Vì sao Tổng thống Trump muốn thâu tóm đảo lớn nhất thế giới?

Một nguồn thạo tin tiết lộ, Tổng thống Mỹ Donald Trump dường như rất quan tâm đến việc mua lại Greenland, đảo lớn nhất thế giới. Ông đã nhiều lần đề cập đến điều đó với các cố vấn.

Theo tờ Wall Street Journal, tại các cuộc gặp gỡ, lúc dùng bữa tối hay những cuộc trò chuyện bên lề, Tổng thống Trump đã hỏi các cố vấn liệu Mỹ có thể thâu tóm đảo Greenland hay không, lắng nghe với vẻ chăm chú khi họ thảo luận về những nguồn tài nguyên sẵn có cũng như tầm quan trọng địa chính trị của đảo này.
Vi sao Tong thong Trump muon thau tom dao lon nhat the gioi?
Thị trấn cảng Tasiilaq ở Greenland. Ảnh: Reuters. 
Hai nguồn tin nội bộ cho biết thêm, ông Trump thậm chí đã yêu cầu ban cố vấn Nhà Trắng xem xét ý tưởng một cách nghiêm túc. Trong khi một số cố vấn ủng hộ ý tưởng, số khác lại coi đây chỉ là "sự say mê thoáng qua, sẽ không bao giờ đi đến kết quả".
Dù nằm gần Bắc Mỹ hơn châu Âu, đảo Greenland thực tế lại là một vùng tự trị thuộc Vương quốc Đan Mạch. Hòn đảo lớn nhất thế giới chỉ có dân cư rất nhỏ, vào khoảng 56.000 người, trong khi Đan Mạch có tới 5,9 triệu dân.
Hiện ông Trump sẽ phải đàm phán với chính phủ Đan Mạch nếu ông quyết định hiện thực hóa mong muốn.
Theo hãng thông tấn Sputnik, có nhiều lí do khiến lãnh đạo Nhà Trắng muốn thâu tóm hòn đảo. Báo cáo của Cơ quan Khảo sát địa chất Mỹ năm 2008 cho hay, Greenland có nguồn tài nguyên thiên nhiên khổng lồ, bao gồm cả nguồn dự trữ dầu mỏ tương đương tới 50 tỷ thùng, chưa kể khí đốt tự nhiên.
Hơn nữa, 10% nước ngọt trên thế giới tích tụ trong các chỏm băng "khủng" trên đảo. Quan trọng nhất là, bên dưới các lớp băng bao phủ ấy là một nguồn dự trữ tài nguyên vô cùng giá trị - đất hiếm, một vật liệu thiết yếu cho mọi ngành công nghiệp công nghệ cao, từ điện thoại di động đến máy bay. 
Khoảng 90% số lượng đất hiếm trên hành tinh đang nằm dưới sự kiểm soát của Trung Quốc, nguyên nhân chủ yếu khiến hầu hết điện thoại di động trên thế giới được chế tạo tại nơi này. Trong bối cảnh chiến tranh thương mại leo thang, đất hiếm được coi là một vũ khí nguy hiểm Bắc Kinh có thể dùng để chống lại chính quyền ông Trump.
Ngoài ra, đảo Greenland có thể mang lại những lợi thế chiến lược đáng kể cho Mỹ khi Washington muốn tăng sự hiện diện tại Bắc cực và có thể cả ở Đại Tây Dương xét theo khía cạnh nào đó.
Nếu tính tới tất cả các yếu tố trên, người ta sẽ thấy không có gì đáng ngạc nhiên khi cựu Tổng thống Mỹ Harry Truman khi còn đương chức từng thử mua Greenland bằng số vàng trị giá khoảng 100 triệu USD vào năm 1946. Theo tờ Business Insider, vào thời điểm đó, cả quân đội và quốc hội Mỹ đều nhất trí rằng, hòn đảo giữ vai trò địa chính trị chủ chốt, rất cần cho các mục đích quân sự.
Song, Đan Mạch đã từ chối nỗ lực của ông Truman. Vì vậy, nếu muốn đạt mục đích, ông Trump có thể phải đưa ra đề nghị thú vị hơn với Copenhagen.
Cả Nhà Trắng và chính phủ Đan Mạch hiện vẫn chưa đưa ra bất kỳ bình luận nào trước những thông tin trên.
*) Title do Kiến Thức biên tập lại

