Việc dùng người sống làm tượng đất nung: Tần Thủy Hoàng không hề hồ đồ

Thời gian đầu các nhà khảo cổ tin rằng những bức tượng đất nung trong lăng Tần Thủy Hoàng được tạo ra người sống.

Những bức tượng sống động như người thật

Theo các thông tin mà giới khảo cổ Trung Quốc có được đến thời điểm hiện tại, khu di tích lăng mộ Tần Thủy Hoàng có bốn hố có chôn các chiến binh đất nung. Trong đó, ngoại trừ hố số 4 bị nghi là chưa hoàn thành vì lý do thời gian, hơn 8.000 chiến binh và ngựa đất nung đã được khai quật trong ba hố còn lại.

Các chiến binh đất nung này, tất cả đều cao khoảng 1,8m, thân hình tráng kiện, nhưng mỗi người có một biểu cảm khuôn mặt khác nhau, các phụ kiện tóc khác nhau, cử chỉ và các chi tiết khác cũng rất khác nhau.

Hàng ngàn chiến binh đất nung và ngựa không giống nhau! Không chỉ vậy, những người chiến binh này còn mặc các loại trang phục khác nhau, kể cả kỵ binh và bộ binh.

Vậy những chiến binh này đã được tạo ra như thế nào?

Có hai phỏng đoán liên quan tới việc tạo ra các tượng đất nung. Thứ nhất, tượng đất nung được tạo ra từ những người sống – những người đã được chỉ định chôn theo Tần Thủy Hoàng khi ông ta chết đi.

Việc dùng người sống làm tượng đất nung: Tần Thủy Hoàng không hề hồ đồ ảnh 1

Hài cốt những người tuẫn táng theo Tần Thủy Hoàng (Nguồn: Internet)

Từ thời xa xưa, đặc biệt là từ thời nhà Chu, ở Trung Quốc đã tồn tại tập tục tuẫn táng. Trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng, các nhà khảo cổ cũng đã tìm thấy số lượng lớn các hài cốt được cho là những người bị tuẫn táng cùng hoàng đế.

Đã có rất nhiều người chết khi xây dựng lăng mộ, vậy thì việc dùng người sống làm tượng đất nung là hoàn toàn có cơ sở.

Tuy nhiên, nhiều người lại cho rằng Tần Thủy Hoàng dù tàn độc, dù ham quyền lực ngay cả khi sang thế giới bên kia, nhưng cũng không phải là người hồ đồ đến mức sẵn sàng hy sinh cả một đội quân để làm tượng tuẫn táng.

Sau khi thống nhất Trung Quốc, ông ta luôn hy vọng về một Trung Quốc tồn tại mãi mãi, ông ta giữ lại các quý tộc và cũng không giết các khanh tướng công thần.

Các chuyên gia không muốn phá hủy tượng đất nung để trả lời câu hỏi này, cho nên cuộc tranh cãi mãi không có hồi kết.

Trùng tu tượng đất nung, chân tướng được hé lộ

Khi các chuyên gia sửa chữa lại một bức tượng đất nung, họ tiến hành chụp cắt lớp toàn bộ tượng. Bên trong bức tượng hoàn toàn rỗng.

Tin tức này lập tức tạo thành một cơn sóng với giới khảo cổ trong và ngoài nước. Vậy thì các thợ thủ công đã tạo nên các tác phẩm độc nhất vô nhị này như thế nào?

Việc dùng người sống làm tượng đất nung: Tần Thủy Hoàng không hề hồ đồ ảnh 2

Những bức tượng sống động như người thật (Nguồn: Sohu)

Hóa ra là các khung gốm đã được sử dụng trong quá trình tạo ra các chiến binh đất nung. Người thợ thủ công sử dụng khung gốm cho hầu hết các tượng, nhưng khi đến công đoạn tạo hình, họ lại tạo ra các chi tiết khác nhau để có được những chiến binh khác nhau.

Qua đây, có thể thấy Tần Thủy Hoàng là vị hoàng đế rất lý trí khi vẫn cố gắng bớt hao tổn sinh mạng quân đội vào công việc xây dựng lăng mộ của mình, không để mạng người bị phí phạm.  

Mỹ nhân nào khiến Tần Thuỷ Hoàng điên cuồng chinh phục?

(Kiến Thức) - Giống như nhiều hoàng đế, Tần Thủy Hoàng có hậu cung gồm nhiều giai nhân xinh đẹp hầu hạ. Thế nhưng, vị hoàng đế nổi tiếng nhà Tần này được cho yêu say đắm một mỹ nhân nhưng lại không có kết thúc có hậu.

