanh cốt lõi của SMC sẽ chuyển dần từ lỗ sang lãi nhờ thị trường Bất động sản hồi phục, áp lực trích lập nợ xấu sẽ bù đắp một phần nhờ lợi nhuận kinh doanh cốt lõi trong 2025- 2026.

Luận điểm đầu tư: Kết quả kinh doanh phục hồi từ lỗ sang lãi nhờ Thị trường bất động sản hồi phục và bán tài sản. Trong năm 2024, sản lượng kỳ vọng tăng trưởng 12% và biên lợi nhuận gộp phục hồi 1,5 điểm % nhờ thị trường Bất động sản hồi phục. SMC ghi nhận lợi nhuận bất thường bán NKG và bất động sản – kỳ vọng đạt 256 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, định giá SMC đang giao dịch với P/B FWD 2024 = 1x và P/B FWD 2026 = 1.1x – sau khi trích lập hoàn toàn.

Chúng tôi cho rằng đây là thời điểm để tích lũy cổ phiếu khi: Ngành bất động sản đang ở đáy ở 1 chu kỳ. BSC kỳ vọng ngành Bất động sản sẽ phục hồi dần trở lại kể từ năm 2024, giúp cho sản lượng phục hồi; Chu kỳ giá thép xuống diễn ra trong 2-3 năm, do đó, có thể quay trở lại vào cuối năm 2025. Khi đó, SMC có thể sẽ hưởng lợi mạnh mẽ từ chu kỳ giá thép tăng mới.

Ngoài ra, giá trị sổ sách/CP của SMC sẽ duy trì được ở mức 10.270 – 11.970 đồng/CP trong giai đoạn 2024 – 2026. Trong trường hợp xấu nhất SMC phải trích lập dự phòng hết thì giá trị sổ sách là 10.203 đồng/CP tương đương P/B = 1.1x.

Trong năm 2024, BSC dự báo SMC ghi nhận doanh thu thuần 16.213 tỷ đồng (tăng 18% so với năm trước), lợi nhuận sau thuế công ty mẹ 28 tỷ đồng so với mức lỗ 879 tỷ đồng trong năm 2023, tương đương EPS FWD 2024 = 383 đồng/CP, P/E FWD 2024 = 29.5 P/B FWD 2023 = 1x với giả định sau: (1) Sản lượng + 12% yoy, giá bán + 5% yoy, (2) Biên lợi nhuận gộp đạt 1.7% , (3) SMC ghi nhận lợi nhuận bất thường 264 tỷ đồng từ bán tài sản NKG.

Rủi ro: Trích lập dự phòng 710 tỷ đồng. Tuy nhiên, BSC đánh giá áp lực trích lập dự phòng sẽ bù đắp một phần nhờ hoạt động kinh doanh cốt lõi phục hồi.