Viên kim cương được tìm thấy ở Nga có niên đại 3,6 tỷ năm

Một nhóm chuyên gia quốc tế phát hiện rằng viên kim cương nhỏ được tìm thấy trong khối đá kimberlite ở Cộng hòa Yakutia (Nga) chính là mẫu vật lâu đời nhất trong lịch sử.

Theo ấn phẩm Science in Siberia, các nhà khoa học tin rằng viên kim cương đó có niên đại khoảng 3,6 tỷ năm.
"Nhiều khả năng đó là viên kim cương lâu đời nhất mà con người từng biết được cho đến nay. Tuổi của nó ước tính vào khoảng 3,6 tỷ năm”, Giám đốc khoa học của Viện Địa chất và Khoáng vật tại chi nhánh Siberia của Viện Hàn lâm Khoa học Nga, Viện sĩ Nikolai Pokhilenko cho biết.

Vien kim cuong duoc tim thay o Nga co nien dai 3,6 ty nam

Ảnh minh họa: Time News

Họ đã tìm ra tuổi của viên đá có đường kính 0,3mm trên bằng phương pháp xác định niên đại đồng vị. Nó được bao bọc bên ngoài bởi khoáng chất olivine ở nhiệt độ hơn 1.400 độ C và áp suất trên 5,5 Gpa. Các chỉ số trên tương ứng với độ sau khoảng 180km.
Nghiên cứu cho biết một loại khoáng chất đang phát triển, olivine, đã chiếm lấy viên kim cương 0,3 mm ở nhiệt độ hơn 1400 độ C và áp suất hơn 5,5 GPa. Điều này tương ứng với độ sâu khoảng 180 km, nằm dưới lớp phủ thạch quyển của các cấu trúc cổ xưa.
Loại đá phổ biến nhất có thể chứa kim cương ở độ sâu của lớp phủ thạch quyển là kimberlite. Từ cuối những năm 1960, nhiều nhà khoa học Nga và nước ngoài đã chú tâm đến các mẫu đá và khoáng chất của lớp phủ thạch quyển tại Udachnaya - một trong những mỏ kim cương lớn nhất ở Nga.

Bí ẩn lời nguyền “chết chóc” từ 7 viên đá quý khiến ai cũng phải lạnh người

Những viên đá quý dù rất đắt nhưng phía sau lại là những lời nguyền bất hạnh, chết chóc khiến chúng trở nên huyền bí và không ai dám sở hữu.

Kim cương Black Orlov - mắt thần Brahma

Kim cương Black Orlov, được tìm thấy ở Ấn Độ vào đầu những năm 1800. Theo truyền thuyết viên kim cương bị đánh cắp từ mắt tượng Brahma-vị thần Hin du tại một ngôi đền ở miền Nam Ấn Độ. Sau đó công chúa Nga Nadezhda Orlov đã mua. Tin đồn công chúa và cùng hai người khác dùng Black Orlov đều nhảy lầu tự sát.

Khám phá thị trấn của các nhà khoa học Liên Xô trong rừng Siberia

Vào những năm 1950, cả một thị trấn được xây dựng trong một khu rừng ở Siberia, để các nhà vật lý, toán học và sinh học giỏi nhất của Liên Xô có thể nghiên cứu khoa học mà không bị phân tâm.

Nằm heo hút giữa cánh rừng toàn thông và bạch dương ở trung tâm Siberia, cách Moscow khoảng 3.000 km, thị trấn Akademgorodok được xây dựng riêng cho các nhà khoa học và nghiên cứu xuất sắc của Liên Xô. Nó còn được gọi là “Thung lũng Silicon” của Liên Xô.
Kham pha thi tran cua cac nha khoa hoc Lien Xo trong rung Siberia

Ngày nay, thị trấn Akademgorodok vẫn tồn tại với rất nhiều các nghiên cứu khoa học.

Hãy tưởng tượng rằng bạn đi dạo trong một khu rừng vào mùa đông ở một nơi nào đó sâu trong Siberia và trên đường đi, bạn sẽ gặp được đủ loại nhà khoa học hoặc ít nhất là sinh viên. Họ vội vã băng qua khu rừng rậm rạp để đến nơi làm việc hoặc học tập tại hàng chục viện nghiên cứu ở thị trấn Akademgorodok.

Cuộc sống khoa học trong rừng

“Cha tôi đến đây vào năm 1961 để làm việc tại Viện Tự động hóa và Đo điện sau khi tốt nghiệp Học viện Bách khoa Tomsk và mẹ tôi đã đến sớm hơn một năm để dạy văn ở trường sau khi tốt nghiệp Đại học Leningrad”, Anastasia Bliznyuk, người được sinh ra ở thị trấn Akademgorodok cho biết.

Anastasia Bliznyuk lớn lên ở Akademgorodok và từng làm nhà tâm lý học ở đó và hiện là người lưu giữ lịch sử kiêm hướng dẫn viên du lịch của thị trấn này.

Kham pha thi tran cua cac nha khoa hoc Lien Xo trong rung Siberia-Hinh-2
Anastasia trong căn hộ được làm theo phong cách của những năm 1960, khi các nhà khoa học từ khắp Liên Xô đến đây. Căn phòng này cũng là một bảo tàng thời đó. Ảnh: Anna Sorokina. 

Akademgorodok (nghĩa đen là 'Thị trấn Học viện') được xây dựng vào năm 1957 giữa một khu rừng làm trung tâm nghiên cứu cho chi nhánh Siberia của Viện Hàn lâm Khoa học Nga, tập trung vào vật lý, công nghệ và khoa học tự nhiên. Các nhà toán học lỗi lạc Mikhail Lavrentyev, Sergei Sobolev và Sergei Khristianovich đã đề xuất ý tưởng này với chính phủ và ngay lập tức được ủng hộ. Theo thời gian, nhiều “cộng đồng các nhà khoa học” tương tự - các phân khu của Chi nhánh Siberia của Viện Hàn lâm Khoa học Nga - mọc lên ở Tomsk, Krasnoyarsk và Irkutsk, nhưng Akademgorodok là lớn nhất và uy tín nhất ở Liên Xô.

Kham pha thi tran cua cac nha khoa hoc Lien Xo trong rung Siberia-Hinh-3
Chi nhánh Siberia của Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô, năm 1978. Ảnh: TASS. 
Các nhà khoa học mới nổi và những người lao động bình thường bắt đầu đến với thị trấn của các nhà khoa học Liên Xô ở Siberia xa xôi, lạnh giá từ khắp nơi trên đất nước. Có một bầu không khí đặc biệt và không ai muốn rời khỏi nơi này. Anastasia nói: “Chúng tôi có những ví dụ về những người thợ xây dựng và công nhân bình thường, những người khi ở đây đã bắt đầu học tập, đắm mình trong khoa học và sau đó trở thành tiến sĩ khoa học.