Vì sao ứng viên Thủ tướng Anh Boris Johnson phải hầu tòa?

Boris Johnson, ứng cử viên Thủ tướng Anh được yêu thích, sẽ phải ra tòa với những cáo buộc cho rằng ông nói dối với công chúng về Brexit.

Thẩm phán Margot Coleman, trong một văn bản ngày 29/5, yêu cầu cựu Ngoại trưởng Boris Johnson - ứng viên Thủ tướng Anh - hầu tòa với cáo buộc có hành vi sai trái khi thi hành công vụ.
Vi sao ung vien Thu tuong Anh Boris Johnson phai hau toa?
Ông Boris Johnson. (Ảnh: National Review) 
Ông Johnson bị cáo buộc có hành vi sai trái trong văn phòng công vì nói rằng Anh gửi 350 triệu bảng (khoảng 440 triệu USD) cho Liên minh châu Âu mỗi tuần.
Tổng số tiền thực tế mà Anh trả cho EU thay đổi từ năm này sang năm khác, nhưng những người kiểm tra độc lập đưa ra con số hàng tuần là gần 280 triệu bảng (khoảng 350 triệu USD). Cơ quan Thống kê Vương quốc Anh, một cơ quan giám sát, trước đây đã khiển trách Johnson về việc "lạm dụng các số liệu thống kê chính thức".
Những người phản đối Brexit lập luận rằng con số này gây hiểu lầm và nó là một trong những yếu tố thúc đẩy người Anh bỏ phiếu đồng ý rời EU trong cuộc trưng cầu dân ý năm 2016. Các nhà thống kê chính phủ chỉ trích rằng Johnson không tính đến khoản giảm trừ Anh nhận được từ EU. Văn phòng Thống kê Quốc gia Anh tháng 4/2016 cho biết nước này đóng góp cho EU khoảng 190 triệu bảng Anh mỗi tuần.
Ngày hầu tòa của ông Johnson chưa được công bố. Hình phạt nặng nhất đối với tội danh có hành vi sai trái khi thi hành công vụ là tù chung thân.
Marcus Ball, một nhà hoạt động tuyên bố ông Johnson liên tục nói dối và lừa dối công chúng Anh về chi phí thành viên của E.U., theo tài liệu của tòa án. Một tuyên bố được đưa ra thay mặt cho Johnson, được nêu trong các tài liệu của tòa án, nói cáo buộc là một "chiêu trò chính trị".
Hành vi sai trái trong văn phòng công có thể mang hình phạt tối đa là tù chung thân. Đây không phải là lần đầu tiên ông Johnson bị buộc tội nói sai sự thật.
Tháng trước, Telegraph đã buộc phải sửa một trong những bài viết của ông Johnson, sau khi ông tuyên bố sai rằng các cuộc thăm dò cho thấy một Brexit không có thỏa thuận là phương án phổ biến nhất với công chúng Anh. Trong phần chỉnh sửa của mình, bài báo cho biết: Thực tế, không có cuộc thăm dò nào cho thấy rõ ràng rằng một Brexit không thỏa thuận phổ biến hơn các lựa chọn khác.
Ông Johnson là người dẫn đầu phong trào Brexit năm 2016 và giữ chức Ngoại trưởng Anh năm 2016 - 2018. Ông được coi là ứng viên sáng giá trong số 11 người có thể thay thế bà Theresa May ở vị trí lãnh đạo đảng Bảo thủ và thủ tướng Anh vào cuối tháng 7. Thủ tướng Anh Theresa May tuần trước thông báo kế hoạch từ chức vào đầu tháng 6, sau khi bà liên tục gặp bế tắc trong việc khiến quốc hội Anh thông qua thỏa thuận Brexit bà đã đàm phán với EU. Anh dự kiến rời EU vào ngày 31/10.
Những người chỉ trích ông Johnson cho rằng vụ này cho thấy ông không xứng đáng làm thủ tướng Anh. Trong khi đó, các luật sư của Johnson lập luận rằng cáo buộc này là "chiêu trò" chính trị của những người phản đối Brexit.
*) Title do Kiến Thức biên tập lại

Lễ tốt nghiệp của sinh viên Mỹ: Nước mắt xen lẫn nụ cười

(Kiến Thức) - Lễ tốt nghiệp của các sinh viên đại học ở Mỹ được tổ chức trang trọng, đánh dấu một "bước ngoặt" nữa trong cuộc đời họ. Không ít người xúc động nghẹn ngào khi phải rời xa ngôi trường mà họ đã gắn bó nhiều năm.

Le tot nghiep cua sinh vien My: Nuoc mat xen lan nu cuoi
Đối với các sinh viên đại học ở Mỹ, lễ tốt nghiệp là sự kiện quan trọng, ý nghĩa và là một "bước ngoặt" nữa trong cuộc đời họ. (Nguồn ảnh: Reuters) 

Le tot nghiep cua sinh vien My: Nuoc mat xen lan nu cuoi-Hinh-2
Trong tháng 5/2019, nhiều ngôi trường ở Mỹ đã tổ chức lễ tốt nghiệp, trao bằng cho sinh viên. Những khoảnh khắc ấn tượng và xúc động trong lễ tốt nghiệp của các sinh viên đã được hãng thông tấn Reuters ghi lại. Ảnh: Các nữ học viên người Mỹ gốc Phi của Học viện Quân sự West Point ở New York nghẹn ngào trong ngày tốt nghiệp hôm 25/5. 
Le tot nghiep cua sinh vien My: Nuoc mat xen lan nu cuoi-Hinh-3
Một nam sinh Trường Kinh doanh thuộc Đại học New York cười tươi khi được mẹ chỉnh mũ để chụp ảnh lưu niệm trong ngày ra trường hôm 24/5. 

Le tot nghiep cua sinh vien My: Nuoc mat xen lan nu cuoi-Hinh-4
 Ba nữ sinh đội mũ và mặc áo choàng tốt nghiệp tranh thủ chụp ảnh "tự sướng" tại Đại học Liberty ở Lynchburg, bang Virgina, ngày 11/5.

Le tot nghiep cua sinh vien My: Nuoc mat xen lan nu cuoi-Hinh-5
 Lễ tốt nghiệp của các học viên Học viện quân sự West Point diễn ra trang trọng ngày 25/5.

Le tot nghiep cua sinh vien My: Nuoc mat xen lan nu cuoi-Hinh-6
 Một sinh viên vẫy chào người thân khi dự lễ tốt nghiệp tại Trường Y tế Công cộng Mailman thuộc Đại học Columbia ở Manhattan, New York, ngày 21/5.

Le tot nghiep cua sinh vien My: Nuoc mat xen lan nu cuoi-Hinh-7
 William Richard Bragaw (trái) tặng một món quà cho Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ John Bolton trong lễ tốt nghiệp tại Học viện Tuần duyên Mỹ ở New London, bang Connecticut, ngày 22/5.

Le tot nghiep cua sinh vien My: Nuoc mat xen lan nu cuoi-Hinh-8
 Một sinh viên đội mũ có dòng chữ mang nội dung ủng hộ người nhập cư khi dự lễ tốt nghiệp tại Đại học Liberty ở Lynchburg ngày 11/5.

Le tot nghiep cua sinh vien My: Nuoc mat xen lan nu cuoi-Hinh-9
 Cựu Phó Tổng thống Al Gore phát biểu trong buổi lễ tốt nghiệp của các sinh viên Mỹ tại trường Mailman, Đại học Columbia, ngày 21/5.

Le tot nghiep cua sinh vien My: Nuoc mat xen lan nu cuoi-Hinh-10
 Các học viên xếp hàng chờ nhận bằng tốt nghiệp tại Học viện Quân sự West Point ngày 25/5.