Mời độc giả xem thêm video: Tổng thống Trump thăm Anh (Nguồn: Daily Mail)

Bi hài lính Pháp mất cả ngày kéo xe khỏi bùn ở Mali

Trong chuyến thực địa hiếm hoi cùng với lực lượng Pháp tại vùng trung tâm Mali, các phóng viên của hãng tin Reuters đã tận mắt chứng kiến một chiến dịch quân sự trường kỳ gian khổ.

Bi hai linh Phap mat ca ngay keo xe khoi bun o Mali
 Những người lính Pháp tìm kiếm các chiến binh thánh chiến ở vùng thảo nguyên trung tâm của Mali phải chuẩn bị đương đầu với mọi thứ: bão cát, giông bão, hay việc không có nổi một con đường. Họ phải kéo bánh chiếc xe thiết giáp bọc thép ra khỏi các bãi bồi.

Bi hai linh Phap mat ca ngay keo xe khoi bun o Mali-Hinh-2
Họ biết việc lấy thông tin từ những người dân làng rụt rè sẽ rất khó khăn. Trung đoàn công binh nước ngoài số 2 thuộc Quân đoàn ngoại giao Pháp tiến hành chiến dịch kiểm soát khu vực. 

Bi hai linh Phap mat ca ngay keo xe khoi bun o Mali-Hinh-3
Lính Pháp tuần tra trên một chiếc xe thiết giáp bọc thép mọi địa hình. Tại quận Gourma, 400 lính Pháp và 100 lính Mali đồng minh tiến hành cuộc tuần hành nhiều tuần liền để tìm kiếm 50 chiến binh thánh chiến mà họ cho rằng đang "ẩn nấp trong bóng tối". 

Bi hai linh Phap mat ca ngay keo xe khoi bun o Mali-Hinh-4
 Khi gặp các cơn bão, các binh lính đành phải bỏ bữa ăn tối, xếp màn chống muỗi lại và ngủ trong xe của họ. Đến khoảng 3 giờ sáng, nhiệm vụ của họ vẫn không thể bắt đầu vì thời tiết khiến máy bay trực thăng của họ bị kẹt tại căn cứ. Sau đó, lũ quét đã biến cát thành bùn và chỉ có các phương tiện chiến đấu hiện đại nhất mới có thể đi qua.

Bi hai linh Phap mat ca ngay keo xe khoi bun o Mali-Hinh-5
 Khi các binh lính đặt chân đến những ngôi làng "nhà tranh vách đất", nơi họ nghi ngờ các chiến binh thánh chiến đang ẩn náu thì họ nhìn thấy những người đàn ông đang chăn bò, phụ nữ mải giã kê. Ai nấy đều mỉm cười và không ai nói với họ bất cứ điều gì.

Bi hai linh Phap mat ca ngay keo xe khoi bun o Mali-Hinh-6
 "Chúng tôi sẽ không giải quyết vấn đề này trong ngày một ngày hai", Chỉ huy David của căn cứ Pháp gần thị trấn Gossi nói. Quy tắc quân đội của Pháp chỉ cho phép tiết lộ tên đầu tiên của họ. "Điều này sẽ mất một thời gian".

Bi hai linh Phap mat ca ngay keo xe khoi bun o Mali-Hinh-7
 Những nỗ lực được Pháp tiến hành nhằm ngăn chặn một khu vực ở ngưỡng cửa châu Âu trở thành bàn đạp cho các cuộc tấn công "mèo vờn chuột" vô tận với các chiến binh thánh chiến được vũ trang tốt, am hiểu địa hình và dễ dàng lẩn trốn vào dân thường.

