Việt Nam hiện chỉ còn 5 tỷ phú USD

Việt Nam hiện chỉ còn 5 tỷ phú USD theo Forbes thay vì 6 người như cuối 2024. Ông Phạm Nhật Vượng ghi nhận tài sản giảm nhẹ trong bối cảnh thị trường chứng khoán trầm lắng.

Tính tới ngày 22/1, theo Forbes, Việt Nam có 5 tỷ phú USD với tổng tài sản đạt 12,2 tỷ USD. Ông Nguyễn Đăng Quang không còn trong danh sách này. Đây không phải là lần đầu tiên ông Quang rời khỏi danh sách Forbes.
Trước đó, cuối năm 2024, Việt Nam vẫn có 6 tỷ phú USD với tổng tài sản đạt 13,4 tỷ USD, tăng nhẹ so với mức 13,2 tỷ USD hồi đầu năm.
Theo Forbes, đến ngày 22/1, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup (VIC) kiêm CEO VinFast (VFS) Phạm Nhật Vượng có tài sản trị giá 4,1 tỷ USD, không đổi so với cuối năm trước nhưng thứ hạng giảm từ 833 về vị trí 839 tỷ phú thế giới.
Vào đầu năm 2024, tài sản của ông Vượng ở mức 4,6 tỷ USD.
Viet Nam hien chi con 5 ty phu USD
Nhiều tỷ phú Việt ghi nhận tài sản biến động đầu năm 2025. Ảnh: DK 
 
Phần lớn tỷ phú Việt ghi nhận tài sản giảm chỉ trong khoảng 3 tuần qua. Tài sản của Chủ tịch VietJet (VJC) Nguyễn Thị Phương Thảo giảm từ mức 2,9 tỷ USD xuống 2,8 tỷ USD.
Tài sản của Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát (HPG) Trần Đình Long giảm từ 2,4 tỷ USD xuống 2,3 tỷ USD.
Chủ tịch Techcombank (TCB) Hồ Hùng Anh cũng ghi nhận tài sản giảm từ 1,8 tỷ USD xuống 1,7 tỷ USD.
Trong khi đó ông Trần Bá Dương (Thaco) và gia đình ghi nhận tài sản tăng thêm 100 triệu USD lên 1,3 tỷ USD.
Chủ tịch Masan Group (MSN) Nguyễn Đăng Quang ghi nhận tài sản xuống dưới ngưỡng 1 tỷ USD và không còn nằm trong danh sách các tỷ phú USD do Forbes ghi nhận.
Như vậy, ông Phạm Nhật Vượng vẫn là người Việt giàu nhất trong danh sách của Forbes cũng như theo tài sản quy ra từ cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Ông Vượng năm thứ 15 liên tiếp giữ vị trí số 1, tính từ năm 2010 tới nay.
Sở dĩ tài sản của nhiều tỷ phú Việt Nam hao hụt do thị trường cổ phiếu tụt giảm trong vài tuần gần đây với thanh khoản xuống mức rất thấp. Đây là điều thường thấy vào dịp trước Tết Nguyên đán.
Kết thúc phiên giao dịch 22/1, chỉ số VN-Index giảm thêm 3,56 điểm xuống 1.242,53 điểm, thanh khoản đạt hơn 12 nghìn tỷ đồng trên Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HoSE).
Loạt cổ phiếu trụ cột vẫn chịu áp lực bán ra trong nhiều phiên và là yếu tố khiến VN-Index lùi về sát 1.240 điểm.
Thị trường chứng khoán ghi nhận tâm lý ảm đạm trước kỳ nghỉ Tết. Trước đó, trong báo cáo Outlook 2025, Chứng khoán SHS cho rằng TTCK Việt Nam có thể giảm 15-20% trước khi tăng ổn định trở lại trong trung và dài hạn. Dự báo năm 2025, VN-Index sẽ tăng 11-12% lên 1.400-1.420 điểm.
Với xu hướng này, tài sản của các tỷ phú và đại gia Việt sẽ gia tăng. Theo SHS, nhóm ngành có triển vọng tích cực là ngân hàng, bất động sản, bất động sản công nghiệp, logistics, dịch vụ tài chính, công nghệ viễn thông.
Nhiều doanh nghiệp bất động sản vẫn gặp khó khăn vì nợ nần cho dù cũng đã có những khoảng thời gian thị trường địa ốc sôi động. Đây là nguyên nhân khiến tài sản nhiều đại gia suy giảm, như trường hợp ông Bùi Thành Nhơn (Novaland), ông Nguyễn Phát Đạt (PRD)...
Ngành ngân hàng có triển vọng tích cực hơn trong năm 2025 sau một năm bứt phá. VinaCapital dự báo cổ phiếu ngân hàng tiếp tục tăng nhờ lợi nhuận tăng trưởng mạnh hơn.
Nhiều doanh nhân Việt tham gia lĩnh vực ngân hàng, như ông Hồ Hùng Anh, ông Nguyễn Đăng Quang, ông Dương Công Minh, ông Đỗ Minh Phú Doji, ông Đỗ Quang Hiển T&T, bà Nguyễn Thị Nga BRG... sẽ được hưởng lợi.

Cổ phiếu VinFast lên sàn Nasdaq, Phạm Nhật Vượng nắm bao nhiêu tài sản?

Cùng với sự phục hồi của cổ phiếu Vingroup tại Việt Nam và cổ phiếu VinFast trên sàn chứng khoán Nasdaq của Mỹ, tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng tăng lên 4,3 tỷ USD tới ngày 2/10 theo tính toán của Forbes.

