Viện kiểm sát TP.HCM: Bị cáo Đào Anh Kiệt biết sai nhưng vẫn làm

Liên quan đến vụ án vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí đối với bị cáo Nguyễn Hữu Tín, nguyên Phó chủ tịch UBND TP.HCM, cùng 4 đồng phạm, đại diện Viện kiểm sát TP.HCM cho rằng, bị cáo Đào Anh Kiệt, nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên môi trường, biết sai nhưng vẫn làm.
 

Trong phiên xét xử chiều ngày 27/12, Viện kiểm sát TP.HCM cho rằng, bị cáo Đào Anh Kiệt, nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên môi trường TP.HCM, phải là người chịu trách nhiệm cao nhất tại Sở vì biết sai nhưng vẫn làm.
Cụ thể, đại diện Viện kiểm sát cho biết, trong suốt quá trình xét hỏi, cũng như trả lời câu hỏi của Hội đồng xét xử, bị cáo nhận thức rõ nhà đất tại địa chỉ 15 Thi Sách (quận 1) là tài sản công, nhưng vẫn ký Công văn số 48 để đề xuất, xin kiến nghị UBND Thành phố cho Công ty cổ phần xây dựng Bắc Nam 79 (Công ty Bắc Nam 79) ký hợp đồng thuê để làm văn phòng làm việc.
Đồng thời, bị cáo cũng ký nháy trên các văn bản dự thảo trình UBND Thành phố. Trên cơ sở các tờ trình và dự thảo này, UBND Thành phố mới ban hành Công văn số 927 về việc chấp thuận cho Công ty Bắc Nam 79 được thuê đất.
"Mặc dù đã thừa nhận những hành vi nêu trên nhưng bị cáo vẫn cho rằng mình đã làm đúng. Bị cáo làm theo chỉ đạo và quyền quyết định thuộc thẩm quyền của UBND Thành phố. Nhưng khi nhận văn bản 787 của UBND Thành phố, bị cáo đã bút phê chỉ đạo cấp dưới xử lý nhanh", đại diện Viện kiểm sát nói.
Vien kiem sat TP.HCM: Bi cao Dao Anh Kiet biet sai nhung van lam
 Bị cáo Đào Anh Kiệt, nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên môi trường TP.HCM.
Theo Viện kiểm sát, bị cáo Kiệt phải là người chịu trách nhiệm cao nhất tại Sở Tài nguyên môi trường trong việc gây thất thoát, thiệt hại tài sản nhà nước. Bởi bị cáo nhận thức được nhà đất số 15 Thi Sách là tài sản công. Nếu bán tài sản trên đất hoặc cho thuê thì phải thực hiện thông qua hình thức đấu giá hoặc phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định. Nhưng bị cáo vẫn ký tờ trình và ký nháy các văn bản tham mưu cho bị cáo Nguyễn Hữu Tín ban hành chủ trương quyết định cho Công ty Bắc Nam 79 được thuê nhà đất.
"Như vậy, bị cáo biết sai nhưng vẫn làm, vẫn thực hiện và bỏ mặc cho kết quả xảy ra”, đại diện Viện kiểm sát nhấn mạnh.
Do đó, cáo trạng truy tố bị cáo Đào Anh Kiệt về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí là có căn cứ. Điều này cho thấy rõ được trách nhiệm, vai trò của người đứng đầu một ngành sẽ nhận thấy trách nhiệm của mình đối với hậu quả của vụ án, cho thấy nghĩa vụ của mình đối với cấp trên và trách nhiệm của người đứng đầu với cấp dưới. Do đó, nguyên Giám đốc Sở tài nguyên môi trường Đào Anh Kiệt sẽ không được hưởng tình tiết giảm nhẹ về việc thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải.
Viện kiểm sát nhận thấy bị cáo có phần đóng góp xây dựng Sở tài nguyên môi trường trong thời gian công tác. Gia đình bị cáo cũng tự nguyện nộp 400 triệu đồng để khắc phục một phần hậu quả. Nhưng những tình tiết giảm nhẹ về nhân thân của bị cáo không đủ để bị cáo được hưởng khoan hồng. Do đó, mức án của bị cáo phải ngang bằng với bị cáo Nguyễn Hữu Tín.
Theo đó, bị cáo Nguyễn Hữu Tín, nguyên Phó chủ tịch UBND TP.HCM, và Đào Anh Kiệt, nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường TP.HCM, bị Viện kiểm sát TP.HCM đề nghị xử phạt mức án từ 7 – 8 năm tù.
Bị cáo Lê Văn Thành, nguyên Phó Chánh Văn phòng UBND TP.HCM; Trương Văn Út, nguyên Phó Trưởng phòng Quản lý đất - Sở Tài nguyên - Môi trường bị đề nghị xử phạt mức án từ 5 - 6 năm tù. Ngoài ra, đại diện Viện kiểm sát còn đề nghị Hội đồng xét xử trả lại hộ chiếu cho bị cáo Lê Văn Thành, vì đây là giấy tờ tùy thân của bị cáo.
Bị cáo Nguyễn Thanh Chương, nguyên Trưởng phòng Đô thị thuộc Văn phòng UBND TP.HCM, được Viện kiểm sát đề xuất mức án nhẹ nhất, từ 4 – 5 năm tù. Các bị cáo ở trên đều phạm tội vi phạm quy định về quản lý sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí.
Trong phiên xét xử chiều ngày 26/12, bị cáo Đào Anh Kiệt, nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM nói mình bị oan.
Cụ thể, bị cáo Kiệt cho biết, khi nhận được công văn chỉ đạo của UBND Thành phố, kèm theo các văn bản của Bộ Công an và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thì bị cáo nhận thức đây là để phục vụ an ninh. Tuy nhiên, cấp dưới cho biết đây là đất công, nên theo quy định của UBND Thành phố, để giảm bớt thủ tục hành chính thì các đơn vị trưởng phải tổ chức họp liên ngành.
Sau đó, bị cáo Kiệt ký công văn 48 với nội dung đồng ý cho Công ty cổ phần Xây dựng Bắc Nam 79 được ký hợp đồng thuê đất số 15 Thi Sách, để trình UBND Thành phố.
Theo lý giải của bị cáo Kiệt thì đây là quy định của UBND Thành phố, chứ thực sự bị cáo phản đối việc ký này.