Bi hai linh Phap mat ca ngay keo xe khoi bun o Mali-Hinh-8
Trong một chuyến đi được báo cáo hiếm hoi của quân đội Pháp vào trung tâm Mali, đã cho thấy tận mắt lý do một nhiệm vụ kéo dài 5 năm có thể còn cần nhiều năm nữa. 

Bi hai linh Phap mat ca ngay keo xe khoi bun o Mali-Hinh-9
4.500 lính Pháp được triển khai sang Mali cho "Chiến dịch Barkhane" đều thuộc một trong những lực lượng lính đánh thuê nổi tiếng nhất của Pháp. 

Bi hai linh Phap mat ca ngay keo xe khoi bun o Mali-Hinh-10
 Họ phải đối mặt với những thách thức hậu cần vô cùng khó khăn trên địa hình nơi đây. Chiến dịch Barkhane của Pháp được bắt đầu từ năm 2012 với lời tuyên bố không khoan nhượng của quân đội nước này đối với các lực lượng khủng bố tại đây.

Bi hai linh Phap mat ca ngay keo xe khoi bun o Mali-Hinh-11
 Khó nhất là họ phải hợp tác với người dân địa phương dàn trải trên vùng không gian rộng lớn và xa xôi - nơi được coi là có nhiều hoạt động nhất của các nhóm khủng bố Hồi giáo cực đoạn tại quốc gia châu Phi này.

Bi hai linh Phap mat ca ngay keo xe khoi bun o Mali-Hinh-12
Tại Gossi, nơi ẩn náu của các chiến binh Nhà nước Hồi giáo (IS) gần với biên giới Burkina Faso và Nigeria, ủy viên hội đồng chính quyền địa phương của thị trấn đã bỏ trốn sau khi bị đe dọa và đang ngủ ở căn cứ Malian, ông David cho biết. 

Bi hai linh Phap mat ca ngay keo xe khoi bun o Mali-Hinh-13
 Chiến dịch Barkhane được triển khai sau Chiến dịch Serval, cuộc tấn công của Pháp đẩy lùi phiến quân Tuareg và những kẻ Hồi giáo đồng minh khỏi sa mạc rộng lớn phía bắc Mali vào năm 2013.

Bi hai linh Phap mat ca ngay keo xe khoi bun o Mali-Hinh-14
 Trong khi Chiến dịch Serval đã đem lại sự ổn định tương đối cho miền bắc Mali, thì tình trạng bất ổn đã lan sang trung tâm đông dân cư hơn của đất nước cùng với các cuộc tấn công cũng lan sang các nước láng giềng Burkina Faso, Nigeria và thậm chí cả Bờ Biển Ngà.

Bi hai linh Phap mat ca ngay keo xe khoi bun o Mali-Hinh-15
Ngày kết thúc chiến dịch không được công bố. Các chiến dịch tiếp theo sẽ nỗ lực ổn định các quốc gia trong khu vực bằng cách hỗ trợ chính phủ của họ lực lượng chống khủng bố Tây Phi. 5 năm trôi qua, chiến dịch chống khủng bố vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. 

Bi hai linh Phap mat ca ngay keo xe khoi bun o Mali-Hinh-16
 "Kẻ thù của chúng tôi rất ngoan cố, cứng cỏi, ẩn náu ở một nơi có lợi cho chúng vì dân số bị cô lập", Đại tá Nicolas James, Chỉ huy trưởng Chiến thuật Desert Tactical Croup Belleface, nói với Reuters tại căn cứ ở Gao.

Bi hai linh Phap mat ca ngay keo xe khoi bun o Mali-Hinh-17
 Vào ngày đầu tiên của chiến dịch, nhiệt độ lên tới 40 độ C, những người lính Pháp đã đến một ngôi làng cách thị trấn Ndaki 10 km về phía bắc, bên cạnh một khu rừng nhỏ, nơi nghi ngờ các chiến binh thánh chiến lẩn trốn.