Vài tuần gần đây, nhóm các doanh nghiệp trong hệ sinh thái của tỷ phú Phạm Nhật Vượng công bố khá nhiều thông tin quan trọng, qua đó khiến nhóm cổ phiếu “họ Vin” biến động khá mạnh.
Sau chuỗi ngày giảm giá kéo dài gần 3 năm, nhóm cổ phiếu “họ Vingroup" (VIC) đã tăng mạnh trở lại, với những phiên tăng trần vào cuối tuần tháng 8 sau khi CTCP Vinhomes (VHM) công bố chi khoảng 13.000 tỷ mua lại 370 triệu cổ phiếu VHM làm cổ phiếu quỹ, tương đương 8,5% khối lượng cổ phiếu đang lưu hành.

Tỷ phú giàu nhất Việt Nam đang sở hữu bao nhiêu tiền?

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng là người giàu nhất Việt Nam hiện nay với 4,3 tỷ USD (theo ước tính của Forbes).

Theo danh sách tỷ phú thế giới thời gian thực của Forbes, tỷ phú Phạm Nhật Vượng vẫn đang là người giàu nhất Việt Nam với 4,3 tỷ USD. So với thời điểm công bố danh sách tỷ phú USD hồi tháng 4 của Forbes, tài sản của Chủ tịch Vingroup giảm 100 triệu USD.

Sau 3 tuần thực hiện Nghị định 168, vi phạm đã giảm rõ rệt

Sau 3 tuần thực hiện Nghị định 168, tình hình giao thông đã có chuyển biến tích cực, tai nạn giao thông trên đường bộ giảm cả 3 tiêu chí, vi phạm cũng giảm rõ rệt..

Ngày 21/1, đại diện Cục CSGT (C08, Bộ Công an) cho biết sau gần 3 tuần thực hiện Nghị định 168/2024/NĐ-CP (từ 1/1 đến nay), lực lượng CSGT đã phát hiện, xử lý 230.672 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) đường bộ. So với thời gian trước liền kề, xử phạt giảm 18.122 trường hợp (-7,3%).

Qua tổng hợp, đánh giá cho thấy số vi phạm đã giảm rõ rệt, đặc biệt là nhóm các vi phạm dễ dẫn tới tai nạn giao thông như: Không chấp hành hiệu lệnh đèn tín hiệu giao thông giảm 7,3%, vi phạm tốc độ giảm 28%, vi phạm nồng độ cồn giảm 13,5%, vi phạm tải trọng, cơi nới thành thùng xe giảm 34,5%.

Tình hình tai nạn giao thông (TNGT) cũng đã có chuyển biến tích cực; TNGT trên đường bộ giảm trên cả 3 tiêu chí, gồm: số vụ, số người chết và số người bị thương.

Theo Cục CSGT, thực tế từ 1/1/2025, có thể thấy rõ bộ mặt giao thông đã thay đổi với những tín hiệu đáng mừng. Tình trạng người điều khiển phương tiện vượt đèn đỏ, đi trên vỉa hè, đi ngược chiều của đường một chiều… đã giảm rõ rệt, nhất là tại các đô thị lớn.

Người tham gia giao thông đã tự giác chấp hành đèn tín hiệu giao thông kể cả khi không có lực lượng CSGT kiểm tra, kiểm soát, đã dần thay đổi về nhận thức, ý thức trách nhiệm của từng công dân, từng bước hình thành văn hóa khi tham gia giao thông, tạo hình ảnh giao thông văn minh.

Sau 3 tuan thuc hien Nghi dinh 168, vi pham da giam ro ret
 Người dân chấp hành hiệu lệnh đèn tín hiệu giao thông tại tuyến đường Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi. Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN.

Nghị định 168 không chỉ tập trung vào việc xử phạt vi phạm mà còn thể hiện tính nhân văn trong việc bảo vệ quyền lợi, sức khỏe và an toàn của các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương là người già và trẻ em (như: quy định nhường đường cho người đi bộ, quy định về việc sử dụng ghế ngồi an toàn cho trẻ em trong ô tô…). Từ đó, góp phần xây dựng một xã hội an toàn hơn cho tất cả mọi người.

Việc trừ điểm trên giấy phép lái xe đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân được tiếp tục điều khiển phương tiện khi có hành vi vi phạm giao thông mà chưa bị trừ hết điểm, đảm bảo cuộc sống hằng ngày, vừa tự quản lý, ý thức về số điểm còn lại để tham gia giao thông một cách chủ động, có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng và xã hội.

Cơ quan chức năng nhìn nhận, thời điểm trước và sau Tết Nguyên đán, nhu cầu đi lại, giao thương của người dân tăng rất cao so với ngày thường. Điều này tạo áp lực rất lớn đối với hạ tầng giao thông, tình hình TTATGT trên toàn quốc, nhất là tại các đô thị lớn luôn phức tạp, ùn tắc giao thông diễn ra thường xuyên, phổ biến hơn, không chỉ vào các khung giờ cao điểm mà còn vào các khung giờ khác trong ngày.

Quá trình thực hiện, lực lượng CSGT vừa hướng dẫn, vừa tuyên truyền, xử lý giúp người dân hiểu, đồng thuận, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về TTATGT.

Cục CSGT tiếp tục phối hợp với ngành giao thông vận tải rà soát cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ (đèn tín hiệu giao thông, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, các điểm dừng đỗ…), công tác tổ chức giao thông để kiến nghị, khắc phục ngay những điểm bất hợp lý.

>>> Mời độc giả xem thêm video Nghị định 168 chưa được người dân TPHCM hiểu rõ dù đã có hiệu lực: