Vì sao Tổng thống Philippines chưa dám bỏ “chiếc ô an ninh” Mỹ?

(Kiến Thức) - Tuy theo đuổi chính sách tiếp cận Trung Quốc, nhưng tân Tổng thống Philippines Duterte vẫn chưa thể cắt đứt quan hệ an ninh vốn có tính sống còn với Mỹ.

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte hiện nắm giữ trong tay nhiều cái “đầu tiên” ở Philippines. Ông là tổng thống đầu tiên đến từ khu vực Mindanao vốn chìm trong xung đột, nổi dậy, kém phát triển và là chiến địa chính của các chiến dịch chống khủng bố được Mỹ hỗ trợ. Ông là Tổng thống Philippines đầu tiên tự coi mình là một người "xã hội chủ nghĩa," có mối quan hệ sâu sắc với các nhóm cánh tả cấp tiến, những người có đại diện trong chính quyền Duterte. Rodrigo Duterte là Tổng thống Philippines đầu tiên có chương trình nghị sự gần như độc quyền về luật pháp và trật tự, đặc biệt là trong cuộc chiến chống ma túy bất hợp pháp.
Vi sao Tong thong Philippines chua dam bo “chiec o an ninh” My?
Rodrigo Duterte là Tổng thống Philippines đầu tiên theo đuổi chính sách đối ngoại độc lập hơn với Mỹ. Ảnh gmanetwork.com
Đó là chưa kể ông Duterte cũng là Tổng thống Philippines đầu tiên theo đuổi chính sách đối ngoại độc lập hơn với Mỹ.
Tổng thống Duterte luôn khuyến khích cách tiếp cận ngoại giao với Trung Quốc - một động thái mất lòng dân ở Philippines, đặc biệt trong bối cảnh vẫn xảy ra tranh chấp ở Biển Đông. Ông Duterte cho rằng đối đầu với Trung Quốc không chỉ là vô ích mà còn là ngu ngốc. Ông quan tâm đến việc phục hồi quan hệ song phương vốn đang căng thẳng và mời gọi Trung Quốc đầu tư cở sở hạ tầng qui mô lớn ở Philippines.
Nhiều khả năng, Tổng thống Duterte sẽ chọn Bắc Kinh cho chuyến thăm cấp nhà nước chính thức đầu tiên, một sự khởi đầu đáng chú ý so với các vị tổng thống Philippines tiền nhiệm vốn thường chọn Washington là điểm đến ngoại giao đầu tiên.
Ngoài một số “sự cố” ngoại giao cấp cao với Washington, các cuộc gặp song phương của Tổng thống Duterte với các nhà lãnh đạo Châu Á, đặc biệt là với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, diễn ra suôn sẻ và thân mật. Một số nhà lãnh đạo ASEAN ngầm thừa nhận rằng tân Tổng thống Philippines Duterte theo đuổi cách tiếp cận thực dụng hơn và hòa hoãn hơn với Trung Quốc, trái với chính quyền Benigno Aquino tiền nhiệm liên tục gây áp lực lên các đồng nghiệp trong khu vực để tập hợp chống lại Bắc Kinh.
Tuy nhiên, do đang đối mặt với nguy cơ khủng bố và các mối đe dọa hàng hải từ Trung Quốc, chính quyền Duterte không thể xa lánh Mỹ hoàn toàn. Tổng thống Duterte đã nói rõ rằng ông sẽ không hủy bỏ thỏa thuận an ninh hiện có với Mỹ, vốn rất quan trọng đối với các nhu cầu quốc phòng tối thiểu của Philippines.
Chính sách tiếp cận và đàm phán với Bắc Kinh của Tổng thống Duterte có thể bị thất bại, đặc biệt trong bối cảnh có nhiều lo ngại rằng Trung Quốc có thể sớm tiến hành bồi đắp và xây dựng trái phép trên bãi cạn Scarborough đang tranh chấp. Nếu Trung Quốc không chịu đưa ra bất kỳ nhượng bộ hữu hình nào trên Biển Đông, đặc biệt về nguồn tài nguyên thủy sản ở bãi cạn Scarborough, chính quyền Duterte sẽ không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc trở lại với cách tiếp cận đối đầu hơn vì sợ phản ứng chính trị dữ dội ở trong nước.
Đây chính là lý do vì sao quan hệ an ninh với Mỹ sẽ vẫn là không thể thiếu đối với Philippines. Tuy nhiên, dưới sự chủ trì của Tổng thống Duterte, người Mỹ sẽ không còn có thể mong đợi mức độ tôn trọng chiến lược và hỗ trợ ngoại giao như dưới thời chính quyền tiền nhiệm của Tổng thống Aquino. Đây chính là sự bình thường mới trong quan hệ hiện nay giữa Mỹ và Philippines.