Bi hai linh Phap mat ca ngay keo xe khoi bun o Mali-Hinh-18
 Họ lôi phụ nữ và trẻ em ra ngoài và bắt đầu tìm kiếm những người đàn ông trong những mái vòm lá. Lấy điện thoại thông minh của họ và sao chép chúng vào máy tính. Một trong số đó chứa thông tin tuyên truyền của các chiến binh.

Bi hai linh Phap mat ca ngay keo xe khoi bun o Mali-Hinh-19
 "Đây có phải là điện thoại của anh?", người lính hỏi kẻ khả nghi và anh ta gật đầu. Họ lấy dấu vân tay của người này và để anh ta đi vì đó chỉ là bằng chứng gián tiếp. "Tôi chắc chắn anh ta là một chiến binh thánh chiến", một người lính Pháp canh giữ anh ta sau đó thì thầm. "Anh ấy làm cho chúng tôi vui vẻ".

Bi hai linh Phap mat ca ngay keo xe khoi bun o Mali-Hinh-20
 Một người đàn ông lớn tuổi mặc áo choàng phổ biến của người Fula (dân tộc đông nhất vùng Sahel và Tây Phi) mang ra một ít sữa tươi như một cử chỉ của lòng hiếu khách. Chỉ có hai binh lính thử nó, trước khi họ chuyển sang ngôi làng tiếp theo.

Bi hai linh Phap mat ca ngay keo xe khoi bun o Mali-Hinh-21
 Đêm đó trời mưa rất to, nên chiều hôm sau, đội hậu cần đã dành cả ngày để kéo xe ra khỏi bùn. Nhiệm vụ bắt đầu trước buổi trưa. Khi các binh lính trở về sau gần 9 tiếng. Họ chỉ đi được 5 km.

Bi hai linh Phap mat ca ngay keo xe khoi bun o Mali-Hinh-22
 Ở một giai đoạn họ nghe báo cáo về nhóm vũ trang đang tiến về phía họ. Máy bay chiến đấu được điều động để dọa các chiến binh. Nhưng quân đội vẫn bị kẹt bánh xe. Sáng hôm sau, phái đoàn Malian - Pháp đến thăm một ngôi làng Fula, bên cạnh khu rừng nơi họ phát hiện một số người đàn ông lần trốn.

Bi hai linh Phap mat ca ngay keo xe khoi bun o Mali-Hinh-23
 Trưởng làng, người đàn ông có râu với chiếc khăn quàng màu xanh lá cây và áo choàng màu xanh da trời, phủ nhận việc nhìn thấy bất kỳ người đàn ông có vũ trang nào.

Bi hai linh Phap mat ca ngay keo xe khoi bun o Mali-Hinh-24
 "Họ muốn nói chuyện với chúng tôi nhưng họ sợ", Đại úy Balassine nói. "Hôm nọ chúng tôi đang nói chuyện với một cô gái trẻ", anh tiếp tục. "Đầu tiên cô ấy nói dối. Sau đó, cô ấy nói rằng cô ấy sợ nói chuyện bởi vì sau khi chúng tôi rời đi, mọi người sẽ đến và giết cô ấy". *) Title do Kiến Thức biên tập lại

Infographic: Nhiều quan chức Mỹ rời vị trí dưới thời Tổng thống Donald Trump

Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc Nikki Haley ngày 9/10/2018 đã nộp đơn xin từ chức và Tổng thống Donald Trump đã chấp nhận đơn này. Kể từ khi ông Trump nhậm chức hồi tháng 1/2017, đã có nhiều quan chức trong chính quyền Mỹ xin rời vị trí.

Infographic: Nhieu quan chuc My roi vi tri duoi thoi Tong thong Donald Trump