Việt Nam nghiên cứu chế tạo tên lửa phòng không TL-01

(Kiến Thức) - Bộ Quốc phòng Việt Nam đang đẩy nhanh tiến độ triển khai đề án chế tạo cấp quốc gia tên lửa phòng không tầm thấp TL-01.

Đây là thông tin trích dẫn từ bài viết “Bám sát sự phát triển của nghệ thuật quân sự và đối tượng tác chiến” mới đăng tải trên báo Quân đội Nhân dân.
“…Bộ Quốc phòng tập trung đẩy nhanh tiến độ triển khai Đề án chế tạo sản phẩm khoa học – công nghệ quốc gia với 2 sản phẩm, gồm tên lửa phòng không tầm thấp TL-01 và radar cảnh giới biển tầm gần… Toàn quân tiếp tục tổ chức hoạt động khoa học – công nghệ theo hướng đẩy mạnh gắn kết giữa các cơ sở nghiên cứu với công nghiệp quốc phòng; từng bước làm chủ các giải pháp thiết kế kỹ thuật và công nghệ chế tạo vũ khí trang bị kỹ thuật mới nhằm nâng cao sức mạnh, khả năng chiến đấu của quân đội”, bài báo cho biết.
Bộ đội diễn tập bắn đạn thật với tên lửa phòng không vác vai 9K32 Strela-2 (Việt Nam thường gọi là A72).
 Bộ đội diễn tập bắn đạn thật với tên lửa phòng không vác vai 9K32 Strela-2 (Việt Nam thường gọi là A72).
Theo một số nguồn tin quốc tế, trong nhiều năm thì Việt Nam đã tự sản xuất thành công tổ hợp tên lửa phòng không tầm thấp vác vai như 9K32 Strela-2 (NATO gọi là SA-7), 9K38 Igla theo giấy phép sản xuất từ Nga.
Hiện không rõ TL-01 là sản phẩm tên lửa vác vai hay là tổ hợp phòng không tầm thấp tự hành.
Ngoài ra, bài báo cũng cho biết rằng trong những năm qua, quân đội ta đã đạt được những kết quả tốt trong nghiên cứu cải tiến hệ thống điều khiển vũ khí trên máy bay, đài điều khiển tên lửa, liều phóng cho động cơ tên lửa; đài trinh sát kỹ thuật, radar cảnh giới; hệ thống điều khiển bắn ngư lôi, thủy lôi; nghiên cứu cải tiến, hiện đại hóa vũ khí lục quân. Các đơn vị triển khai đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng các dự án cải tiến hệ thống tên lửa phòng không, radar, xe tăng-thiết giáp, diesel hóa xe quân sự.
Các sản phẩm radar do Việt Nam tự chế tạo.
Các sản phẩm radar do Việt Nam tự chế tạo.
Đối với vũ khí lục quân tập trung nghiên cứu nâng cao khả năng cơ động, tăng tầm bắn, bảo đảm tác chiến ban đêm, hoạt động tin cậy, ổn định trong các điều kiện địa hình, thời tiết, khí hậu phức tạp.
Bên cạnh đó, một số loại vũ khí trang bị kỹ thuật hiện đại mới đưa vào biên chế như tàu ngầm, tàu tên lửa, tàu pháo; tên lửa đối không, tên lửa đối hải; máy bay chiến đấu, chống ngầm; radar tầm xa, các khí tài tác chiến điện tử, thông tin liên lạc, khí tài trinh sát... đang được lực lượng cán bộ khoa học – công nghệ nghiên cứu, biên soạn tài liệu huấn luyện, làm chủ khai thác đồng bộ tính năng kỹ thuật, chiến thuật của chúng.
Đồng thời, các đơn vị tổ chức nghiên cứu cải tiến, hiện đại hóa vũ khí trang bị kỹ thuật nhằm phù hợp với điều kiện tác chiến và bảo đảm kỹ thuật của Quân đội ta.

