Vì sao tình báo Anh kêu gọi thận trọng với Trung Quốc sau dịch COVID-19?

(Kiến Thức) - Cộng đồng tình báo Anh kêu gọi chính phủ nước này đánh giá lại mối quan hệ với Trung Quốc sau khi đại dịch COVID-19 kết thúc.

Theo The Guardian ngày 12/4, cộng đồng tình báo Anh kêu gọi chính phủ đánh giá lại mối quan hệ của nước này với Trung Quốc sau khi đại dịch COVID-19 được khống chế, đồng thời cân nhắc việc kiểm soát chặt chẽ hơn đối với các ngành công nghiệp chiến lược và công nghệ cao của Anh.
Cơ quan tình báo Anh nhận định Trung Quốc sẽ trở nên quyết liệt hơn trong việc bảo vệ mô hình chính trị của nước này sau khi khống chế được dịch bệnh COVID-19. Tình báo Anh cho rằng Thủ tướng Anh Boris Johnson cùng các bộ trưởng khác cần phải đưa ra "quan điểm thực tế" hơn về cách ứng phó của nước này.
Vi sao tinh bao Anh keu goi than trong voi Trung Quoc sau dich COVID-19?
Nhân viên y tế mặc đồ bảo hộ tại Bệnh viện St Thomas ở London, Anh, ngày 31/3. Ảnh: Reuters.  
Vấn đề được đặt ra là liệu Anh có muốn hạn chế sự tiếp cận (của Trung Quốc) đối với các các công ty chủ chốt trong các lĩnh vực công nghệ cao như truyền thông kỹ thuật số hay trí tuệ nhân tạo hay không, cũng như giảm thiểu số lượng sinh viên Trung Quốc được tiếp cận nghiên cứu tại các trường đại học Anh và các nơi khác,...
Tuy nhiên, Cơ quan tình báo nội địa Anh MI5 và cơ quan tình báo nước ngoài MI6 của Anh tin rằng, việc cho phép tập đoàn công nghệ Trung Quốc Huawei tham gia vào mạng 5G tại Anh với mức 35% theo quyết định hồi tháng 1/2020 của Thủ tướng Boris Johnson là chính xác.
Một nguồn tin của Chính phủ Anh cho biết nước này cần đảm bảo sự đa dạng về nguồn cung vật tư với "mạng 6G và 7G" nhằm bảo vệ "những viên ngọc quý" về công nghệ, nghiên cứu và đổi mới.
MI6 được cho là đã thông báo với các bộ trưởng Anh rằng Trung Quốc đã báo cáo số ca nhiễm và tử vong vì virus SARS-CoV-2 của nước này trong tháng 1 và 2 thấp hơn thực tế, giống với thông tin mà Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) nêu ra trước Nhà Trắng.

Mời độc giả xem thêm video: Thủ tướng Anh nhiễm COVID-19 (Nguồn video: VTC News)

Được biết, trong vài tháng qua, các cơ quan tình báo Anh đã kêu gọi tập trung nhiều hơn vào hành động của Trung Quốc. 
Cuối tháng trước, Bộ trưởng Văn phòng Nội các Anh kiêm Thủ hiến xứ Lancaster Michael Gove "tố" Trung Quốc hạ thấp mối đe dọa ban đầu mà COVID-19 đặt ra. "Một số báo cáo của Trung Quốc không rõ ràng về quy mô, bản chất và mức độ lây nhiễm của dịch bệnh COVID-19", Bộ trưởng Michael Gove nói.
Các bộ trưởng khác, trong đó có Bộ trưởng Nội vụ Anh Priti Patel, Bộ trưởng Quốc phòng Ben Wallace và Chủ tịch Hạ viện Jacob Rees-Mogg cũng hoài nghi Trung Quốc.
Tuy nhiên, mối lo ngại về Trung Quốc đã bị giảm bớt bởi quan hệ thương mại giữa London và Bắc Kinh. Điều này được "minh chứng" khi Bộ trưởng Gove buộc phải dịu giọng hơn trong những lời chỉ trích hồi đầu tháng này, sau khi Anh nhận được 300 máy thở từ Trung Quốc.
"Hôm nay, 300 máy thở mới đến Anh từ Trung Quốc. Tôi muốn cảm ơn chính phủ Trung Quốc đã hỗ trợ và đảm bảo khả năng đó", Bộ trưởng Gove nói.
Chuyên gia về chính sách đối ngoại Charles Parton cho rằng cần suy nghĩ lại về mối quan hệ với Trung Quốc trong thời gian dài, bởi Bắc Kinh luôn coi mình là đối thủ cạnh tranh lâu dài với phương Tây. Tuy nhiên, chuyên gia Charles Parton cũng cho rằng nhiệm vụ của các cơ quan tình báo không phải "đưa ra chính sách mà là cung cấp thông tin".
Cuối tuần qua, 15 nghị sĩ Anh, trong đó có các cựu bộ trưởng Iain Duncan Smith và David Davis, đã gửi thư cho Thủ tướng Boris Johnson, yêu cầu đánh giá lại mối quan hệ với Trung Quốc sau khi đại dịch COVID-19 kết thúc. “Chúng ta... đã thất bại trong việc đưa ra quan điểm chiến lược về nhu cầu kinh tế, kỹ thuật và an ninh dài hạn của Anh”, trích nội dung thư của các nghị sĩ.