Ai thay thế Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Lê Hải An trong BCĐ cải cách hành chính?

Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định thay đổi thành viên Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ. Người thay thế vị trí của Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Lê Hải An là ông Nguyễn Văn Phúc.
 

Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ quyết định ông Nguyễn Văn Phúc, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT thay thế ông Lê Hải An.

“Hầu tòa” hôm nay 26/12: Cựu Phó CT Nguyễn Hữu Tín “diễn” gì về sai phạm gây ra?

(Kiến Thức) - Ngày 26/12, ông Nguyễn Hữu Tín cùng bốn đồng phạm bị đưa ra xét xử về tội danh “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí” liên quan những sai phạm tại khu đất 15 Thi Sách.

Sáng 26/12, TAND TP Hồ Chí Minh mở phiên sơ thẩm xét xử vụ án "vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí" liên quan đến khu đất số 15 Thi Sách, quận 1.

Cựu Phó CT TPHCM Nguyễn Hữu Tín: Từ quyền lực đến án đề nghị 8 năm tù

(Kiến Thức) - Trước khi trở thành bị cáo và bị đề nghị mức án từ 7 đến 8 năm tù giam trong vụ án cho thuê đất không thông qua đấu giá xảy ra tại 15 Thi Sách, bị cáo Nguyễn Hữu Tín từng có một thời hoàng kim quyền lực.

Liên quan phiên tòa xét xử vụ án Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí đối với bị cáo Nguyễn Hữu Tín (cựu Phó chủ tịch UBND TP HCM) cùng 4 đồng phạm, chiều 27/12, đại diện Viện kiểm sát đã nêu quan điểm luận tội và đề nghị mức án đối với các bị cáo. Đáng chú ý, ông Nguyễn Hữu Tín bị Viện kiểm sát đề nghị mức án 7-8 năm tù.
Trước khi trở thành bị cáo trong vụ án này, ông Nguyễn Hữu Tín đã có một thời hoàng kim quyền lực khi từng là Phó chủ tịch UBND TP.HCM, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM, thành viên Ban Chỉ đạo Nhà nước về điều tra cơ bản tài nguyên - môi trường biển.