Ảnh Quân đội Nhân dân Lào hôm nay

Cùng xem những hình ảnh về Quân đội Nhân dân Lào hôm nay sau 65 xây dựng, chiến đấu và trưởng thành.

65 năm 20/1/1949-20/1/2014) xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, Quân đội nhân dân (QĐND) Lào đã lập nhiều chiến công vang dội, đánh đuổi thực dân Pháp và đế quốc Mỹ ra khỏi bờ cõi, giành độc lập tự do cho dân tộc. Quân đội Lào còn vững tay súng, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ khi bị kẻ thù nhòm ngó, xâm lấn biên giới. Cho đến hôm nay, Quân đội Lào đang xây dựng theo phương châm “Từng bước vững mạnh, phát triển hiện đại và chính quy”.
 65 năm 20/1/1949-20/1/2014) xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, Quân đội nhân dân (QĐND) Lào đã lập nhiều chiến công vang dội, đánh đuổi thực dân Pháp và đế quốc Mỹ ra khỏi bờ cõi, giành độc lập tự do cho dân tộc. Quân đội Lào còn vững tay súng, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ khi bị kẻ thù nhòm ngó, xâm lấn biên giới. Cho đến hôm nay, Quân đội Lào đang xây dựng theo phương châm  “Từng bước vững mạnh, phát triển hiện đại và chính quy”. 

“Mũi tên xanh” A72 - Vũ khí phòng không hiệu quả của VN

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, năm 1971, bộ đội ta lần đầu được Liên Xô viện trợ cho loại tên lửa phòng không vác vai 9K32 Strela 2 (định danh NATO là SA-7). Loại tên lửa này được bộ đội ta gọi là A72 hoặc một cái tên thân mật “mũi tên xanh”. Trong ảnh là chiến sĩ Tiểu đoàn 172 (Trung đoàn 237) bắn thử A72 vào tháng 11/1971. Nguồn: Bảo tàng PKKQ
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, năm 1971, bộ đội ta lần đầu được Liên Xô viện trợ cho loại tên lửa phòng không vác vai 9K32 Strela 2 (định danh NATO là SA-7). Loại tên lửa này được bộ đội ta gọi là A72 hoặc một cái tên thân mật “mũi tên xanh”. Trong ảnh là chiến sĩ Tiểu đoàn 172 (Trung đoàn 237) bắn thử A72 vào tháng 11/1971. Nguồn: Bảo tàng PKKQ

“Mũi tên xanh” A72 có đặc điểm gọn nhẹ (15kg gồm cả đạn), dễ cơ động (mang vác), khả năng sát thương cao cùng cách đánh sáng tạo của bộ đội ta đã trở thành nỗi khiếp đảm của máy bay tầm thấp Mỹ - Ngụy. Trong ảnh là một chiến sĩ quân giải phóng với tên lửa A72 trên vai. Nguồn: Bảo tàng PKKQ
“Mũi tên xanh” A72 có đặc điểm gọn nhẹ (15kg gồm cả đạn), dễ cơ động (mang vác), khả năng sát thương cao cùng cách đánh sáng tạo của bộ đội ta đã trở thành nỗi khiếp đảm của máy bay tầm thấp Mỹ - Ngụy. Trong ảnh là một chiến sĩ quân giải phóng với tên lửa A72 trên vai. Nguồn: Bảo tàng PKKQ

Ngay từ đầu tham chiến trên chiến trường Bình Trị Thiên, bộ đội ta với tên lửa vác vai A72 đã tiêu diệt nhiều máy bay địch. Trong số các xạ thủ bắn hạ máy bay Mỹ - Ngụy bằng tên lửa vác vai A72 năm xưa có xạ thủ Nguyễn Văn Thoa đã tiêu diệt tới 13 máy bay địch. Trong ảnh là xạ thủ tên lửa A72 Quân đoàn 4 luyện tập sẵn sàng chiến đấu. Nguồn: Bảo tàng PKKQ
Ngay từ đầu tham chiến trên chiến trường Bình Trị Thiên, bộ đội ta với tên lửa vác vai A72 đã tiêu diệt nhiều máy bay địch. Trong số các xạ thủ bắn hạ máy bay Mỹ - Ngụy bằng tên lửa vác vai A72 năm xưa có xạ thủ Nguyễn Văn Thoa đã tiêu diệt tới 13 máy bay địch. Trong ảnh là xạ thủ tên lửa A72 Quân đoàn 4 luyện tập sẵn sàng chiến đấu. Nguồn: Bảo tàng PKKQ