Tình hình Biển Đông không “lắng dịu” trong tương lai gần

(Kiến Thức) - Vấn đề Biển Đông đã trở thành vấn đề quân sự lẫn quốc tế và tình hình  ở vùng biển trọng yếu này sẽ không hề lắng dịu  trong tương lai gần.

Bất chấp sự phản đối của Trung Quốc, vấn đề Biển Đông vẫn là chủ đề hàng đầu và trọng tâm  của Diễn đàn Anh ninh Khu vực (ARF) ở Kuala Lumpur. 
Tinh hinh Bien Dong khong “lang diu” trong tuong lai gan
Biển Đông sẽ không còn yên bình như trước. 
Bên cạnh những lời chỉ trích hoạt động hút cát đắp đảo nhân tạo “thay đổi nguyên trạng” của Trung Quốc ở vùng biển quần đảo Trường Sa, Mỹ và Trung Quốc tiếp tục đổ lỗi cho nhau về quân sự hóa Biển Đông. Trong khi đó, Trung Quốc vẫn phản đối một cách vô ích việc quốc tế hóa Biển Đông, thông qua sự tham gia của các nước không  phải là thành viên ASEAN.

Vạch trần tham vọng “độc chiếm Biển Đông” của Trung Quốc

(Kiến Thức) - Hoạt động “hút cát đắp đảo” trái phép của Trung Quốc cho thấy tham vọng “độc chiếm Biển Đông” của  Bắc Kinh và gây quan ngại sâu sắc trên toàn thế giới.

Đó là nhận định của cựu chuẩn tướng quân đội Jean-Vincent Brisset và hiện là giám đốc nghiên cứu của Viện Quan hệ Quốc tế và Chiến lược Pháp.

Vach tran tham vong “doc chiem Bien Dong” cua Trung Quoc
Cựu chuẩn tướng quân đội Jean-Vincent Brisset và hiện là giám đốc nghiên cứu của Viện Quan hệ Quốc tế và Chiến lược Pháp. 
Về việc Trung Quốc biến các bãi đá chìm thành đảo nhân tạo ở Quần đảo Trường Sa của Việt Nam, nhà phân tích Jean-Vincent Brisset nói:

“Luật Biển không thừa nhận những gì được xây dựng trên những thực thể không được coi là hòn đảo. Vì vậy, ...việc xây dựng trên những hòn đảo này cũng không làm tăng thêm cơ sở cho các đòi hỏi về chủ quyền, theo quy định quốc tế. Tuy nhiên, trên thực tế, việc xây cất thêm đó cho phép họ (Trung Quốc) tăng khả năng quân sự, tăng quyền lợi kinh tế (trong các vùng biển xung quanh)”.

“Tôi nghĩ rằng... sở hữu một thực thể không phải là một hòn đảo theo định nghĩa của Luật Biển (UNCLOS) - tức là không có cư dân, và không có tài nguyên riêng (đủ cho cư dân trên đảo đó sống được) - thì không có giá trị đòi chủ quyền vùng lãnh hải bao quanh. Vì vậy, việc tạo ra chủ quyền lãnh hải xung quanh các ‘hòn đảo’ này, bất kể diện tích là to hay nhỏ, là không đúng với những gì được quốc tế chấp nhận”.