Le tot nghiep cua sinh vien My: Nuoc mat xen lan nu cuoi-Hinh-11
Khoảnh khắc ấn tượng khi các sinh viên của Học viện Tuần duyên Mỹ tung mũ trong lễ tốt nghiệp hôm 22/5.

Le tot nghiep cua sinh vien My: Nuoc mat xen lan nu cuoi-Hinh-12
 Màn trình diễn của phi đội Blue Angels trong lễ tốt nghiệp tại Học viện Hải quân Mỹ ở Annapolis, bang Maryland, ngày 24/5/2019.

Le tot nghiep cua sinh vien My: Nuoc mat xen lan nu cuoi-Hinh-13
 Nữ học viên vui mừng sau khi nhận bằng tốt nghiệp tại Học viện Hải quân Mỹ hôm 24/5.

Le tot nghiep cua sinh vien My: Nuoc mat xen lan nu cuoi-Hinh-14
 Hàng nghìn sinh viên Đại học Liberty đứng lên khi buổi lễ tốt nghiệp sắp kết thúc hôm 11/5.

Đột nhập 10 địa điểm “cô độc” kỳ quặc nhất hành tinh

(Kiến Thức) - Nhắc đến những địa điểm "cô độc"  nhất hành tinh phải kể tới đảo Palmerston, ngôi làng Supai hay thị trấn La Rinconada,...Những nơi này còn chứa đựng nhiều điều kỳ lạ khiến không ít người phải kinh ngạc.

Dot nhap 10 dia diem “co doc” ky quac nhat hanh tinh
Đảo Palmerston, nằm cách New Zealand khoảng 3.200 km về phía tây bắc, là một trong những địa điểm cô độc kỳ quặc nhất hành tinh. Điều kỳ lạ của "hòn đảo tận cùng thế giới" với 62 cư dân này đó là, không có cửa hàng hay siêu thị ở đây vì người dân địa phương thường không dùng đến tiền, trừ khi mua đồ tiếp tế từ thế giới bên ngoài. (Nguồn ảnh: RT)

Dot nhap 10 dia diem “co doc” ky quac nhat hanh tinh-Hinh-2
 Mặc dù Hẻm núi lớn (Grand Canyon) là một trong những địa điểm được ghé thăm nhiều nhất ở Mỹ, nhưng ngôi làng Supai gần đó lại ít người lui tới. Ngôi làng hẻo lánh với dân số 208 người này nằm ở phía tây nam hẻm núi. Đây là nơi duy nhất ở Mỹ dùng con la làm phương tiện đưa thư.

Dot nhap 10 dia diem “co doc” ky quac nhat hanh tinh-Hinh-3
 Ngôi làng Oymyakon ở Nga là nơi có người ở lạnh giá nhất thế giới, với nhiệt độ trung bình là -58 độ C. Món ăn điển hình ở đây là cá đông lạnh và thịt tuần lộc. Khoảng 500 cư dân đang sinh sống ở làng Oymyakon, nơi mỗi ngày có tới 21 giờ chìm trong bóng tối.

Dot nhap 10 dia diem “co doc” ky quac nhat hanh tinh-Hinh-4
 Đảo Pitcairn là một lãnh thổ hải ngoại của Anh, với dân số khoảng 50 người. Du khách có thể tham quan đảo này bằng du thuyền trong chuyến đi kéo dài 32 giờ, nhưng hiếm có cư dân mới nào định cư ở đây.

Dot nhap 10 dia diem “co doc” ky quac nhat hanh tinh-Hinh-5
 Ốc đảo Siwa, dài 80 km và rộng 20 km, là một trong những điểm dân cư tách biệt nhất của Ai Cập. Để đến đây, du khách có thể đi xe buýt từ thủ đô Cairo mất khoảng 5 giờ đồng hồ. Có một nhà nghỉ sinh thái được xây bằng bùn và muối dành cho du khách trên ốc đảo này.