Kinh ngạc thủ đô nước Anh trước và sau khi dịch COVID-19 bùng phát

(Kiến Thức) - Thủ đô London trở nên vắng vẻ lạ thường trong những ngày dịch bệnh COVID-19 bùng phát ở nước Anh.

Kinh ngac thu do nuoc Anh truoc va sau khi dich COVID-19 bung phat
Tính đến trưa ngày 7/4, số ca mắc COVID-19 tại Anh là hơn 51.600 trường hợp với 5.373 người tử vong. Chính quyền Anh đã áp lệnh phong tỏa đất nước từ tối 23/3, đóng cửa các cửa hàng bán hàng hóa không phải nhu yếu phẩm, trường học và cơ sở kinh doanh, giải trí,...trong nỗ lực nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan. Ảnh: Reuters. 

Kinh ngac thu do nuoc Anh truoc va sau khi dich COVID-19 bung phat-Hinh-2
 Những ngày này, thủ đô London trở nên vắng vẻ lạ thường, khác hẳn với cảnh đông đúc, nhộn nhịp trước đây. Ảnh: Reuters.

Kinh ngac thu do nuoc Anh truoc va sau khi dich COVID-19 bung phat-Hinh-3
 Cây cầu Millenium ở London đông người qua lại trong bức ảnh chụp ngày 16/2/2016. Ảnh: AP.

Kinh ngac thu do nuoc Anh truoc va sau khi dich COVID-19 bung phat-Hinh-4
 Nhưng đến ngày 1/4/2020 thì không có một bóng người khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát. Ảnh: AP.

Kinh ngac thu do nuoc Anh truoc va sau khi dich COVID-19 bung phat-Hinh-5
 Chuyến tàu điện ngầm Piccadilly Line ở London rất đông hành khách ngày 17/3/2020 (ảnh dưới) và cảnh tượng vắng vẻ trên tàu hôm 2/4/2020 (ảnh trên) sau khi chính phủ áp lệnh phong tỏa đất nước. Ảnh: AP.

Kinh ngac thu do nuoc Anh truoc va sau khi dich COVID-19 bung phat-Hinh-6
 Ga tàu St Pancras International tấp nập hôm 26/7/2019.

Kinh ngac thu do nuoc Anh truoc va sau khi dich COVID-19 bung phat-Hinh-7
 Tuy nhiên, đại dịch COVID-19 đã biến nơi này trở nên hoang vắng.

Kinh ngac thu do nuoc Anh truoc va sau khi dich COVID-19 bung phat-Hinh-8
 Phố Regent ở London chật kín người ngày 17/7/2015 (ảnh dưới), khác hẳn với cảnh vắng lặng hôm 1/4/2020 (ảnh trên).
Kinh ngac thu do nuoc Anh truoc va sau khi dich COVID-19 bung phat-Hinh-9
 Rất đông người đứng xếp hàng chờ xe buýt tại ga tàu Victoria hôm 6/8/2015. Ảnh: AP.

Kinh ngac thu do nuoc Anh truoc va sau khi dich COVID-19 bung phat-Hinh-10
 Còn đây là bức ảnh chụp tại nhà ga này ngày 2/4/2020. Ảnh: AP.

Kinh ngac thu do nuoc Anh truoc va sau khi dich COVID-19 bung phat-Hinh-11
 Rất đông người tập trung ghi lại khoảnh khắc Đồng hồ Big Ben trong Tháp Elizabeth ở London đổ những hồi chuông cuối cùng hôm 21/8/2017, trước khi nó dừng hoạt động để cải tạo. Ảnh: AP.

Kinh ngac thu do nuoc Anh truoc va sau khi dich COVID-19 bung phat-Hinh-12
 Tuy nhiên, khung cảnh tại địa điểm này hôm 1/4/2020 hoàn toàn trái ngược. Ảnh: AP.