Hiện nay, tên lửa vác vai A72 vẫn là một trong những vũ khí phòng không tầm thấp chủ lực của Việt Nam, được trang bị cho các đơn vị thuộc Quân chủng Phòng không – Không quân bảo quản, giữ gìn phục vụ huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu. Trong ảnh là chiến sĩ phòng không bắn tên lửa A72 trong cuộc diễn tập bắn đạn thật năm 2009. Nguồn: Bảo tàng PKKQ
Hiện nay, tên lửa vác vai A72 vẫn là một trong những vũ khí phòng không tầm thấp chủ lực của Việt Nam, được trang bị cho các đơn vị thuộc Quân chủng Phòng không – Không quân bảo quản, giữ gìn phục vụ huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu. Trong ảnh là chiến sĩ phòng không bắn tên lửa A72 trong cuộc diễn tập bắn đạn thật năm 2009. Nguồn: Bảo tàng PKKQ

Toàn bộ hệ thống tên lửa phòng không A72 nặng 15kg (gồm cả đạn), dài 1,44m, đường kính 72mm. Trong ảnh là quả đạn tên lửa A72 rời bệ phóng trong một cuộc diễn tập bắn đạn thật năm 2012. Nguồn: báo QĐND
Toàn bộ hệ thống tên lửa phòng không A72 nặng 15kg (gồm cả đạn), dài 1,44m, đường kính 72mm. Trong ảnh là quả đạn tên lửa A72  rời bệ phóng trong một cuộc diễn tập bắn đạn thật năm 2012. Nguồn: báo QĐND

Hệ thống A72 trang bị đạn tên lửa nặng 9,8kg trang bị đầu tự dẫn hồng ngoại (bám theo luồng nhiệt từ miệng phụt động cơ máy bay), tầm bắn 3.700m, độ cao diệt mục tiêu 50-1.500m. Nguồn: báo QĐND
Hệ thống A72 trang bị đạn tên lửa nặng 9,8kg trang bị đầu tự dẫn hồng ngoại (bám theo luồng nhiệt từ miệng phụt động cơ máy bay), tầm bắn 3.700m, độ cao diệt mục tiêu 50-1.500m. Nguồn: báo QĐND

Trong ảnh là tên lửa vác vai A72 của Học viện Phòng không – Không quân rời nòng trong một cuộc diễn tập. Nguồn: báo QĐND
Trong ảnh là tên lửa vác vai A72 của Học viện Phòng không – Không quân rời nòng trong một cuộc diễn tập. Nguồn: báo QĐND

“Mũi tên xanh” A-72 tiêu diệt mục tiêu ngay lần khai hỏa đầu tiên. Nguồn: báo QĐND
“Mũi tên xanh” A-72 tiêu diệt mục tiêu ngay lần khai hỏa đầu tiên. Nguồn: báo QĐND

Niềm vui của các xạ thủ sau khi mục tiêu bị tiêu diệt. Nguồn: báo QĐND
Niềm vui của các xạ thủ sau khi mục tiêu bị tiêu diệt. Nguồn: báo QĐND