Dot nhap 10 dia diem “co doc” ky quac nhat hanh tinh-Hinh-6
 Quần đảo Socotra ở Yemen có khoảng 40.000 cư dân sinh sống, nhưng chỉ có duy nhất một con đường được xây dựng đầu tiên vào năm 2011. Quần đảo này cũng là nơi cư ngụ của 800 loài thực vật quý hiếm với hình thù kỳ lạ, và 1/3 trong số đó không thể sinh sống ở bất cứ nơi nào khác trên Trái đất.

Dot nhap 10 dia diem “co doc” ky quac nhat hanh tinh-Hinh-7
 Tristan Da Cunha là hòn đảo xa xôi nhất trên Trái đất, với dân số khoảng 258 người. Không có sân bay trên đảo và cách duy nhất để đến nơi này là đi thuyền từ Nam Phi mất khoảng 6 ngày. Không có mạng lưới điện trên đảo nhưng cư dân có thể sử dụng máy phát điện. Ngoài ra, hòn đảo này còn có quán cà phê, trường học, nhà thờ, bệnh viện và một cửa hàng tạp hóa.

Dot nhap 10 dia diem “co doc” ky quac nhat hanh tinh-Hinh-8
 Nằm cách Vòng Bắc Cực khoảng hơn 500 km về phía bắc, Utqiaġvik (Barrow) thuộc bang Alaska chính là thị trấn cực bắc của nước Mỹ. Khu vực xa xôi hẻo lánh này là nơi sinh sống của khoảng 4.000 người. Nơi đây xảy ra hiện tượng đặc biệt có tên “đêm cực” kéo dài từ giữa tháng 11 và kết thúc vào khoảng giữa tháng 1 năm sau. Trong khoảng thời gian này, Barrow hoàn toàn chìm trong bóng tối, người dân địa phương sẽ không nhìn thấy ánh sáng mặt trời trong suốt hai tháng.

Dot nhap 10 dia diem “co doc” ky quac nhat hanh tinh-Hinh-9
Thị trấn La Rinconada ở Peru là một trong những khu vực có người dân sinh sống hẻo lánh nhất thế giới, nằm ở độ cao gần 5.000 mét so với mực nước biển. Cách duy nhất để tới thị trấn này là đi bộ, mất khoảng 6 giờ từ thành phố gần nhất. Phần lớn cư dân ở đây sống dưới mức nghèo khổ, họ sống chủ yếu dựa vào nguồn thu từ những mỏ khai thác vàng trái phép nằm sâu trong núi. 

Dot nhap 10 dia diem “co doc” ky quac nhat hanh tinh-Hinh-10
Quần đảo Cocos, cách thành phố Perth (Australia) khoảng 2.700 km, có dân số khoảng 600 người. Mặc dù nằm ở vị trí "cô lập" nhưng quần đảo này vẫn đang phát triển du lịch để thu hút khách tham quan. 

Mời độc giả xem thêm video về những địa điểm bỏ hoang trên thế giới (Nguồn: Youtube)

Điều gì sẽ xảy ra nếu Thủ tướng Anh Theresa May từ chức?

(Kiến Thức) - Ngay cả sau khi Thủ tướng Anh Theresa May tuyên bố từ chức, bà vẫn sẽ đảm nhiệm vai trò là người đứng đầu chính phủ cho tới khi nước này tìm được người kế nhiệm, còn số phận Brexit vẫn là một ẩn số.

Ngày 24/5, Thủ tướng Anh Theresa May thông báo bà sẽ từ chức vào ngày 7/6 tới, sau hàng loạt bế tắc liên quan tới tiến trình nước Anh rời khỏi Liên minh Châu Âu (Brexit). Tuyên bố trên được đưa ra sau cuộc gặp của Thủ tướng May với Chủ tịch Ủy ban 1922 của Đảng Bảo thủ Geoffrey Clifton Brown.
Tuy nhiên, theo Mirror, ngay cả sau khi Thủ tướng May tuyên bố từ chức, bà vẫn sẽ đảm nhiệm vai trò là người đứng đầu chính phủ cho tới khi nước này tìm được người kế nhiệm.