Những kiến thức sinh tồn sẽ cứu bạn mỗi khi “ngàn cân treo sợi tóc”

Trong cuộc sống, bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra, đe dọa đến tính mạng con người. Vậy nên nằm lòng ngay những bí kíp sinh tồn này bởi bạn có thể phải sử dụng tới chúng.

Nhung kien thuc sinh ton se cuu ban moi khi “ngan can treo soi toc”
  Nếu bị cuốn vào dòng chảy xa bờ này, đừng bơi thẳng vào bờ mà hãy bơi theo đường chéo hoặc song song với bờ để thoát khỏi dòng nước. Dòng nước này không quá rộng, bạn hoàn toàn có thể bơi khỏi nó và tự giải cứu cho mình.

1 người chết, 2 người bị thương nặng, đứt lìa tay do thang máy cáp

Vụ rơi thang máy ở quận Tân Phú (TP HCM) đã khiến 1 người tử vong, 2 người bị thương nặng trong đó 1 người bị đứt lìa cánh tay.

Trưa 9/2, bác sĩ Lê Văn Tuấn - Trưởng Khoa Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết 2 nạn nhân trong vụ rơi thang máy đã được phẫu thuật và đang nằm ở phòng hồi sức.

Hà Nội: Thang máy chung cư cao cấp “chết cứng”, nhốt cư dân trong ca bin

Mất điện đột ngột, thang máy ở chung cư cao cấp 6th Element  (phường Xuân La, quận Tây Hồ, Hà Nội) "chết cứng", nhốt cư dân bên trong cabin gần 1 tiếng.

Sáng 31/3, cư dân chung cư cao cấp 6th Element Tây Hồ Tây (ở phường Xuân La, quận Tây Hồ, Hà Nội) phản ánh về sự cố mất điện khiến thang máy nhốt người bên trong.
Theo Zing, bà Linh Chi, cư dân chung cư cho biết, vụ việc xảy ra vào khoảng 18h ngày 30/3, thời điểm này, toàn bộ các tòa nhà của 6th Element mất điện nội bộ, thang máy dừng đột ngột khi đang chở người bên trong cabin.
Ha Noi: Thang may chung cu cao cap “chet cung”, nhot cu dan trong ca bin

Lực lượng cảnh sát PCCC giải cứu các cư dân. (Ảnh: Zingnews)

Bà Chi cho biết thêm, tại thang của tòa M1, có hai mẹ con đang di chuyển thì thang dừng 'chết cứng' tại chỗ, nhốt cả 2 ở tầng 14. Trong khi đó, thang máy của tòa D thì vẫn hoạt động nhưng không mở cửa cho cư dân thoát ra, mà cứ tụt được một đoạn lại dừng.

Ha Noi: Thang may chung cu cao cap “chet cung”, nhot cu dan trong ca bin-Hinh-2

Sự cố mất điện làm thang máy "chết cứng" tại chung cư 6th Element Tây Hồ Tây. (Ảnh: Báo Xây Dựng) 

Các cư dân chung cư cho hay khi sự việc xảy ra, rất nhiều người đã cố liên hệ với ban quản lý (BQL) các tòa nhà, chủ đầu tư nhưng không thể kết nối. Đến cả nhân viên lễ tân cũng không thể liên lạc với cấp trên để tìm cách xử lý sự cố.

Vì quá sốt ruột khi có người mắc kẹt bên trong thang máy không có điện, cư dân đã phải gọi lực lượng cảnh sát PCCC và cứu hộ cứu nạn để giải cứu những người bị mắc kẹt bên trong.

Cùng đưa tin về vụ việc, trên Xây Dựng cho biết, sau gần 1 tiếng, hai mẹ con bị nhốt trong thang máy tại tầng 33 tòa M2 mới được đưa ra ngoài. Họ rất hoảng sợ, đặc biệt là đứa bé. 

Đại diện BQL cho hay nguyên nhân sự cố mất điện được xác định là do hệ thống xử lý cháy nổ của tòa nhà.

"Khoảng 18h, hệ thống báo cháy nhận tín hiệu từ một căn hộ tầng 9, tòa nhà M2. Vì vậy, mạng lưới điện nội bộ của chung cư đã tự động ngắt theo thiết đặt an toàn ban đầu dẫn đến mất điện", đại diện BQL nói.

Theo BQL, hệ thống thang máy của chung cư khi bị ngắt điện tổng đột ngột sẽ tự động dừng và mở cửa ở tầng gần nhất hoặc di chuyển về tầng một. Nhưng khi sự cố tối 30/3 xảy ra, thang máy không hiểu sao lại "chết cứng".

Đại diện BQL cho hay đang cùng các nhà thầu, đặc biệt là nhà thầu cung cấp hệ thống thang máy để điều tra nguyên nhân sự cố.