Theo ông Brisset, về mặt quân sự, các "hòn đảo" chỉ có thể được coi là một cứ điểm nhỏ không mấy quan trọng. Lợi ích của nó chủ yếu là về kinh tế, đặc biệt cho ngư dân. Nhưng nếu diện tích vượt quá một ngưỡng nhất định - máy bay chiến đấu có thể hạ cánh được, có thể triển khai trên đó vũ khí hạng nặng, có cảng biển lớn đến mức tàu chiến có thể ghé vào lấy đồ tiếp tế... - thì lại là chuyện khác. Nguy cơ lúc đó sẽ là từ sở hữu về kinh tế, rồi sẽ mở rộng dần sang sở hữu lãnh thổ và chủ quyền. Và hành động đó tạo căng thẳng với các nước trong khu vực.

Liên quan đến phản ứng của các nước nhỏ ven Biển Đông như Philippines, chuyên gia người Pháp Brisset nói:

“Philippines đã chọn cách quốc tế hóa, kiện ra Tòa án quốc tế. Tôi nghĩ rằng đây là một cách tiếp cận khá thú vị. Bởi vì nếu chúng ta phân tích một cách đơn giản, thì Philippines có quyền hợp pháp để làm việc đó. Bây giờ, vấn đề là đã có quyền hợp pháp rồi, nhưng ngoài ra còn phải có thực lực nữa. Đó là vấn đề khó... Việt Nam, trên bình diện pháp luật và trên bình diện chiếm hữu thực tế một số đảo Trường Sa, có những lập luận vững chắc hơn, hơn cả lập luận của Philippines về chủ quyền do người Pháp chuyển giao lại. Bởi vì trong các tài liệu chính thức được công nhận, thì quốc gia có chủ quyền các hòn đảo này vào thời điểm năm 1933, là Pháp”.

Trung Quốc không tham gia vụ kiện, bởi vì hiện nay chỉ có một đối thủ duy nhất tại tòa án quốc tế. Nếu có 3, 4 nước cùng kiện, Trung Quốc sẽ ngày càng phải đối mặt với thực tế. Chúng ta không quên rằng 40% của vận tải biển của toàn thế giới đi qua khu vực này”.

Về sự hiện hiện gần đây của Mỹ ở Biển Đông, ông Brisset nhận xét: “Sự hiện diện của Mỹ... không trái với luật pháp quốc tế trong tất cả các vùng biển của thế giới. Người Mỹ muốn đảm bảo tự do hàng hải ở Biển Đông. Người Mỹ quan niệm sự tự do hàng hải cũng giống như quyền tự do hàng không ở một số khu vực mà Bắc Kinh đơn phương tuyên bố cách đây không lâu tại Biển Hoa Đông. Trung Quốc coi đó là một sự khiêu khích. Nhưng Mỹ đã vận dụng đúng luật pháp quốc tế. Trung Quốc có thể tấn công một tàu Philippines, nhưng không bao giờ dám tấn công một tàu của Mỹ”.

Ông Bisset khẳng định: “Trung Quốc đang gián tiếp cản trở nỗ lực đạt Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) bằng cách, có thể nói trắng ra, là bỏ tiền ra mua một số quốc gia. Điều này đặc biệt rõ khi ghế chủ tịch luân phiên của ASEAN được trao cho Campuchia”.

Theo ông Brisset, có ba cơ sở để đấu tranh với Trung Quốc. Về mặt quân sự, là dựa vào hợp tác vùng hay hợp tác với Mỹ. Thứ hai là cơ sở pháp lý, mà tới nay mới chỉ có duy nhất Philippines chọn. Và cuối cùng là truyền thông, nhưng đáng tiếc là các nước hữu quan chưa khai thác triệt để sự lựa chọn này.

Video Hải quân Trung Quốc tập trận bắn đạn thật ở Biển Đông (Nguồn CCTV 13):