My nhan nao khien Tan Thuy Hoang dien cuong chinh phuc?
 Theo một số ghi chép, Tần Thủy Hoàng có một mối tình khắc cốt ghi tâm dành cho một người con gái có tên A Phòng. Tuy nhiên, mối tình này của Tần Thủy Hoàng gặp nhiều "sóng gió" và không có kết thúc viên mãn.

Lăng mộ con gái Tần Thủy Hoàng: Tư thế qua đời tố cáo tội ác của anh trai

Dù là công chúa được vua cha Tần Thủy Hoàng yêu quý nhất, Doanh Âm Man vẫn phải chịu cái chết đầy đau đớn, xót xa đến từ chính người thân ruột thịt.

Lên ngôi khi mới 13 tuổi, Tần Thủy Hoàng trở thành vị hoàng đế đầu tiên và cũng là một trong những vị vua vĩ đại nhất trong lịch sử Trung Quốc. Không ít huyền thoại và truyền thuyết về vị vua này, đặc biệt Vạn Lý Trường Thành hay kênh Linh Cừ còn tồn tại đến ngày nay chính là minh chứng rõ ràng nhất về tầm nhìn vượt thời đại của Tần Thủy Hoàng.

Lang mo con gai Tan Thuy Hoang: Tu the qua doi to cao toi ac cua anh trai

Dù là "thiên cổ nhất đế" với sự nghiệm huy hoàng, cuộc sống riêng tư của Tần Thủy Hoàng lại trần đầy bi kịch. Theo các chuyên gia, Tần Thủy Hoàng có tới 33 người thừa kế, nổi tiếng nhất phải kể đến hoàng tử Phù Tô (242 TCN- 210 TCN) và Hồ Hợi (229 TCN- 207 TCN; sau này trở thành vị hoàng đế thứ hai của nhà Tần). Đặc biệt là vị công chúa được Tần Thủy Hoàng yêu quý nhất: Doanh Âm Man.
Được vua cha sủng ái, Doanh Âm Man sống vô cùng xa hoa, vô lo vô nghĩ. Tuy nhiên, mọi thứ đã thay đổi hoàn toàn sau khi Tần Thủy Hoàng qua đời. Chỉ sau một đêm, nàng công chúa này mất hết tất cả, cùng các anh trai xử tội chết, ngũ mã phanh thây.
Điều này được thể hiện rõ nét trong một quần thể mộ cổ ở phía đông dãy núi Tần Lĩnh (Thiểm Tây, Trung Quốc) mà các chuyên gia đã khai quật được từ hồi tháng 10/1976. Sau khi khai quật 8 ngôi mộ đầu tiên, các chuyên gia đã phát hiện ra nhiều chi tiết bất thường.
Trong ngôi mộ này, hầu hết các hài cốt đều được chôn cất vô cùng lộn xộn. Thậm chí, một số thi thể đầu bị tách rời, mũi tên xuyên qua hoặc tứ chi bị tách rời. Điều này chứng tỏ, những người này đã bị giết hại vô cùng dã man, tàn nhẫn.

Lang mo con gai Tan Thuy Hoang: Tu the qua doi to cao toi ac cua anh trai-Hinh-2

Lăng mộ con gái Tần Thủy Hoàng
Bên cạnh đó, do những ngôi mộ này được an táng tại phụ cận núi Tần Lĩnh kèm theo số lượng đồ tùy táng khổng lồ, vô cùng phong phú và quý giá; điều này khiến các chuyên gia đoán rằng, thân phận của những thi thể này nhất định có liên quan đến hoàng thất nhà Tần, đặc biệt là tần Thủy Hoàng.
Đặc biệt, con dấu khắc hai chữ "阳滋"(Dương Tư) tìm thấy trong lăng mộ đã phần nào hé lộ bí ẩn. Theo các chuyên gia, đây chính là con dấu chứng tỏ thân phận của công chúa Doanh Âm Man - ái nữ Tần Thủy Hoàng.
Lúc này, mọi bí mật cũng đã được giải đáp. Cụ thể, sau khi Tần Thủy Hoàng băng hà (210 TCN), hoàng tử Hồ Hợi đã cấu kết với thái giám Triệu Cao để làm giả thánh chỉ, âm mưu hại chết Thái từ Phù Tô nhằm lên ngôi Hoàng đế.
Khi đã đoạt được ngôi báu, Hồ Hợi còn ra tay tàn sát tất cả những kẻ chống đối và giết hại các anh chị em của mình.
Kết quả,12 vị hoàng tử bị chém ở chợ Hàm Dương, 10 vị công chúa bị phanh thây khiến cho hoàng cung ngập tràn chết chóc. Thế nhưng, mới tại vị được 3 năm thì triều đình loạn lạc. Theo đó, Hồ Hợi bị bức thoái vị và tự sát trong tủi nhục, khiến nhà Tần dần sụp đổ.