Điểm danh “rồng lửa mini” tốt nhất Đông Nam Á

Tổ hợp tên lửa phòng không tầm thấp vác vai 9K38 Igla (Nga sản xuất) phục vụ trong quân đội Việt Nam, Myanmar, Indonesia, Thái Lan và Malaysia. Đây cũng là loại tên lửa phòng không vác vai được nhiều quốc gia nhất ở khu vực “đặt trọn niềm tin”. Trong ảnh là binh sĩ Malaysia vác trên vai bệ phóng tên lửa 9K38 Igla.
Tổ hợp tên lửa phòng không tầm thấp vác vai 9K38 Igla (Nga sản xuất) phục vụ trong quân đội Việt Nam, Myanmar, Indonesia, Thái Lan và Malaysia. Đây cũng là loại tên lửa phòng không vác vai được nhiều quốc gia nhất ở khu vực “đặt trọn niềm tin”. Trong ảnh là binh sĩ Malaysia vác trên vai bệ phóng tên lửa 9K38 Igla.

9K38 Igla trang bị đạn tên lửa nặng 10,8kg có thể diệt mục tiêu ở cự ly xa đến 5,2km, độ cao 3,5km. Đạn được lắp đầu tự dẫn hồng ngoại cải tiến cho phép vượt qua các biện pháp đối phó hồng ngoại của đối phương, nó có thể tấn công vào phần thân máy bay, không nhất thiết nhắm vào ống xả động cơ. Ảnh minh họa nước ngoài
9K38 Igla trang bị đạn tên lửa nặng 10,8kg có thể diệt mục tiêu ở cự ly xa đến 5,2km, độ cao 3,5km. Đạn được lắp đầu tự dẫn hồng ngoại cải tiến cho phép vượt qua các biện pháp đối phó hồng ngoại của đối phương, nó có thể tấn công vào phần thân máy bay, không nhất thiết nhắm vào ống xả động cơ. Ảnh minh họa nước ngoài

Tổ hợp tên lửa phòng không tầm thấp vác vai FN-6 (Trung Quốc sản xuất) phục vụ trong quân đội Campuchia và Malaysia. Trong ảnh là 2 tên lửa FN-6 gắn trên xe cơ giới Quân đội Campuchia trong lễ duyệt binh.
Tổ hợp tên lửa phòng không tầm thấp vác vai FN-6 (Trung Quốc sản xuất) phục vụ trong quân đội Campuchia và Malaysia. Trong ảnh là 2 tên lửa FN-6 gắn trên xe cơ giới Quân đội Campuchia trong lễ duyệt binh.

Tên lửa FN-6 có thể diệt mục tiêu ở cự ly xa đến 6km, độ cao 3,5km. FN-6 lắp đầu tự dẫn hồng ngoại kỹ thuật số với khả năng vượt qua biện pháp che chắn hồng ngoại, mồi bẫy pháo sáng.
Tên lửa FN-6 có thể diệt mục tiêu ở cự ly xa đến 6km, độ cao 3,5km. FN-6 lắp đầu tự dẫn hồng ngoại kỹ thuật số với khả năng vượt qua biện pháp che chắn hồng ngoại, mồi bẫy pháo sáng.

Tổ hợp tên lửa phòng không tầm thấp vác vai Starburst (Anh chế tạo) trang bị chủ yếu trong Quân đội Malaysia. Trong ảnh là binh sĩ Malaysia vác trên vai tên lửa Starburst với kích cỡ phần đầu ống phóng rất lớn.
Tổ hợp tên lửa phòng không tầm thấp vác vai Starburst (Anh chế tạo) trang bị chủ yếu trong Quân đội Malaysia. Trong ảnh là binh sĩ Malaysia vác trên vai tên lửa Starburst với kích cỡ phần đầu ống phóng rất lớn.

Starburst đạt tầm bắn từ 30m tới 7km, dùng hệ dẫn đường bán tự động SACLOS. Starburst có thể bắn từ trên vai người lính hoặc đặt trên bệ phóng lắp nhiều quả đạn (trong ảnh).
Starburst đạt tầm bắn từ 30m tới 7km, dùng hệ dẫn đường bán tự động SACLOS. Starburst có thể bắn từ trên vai người lính hoặc đặt trên bệ phóng lắp nhiều quả đạn (trong ảnh).

