Video: Chuột mẹ liều mình tấn công rắn độc để cứu con

Ơn nghĩa mẹ nuôi dưỡng con bằng trời bằng bể, không gì có thể cân đo đong đếm được, dù cho đó là loài động vật nào đi chăng nữa.

 
Tất cả mọi sinh vật trên Trái đất đều yêu mẹ của mình. Đơn giản là bởi từ khi sinh ra đến lúc trưởng thành, mẹ là người quan tâm, chăm lo cho những đứa con vô điều kiện. Con người không phải là loài động vật duy nhất được mẹ hoặc cha hoặc cả hai nuôi nấng, chăm sóc, bảo vệ từ bé cho đến lúc trưởng thành.
Trong thế giới rộng lớn, tình mẫu tử thiêng liêng thường được biết đến phổ biến nhất ở các loài động vật có vú. Chúng được xếp hạng là loài cao cấp nhất trong hệ sinh thái và là những loài được con người biết đến rộng rãi như chó, mèo, lợn, thỏ, voi...
Tất cả các động vật có vú đều đẻ con, trừ hai loại có mặt từ thời tiền sử cho đến nay vẫn đẻ trứng. Các loài động vật khác như bò sát, cá, côn trùng... cũng vận hành quá trình duy trì nòi giống theo cách như vậy.
Có nhiều cách thức mà cha, mẹ theo từng hoàn cảnh áp dụng để bảo vệ sinh linh của mình, tựu chung đều hướng về một một đích đó là lo cho các con luôn khỏe mạnh và hạnh phúc. Cha mẹ là những người hy sinh thầm lặng, họ có thể không có thanh xuân, không có bữa cơm ngon, giấc ngủ đủ nhưng họ chưa một ngày than vãn, chưa một ngày thôi yêu thương. Họ chỉ muốn sau khi những đứa trưởng thành có thể tự chăm sóc tốt bản thân để họ không cần phải lo lắng.
Trong thế giới động vật hoang dã, nhiệm vụ của các bậc cha mẹ có thể tóm gọn lại ở hai phần, kiếm ăn cho gia đình và bảo vệ chúng khỏi các loài dã thú nguy hiểm khác. Nếu như nhiệm vụ đầu tiên là điều "tất lẽ dĩ ngẫu" phải làm và có phần dễ dàng thì nhiệm vụ còn lại thử thách hơn rất nhiều. Có những trường hợp, để bảo vệ những đứa con, nhiều bậc cha mẹ sẽ phải đặt cược chính mạng sống của họ. Dĩ nhiên, không ít trường hợp các loài thú hoang dã có thể lựa chọn cách an toàn hơn đó là bỏ đi.
Tất yếu, động vật bảo vệ con cái quan trọng xuất phát từ tình mẫu tử, nhưng mặt khác, điều này còn liên quan đến việc duy trì nòi giống cũng như mang ý nghĩa đến sự tiến hóa của chủng tộc. Thực tế, không ít loài động vật vốn được xem là "thức ăn" đã anh dũng chiến đấu và giành chiến thắng trước đối thủ chúng chưa bao giờ và chắc cũng sẽ chẳng bao giờ có cửa. Câu chuyện dưới đây là một ví dụ.
Rojas Montecinos Evy là chủ nhân của đoạn clip được cô đặt tên "hành động yêu thương tuyệt vời của một người mẹ". Theo đó, trên một tuyến đường cao tốc, cô gái người Colombia đã vô tình chứng kiến hình ảnh một con rắn đang ngậm chặt trong miệng chuột con và trườn đi. Bất ngờ, một con chuột lớn hơn (có lẽ là chuột mẹ) đã liều mình đuổi theo và liên tục cắn mạnh vào người kẻ săn mồi khó chịu. Những cú cắn đau đã khiến rắn hoảng sợ, nhả chuột con ra khỏi miệng và trườn vào bụi rậm ven đường để chạy trốn.
Dù đã cứu được chuột con nhưng chuột mẹ vẫn đuổi theo con rắn trước khi nó biến mất hoàn toàn.

Những siêu năng lực của con người khiến khoa học “bó tay”

Cho dù là nhà khoa học cực kì giỏi thì trong cuộc sống này vẫn còn có những khả năng đặc biệt hơn họ tưởng tượng hoặc đã từng nghiên cứu trong nhiều thập kỉ qua.

>>>Mời độc giả xem video:


Chuột máy tính thời “ông bà anh” có hình thù thế nào?

Ngày mới ra đời, chuột máy tính có hình thù khá kỳ lạ. Thiết bị sử dụng tay để điều khiển con trỏ được sáng chế bởi quân đội hoàng gia Canada vào năm 1952.

Chuot may tinh thoi “ong ba anh” co hinh thu the nao?
 Thiết bị sử dụng tay để điều khiển con trỏ được sáng chế bởi quân đội hoàng gia Canada vào năm 1952. Nó thực chất là một quả bóng bowling được đặt trên các phần cứng có thể nhận dạng chuyển động theo hướng của bóng và dịch những thông tin sang thành chuyển động con trỏ trên màn hình. Trackball này là dự án quân sự bí mật nên thiết kế của nó không có bằng sáng chế.

Kinh hoàng chuột hợp thành nhóm đi săn mồi, ăn não chim hải âu

Chuột đã vượt qua ranh giới, trở thành loài săn mồi hung hãn đáng sợ khi tấn công những con chim hải âu trưởng thành ở Nam Đại Tây Dương và ăn não của những con chim con.

hình ảnh chuột ăn não chim hải âu do tổ chức từ thiện động vật hoang dã của Anh, Hiệp hội Bảo vệ Chim Hoàng gia (RSPB) công bố.

Theo đó, loài động vật gặm nhấm nhỏ bé đã tràn vào tổ của những con chim hải âu Tristan đang ở trong tình trạng bị đe dọa "cực kỳ nguy cấp" trên đảo Gough ở Nam Đại Tây Dương.