Kinh ngac thu do nuoc Anh truoc va sau khi dich COVID-19 bung phat-Hinh-13
 Cảnh tấp nập ở lối vào Điện Buckingham trước chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Donald Trump vào ngày 31/5/2019. Ảnh: AP.

Kinh ngac thu do nuoc Anh truoc va sau khi dich COVID-19 bung phat-Hinh-14
 Nơi đây trở nên vắng lặng không một bóng người hôm 1/4/2020. Ảnh: AP. 

Cận cảnh nghĩa trang tập thể chôn cất người tử vong vì COVID-19 ở New York

(Kiến Thức) - New York tạm thời chôn cất thi thể những nạn nhân COVID-19 không có người thân đến nhận trong mộ tập thể trên đảo Hart trong bối cảnh số ca tử vong vì virus SARS-CoV-2 ở thành phố này tiếp tục gia tăng.

Can canh nghia trang tap the chon cat nguoi tu vong vi COVID-19 o New York
 Theo hãng thông tấn Reuters, chính quyền thành phố New York đã phải thuê lao động hợp đồng để chôn cất các thi thể trên đảo Hart trong bối cảnh số người tử vong ở thành phố này gia tăng giữa lúc dịch COVID-19 bùng phát. Những hình ảnh về ngôi mộ tập thể này được chụp từ máy bay không người lái. (Nguồn ảnh: Reuters).

Can canh nghia trang tap the chon cat nguoi tu vong vi COVID-19 o New York-Hinh-2
 Được biết, từ thế kỷ 19, đảo Hart được sử dụng làm nơi chôn cất người qua đời mà không có thân nhân đến nhận, hoặc người thân họ không thể tổ chức tang lễ.

Can canh nghia trang tap the chon cat nguoi tu vong vi COVID-19 o New York-Hinh-3
Tuy nhiên, khi số người tử vong tăng trong tháng 3/2020 do dịch COVID-19 bùng phát, đảo Hart được sử dụng để mai táng cho cả nạn nhân nhiễm SARS-CoV-2. 

Can canh nghia trang tap the chon cat nguoi tu vong vi COVID-19 o New York-Hinh-4
Trước đây, chỉ có các tù nhân trên đảo Hart đảm nhận công việc chôn cất  và họ được trả một khoản thù lao nhỏ. Tuy nhiên hiện giờ, vì lý do giãn cách xã hội và để đảm bảo an toàn, giới chức New York cho biết đã thuê nhiều lao động hợp đồng đến đảo phụ trách việc mai táng thi thể. 

Can canh nghia trang tap the chon cat nguoi tu vong vi COVID-19 o New York-Hinh-5
 Các thi thể sẽ được bọc trong túi đựng tử thi và đặt trong quan tài bằng gỗ thông. Tên người mất cũng được viết trên nắp quan tài. 

Can canh nghia trang tap the chon cat nguoi tu vong vi COVID-19 o New York-Hinh-6
 Sau đó, quan tài được chôn thành hàng dưới các rãnh dài được đào sẵn.

Can canh nghia trang tap the chon cat nguoi tu vong vi COVID-19 o New York-Hinh-7
Hồi đầu tuần, Thị trưởng New York Bill de Blasio cho biết thành phố đang cân nhắc việc tạm thời chôn những người tử vong vì dịch bệnh trên đảo Hart. Tuy nhiên, khi đó, thông tin này chưa được khẳng định.  

Can canh nghia trang tap the chon cat nguoi tu vong vi COVID-19 o New York-Hinh-8
 Tính tới 6h sáng 11/4, thế giới ghi nhận hơn 102.000 người tử vong vì COVID-19, trong đó nước Mỹ có trên 18.600 ca tử vong. Tổng số ca mắc COVID-19 ở Mỹ hiện là 501.272 người.

Can canh nghia trang tap the chon cat nguoi tu vong vi COVID-19 o New York-Hinh-9
 Hiện nay, bang New York là địa phương có số người thiệt mạng lớn nhất nước Mỹ với khoảng 7.800 người đã chết vì COVID-19. Trong đó, thành phố New York là nơi bị ảnh hưởng nhiều nhất.

Can canh nghia trang tap the chon cat nguoi tu vong vi COVID-19 o New York-Hinh-10
 Sáng ngày 9/4, Thị trưởng New York, Bill de Blasio, cảnh báo rằng thành phố có thể cần phải siết chặt hơn nữa các quy định giữ khoảng cách xã hội để kiểm soát sự lây lan của virus, ngăn dịch bệnh tái bùng phát.