Ngoài FN-6, Starburst, Malaysia còn sử dụng tổ hợp tên lửa Anza Mk-III do Pakistan sản xuất. Trong ảnh là nữ binh sĩ Malaysia vác trên vai tổ hợp Anza Mk-III.
Ngoài FN-6, Starburst, Malaysia còn sử dụng tổ hợp tên lửa Anza Mk-III do Pakistan sản xuất. Trong ảnh là nữ binh sĩ Malaysia vác trên vai tổ hợp Anza Mk-III.

Anza Mk-III đạt tầm bắn xa đến 5km, diệt mục tiêu ở độ cao 4km, lắp đầu tự dẫn hồng ngoại có thể đối phó tốt với biện pháp che chắn hồng ngoại, pháo sáng của máy bay địch. Ảnh minh họa nước ngoài
Anza Mk-III đạt tầm bắn xa đến 5km, diệt mục tiêu ở độ cao 4km, lắp đầu tự dẫn hồng ngoại có thể đối phó tốt với biện pháp che chắn hồng ngoại, pháo sáng của máy bay địch. Ảnh minh họa nước ngoài

Ngoài 9K38 Igla, Quân đội Indonesia cũng tin dùng tổ hợp RBS-70 do Thụy Điển sản xuất. RBS-70 có trọng lượng rất lớn nặng tới 87kg vì thế nó thường được đặt trên giá phóng 3 chân. Ảnh minh họa nước ngoài
Ngoài 9K38 Igla, Quân đội Indonesia cũng tin dùng tổ hợp RBS-70 do Thụy Điển sản xuất. RBS-70 có trọng lượng rất lớn nặng tới 87kg vì thế nó thường được đặt trên giá phóng 3 chân. Ảnh minh họa nước ngoài

RBS-70 có thể diệt mục tiêu ở cự ly từ 250m tới 8km, độ cao 5km. Quả đạn tên lửa không được trang bị đầu tự dẫn mà dùng hệ dẫn đường lade. Theo đó, trong chiến đấu, bệ phóng sẽ liên tục chiếu chùm tia lade vào mục tiêu, bộ phận tiếp nhận tiếp nhận tín hiệu lade trên RBS-70 sẽ tiếp thu lại tín hiệu lade phản hồi từ mục tiêu để điều khiển cánh lái tên lửa bay tới mục tiêu. Ảnh minh họa nước ngoài
 RBS-70 có thể diệt mục tiêu ở cự ly từ 250m tới 8km, độ cao 5km. Quả đạn tên lửa không được trang bị đầu tự dẫn mà dùng hệ dẫn đường lade. Theo đó, trong chiến đấu, bệ phóng sẽ liên tục chiếu chùm tia lade vào mục tiêu, bộ phận tiếp nhận tiếp nhận tín hiệu lade trên RBS-70 sẽ tiếp thu lại tín hiệu lade phản hồi từ mục tiêu để điều khiển cánh lái tên lửa bay tới mục tiêu. Ảnh minh họa nước ngoài

Indonesia cũng sử dụng loại tên lửa đối không vác vai của Trung Quốc mang tên QW-3. Đạn tên lửa QW-3 kết cấu với 2 tầng động cơ đẩy nhiên liệu rắn cho phép đạt tầm bắn tối đa 8km, độ cao diệt mục tiêu từ 4m tới 5km. Nó dùng đầu tự dẫn lade bán chủ động (phương án tương tự RBS-70). Trong ảnh là binh sĩ Indonesia bắn thử QW-3 trong một cuộc tập trận.
Indonesia cũng sử dụng loại tên lửa đối không vác vai của Trung Quốc mang tên QW-3. Đạn tên lửa QW-3 kết cấu với 2 tầng động cơ đẩy nhiên liệu rắn cho phép đạt tầm bắn tối đa 8km, độ cao diệt mục tiêu từ 4m tới 5km. Nó dùng đầu tự dẫn lade bán chủ động (phương án tương tự RBS-70). Trong ảnh là binh sĩ Indonesia bắn thử QW-3 trong một cuộc tập trận.