Phương pháp xử lý khi thang máy gặp sự cố
1. Giữ bình tĩnh:
- Điều đầu tiên và quan trọng nhất cần làm trong lúc này là phải thật bình tĩnh. Chúng ta nên nhớ rằng có rất ít trường hợp có người chết khi bị nhốt trong thang máy và gần như chúng ta có thể thoát khỏi một cái thang máy đóng kín mà không hề bị trầy xước.
- Nếu như cảm thấy quá sợ hãi, hãy cố gắng loại khỏi đầu những sự suy diễn và lo lắng không đáng có của ban. Thư giãn để giảm bớt nỗi sợ hãi. Giữ bình tĩnh để có thể sống sót. Trường hợp thường gặp nhất là chúng ta phải đợi cho tới khi thang máy bắt đầu hoạt động trở lại.
2. Thử nút mở cửa
Khi thang máy đột ngột dừng lại, chúng ta không nhất thiết phải bấm loạn xạ các nút đến các tầng khác để xem nó có di chuyển tiếp hay không. Thay vào đó, hãy thử bấm nút mở cửa. Nếu thang máy vẫn không có phản ứng thì hãy kêu cứu ngay lúc đó hoặc ấn chuông gọi.
3. Chờ thiết bị cứu hộ trong thang máy
Thang máy tải khách hiện nay đều có bộ cứu hộ tự động Automatic Rescue Device (gọi tắt là ARD), tác dụng của bộ cứu hộ ARD nhằm giúp đưa thang về vị trí gần nhất để cho người bị kẹt trong thang có thể thoát ra ngoài thông qua hệ thống tích điện. tuy nhiên trong 1 số trường hợp thì hệ thống ARD bị hỏng hóc hoặc không hoạt động thì người bị kẹt có thể nhờ sự chợ giúp bên ngoài.
4. Liên lạc với những người ở ngoài
Khi thang máy bị lỗi, người phía trong cần bình tĩnh để liên lạc ra bên ngoài bằng điện thoại di động hoặc điện thoại trong thang máy, nếu không có hoặc điện thoại không sử dụng được, có thể tìm cách gọi to, đập cửa thang... để kịp thời báo hiệu ra bên ngoài.
Hãy tìm số điện thoại hotline (Người cầm số hotline là chuyên viên có kỹ thuật nên bạn hoàn toàn có thể tin tưởng và nghe theo hướng dẫn của họ) trên bảng hướng dẫn sử dụng trong thang máy và gọi điện để báo tình hình và chờ đợi người giúp đỡ.
5. Không tự ý trèo ra ngoài qua cửa thoát hiểm
Trong thời gian chờ đợi, hãy cố giữ bình tĩnh và không nên tìm cách cậy cửa, hoặc tìm các thoát ra ngoài bằng cửa thoát hiểm trên nóc cabin.Trong trường hợp thang máy rơi tự do hãy nằm song song với sàn nhà ngay lập tức, càng gần chính giữa thang càng tốt. Điều này sẽ giúp phân bố đều lực rơi lên toàn bộ cơ thể, giảm thiểu tối đa thương tích. Gối đầu lên một tay để tránh bị thương đầu, một tay che mặt để không bị các vật khác rơi lên mặt, Nên cabin thang máy là nơi an toàn nhất khi thang máy bị rơi.
Cuối cùng chúng ta hãy luôn nhớ thang máy dù vô cùng hiện đại nhưng nó cũng chỉ là một thiết bị điện tử, nên không có gì đảm bảo là nó sẽ hoạt động liên tục, không bao giờ hỏng hóc đột ngột. Với điện lưới như hiện nay điện có thể bị cắt bất cứ lúc nào. Luôn luôn giữ bình tĩnh và trang bị những kỹ năng xử lý tình huống khi thang máy gặp trục trặc là vô cùng cần thiết và quan trọng giúp chúng ta tự bảo vệ bản thân và những người xung quanh.
>>> Mời các bạn xem thêm video: Thang máy thường xuyên xảy ra sự cố ở Hà Nội

Nguồn: Truyền hình Đồng Tháp

Biên Hòa, Chủ tịch phường bị cách chức vì để XD trái phép: Hà Nội, Sài Gòn sao?

(Kiến Thức) - Việc UBND TP Biên Hòa cách chức một chủ tịch phường do để xây dựng trái phép khiến dư luận đặt câu hỏi về cách xử lý của Hà Nội, TP HCM – nơi các vi phạm về xây dựng diễn ra nhan nhản?

UBND TP Biên Hòa (Đồng Nai) vừa ra quyết định cách chức Chủ tịch UBND phường An Hòa đối với ông Phan Thanh Sắc do thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý dẫn đến tình trạng phân lô bán nền xây dựng trái phép trên địa bàn.
Cụ thể, một khu dân cư trái phép gồm 35 căn nhà mọc trên đất nông nghiệp chỉ cách trụ sở UBND phường 500m. Tuy nhiên, khi dãy nhà liền kề xây dựng gần xong, chính quyền mới phát hiện và lập biên bản. Sau đó, những công trình xây dựng trái phép trên vẫn được chủ đất thi công, hoàn thiện và rao bán cho nhiều người.

Hiện trường vụ rơi thang máy khiến nhiều người bị thương ở Hà Nội

Tại tòa chung cư B10A Nam Trung Yên (phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội) xảy ra vụ rơi tháng máy tự do vào chiều qua (29/11) khiến nhiều người bị thương, trong đó có cả người già và trẻ em. Hiện công an quận Cầu Giấy đang niêm phong khu vực thang máy bị rơi để điều tra nguyên nhân vụ việc.

Hien truong vu roi thang may khien nhieu nguoi bi thuong o Ha Noi
 Khoảng 15h chiều qua (29/11), tại tòa nhà tái định cư B10A Nam Trung Yên (phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội) do Tổng công ty Đầu tư và phát triển nhà Hà Nội làm chủ đầu tư xảy ra vụ rơi thang máy tự do khiến nhiều người bị thương.