Vì sao thi thể tướng Soleimani tới Najaf và Karbala trước khi về Iran?

Thi thể của tư lệnh Iran Qasem Soleimani đã được đưa đến hai thành phố Najaf và Karbala của Iraq trước khi trở về Iran để tiến hành chôn cất.

Tang lễ của tướng Iran Qasem Soleimani bắt đầu hôm 4/1 tại Baghdad (Iraq), nơi ông đã bị ám sát một ngày trước đó bởi một cuộc không kích của Mỹ. Sau đó, thi thể ông Soleimani được đưa đến các thành phố Najaf và Karbala của Iraq, những địa điểm linh thiêng đối với người Hồi giáo theo dòng Shiite.
Vì sao thi thể của ông Soleimani được đưa đến 2 thành phố khác của Iraq trước khi trở về Iran?
Najaf là nơi cầu nguyện và hành hương của người Hồi giáo theo dòng Shiite. Người Shiite chiếm khoảng hai phần ba dân số Iraq và là nhánh đạo Hồi có ưu thế ở Iran.
Vi sao thi the tuong Soleimani toi Najaf va Karbala truoc khi ve Iran?
Người Hồi giáo Shiite biểu tình ngày 4/1 phản đối cuộc không kích của Mỹ đã giết chết tướng Qasem Soleimani tại Karbala, Iraq. Ảnh: AP. 
Mỗi năm, hàng nghìn người Iran và những người hành hương khác tới Najaf để viếng thăm ngôi đền của Imam Ali, một trong những nhà lãnh đạo sáng lập đạo Hồi được người Shiite tôn kính. Ali là em họ và con rể của nhà tiên tri Muhammad. Người Shiite coi Ali là người kế vị chính đáng của nhà tiên tri.
Thành phố này cũng là nơi Iran thể hiện nỗ lực mở rộng ảnh hưởng chính trị, kinh tế, tôn giáo và quân sự đối với Iraq.
Karbala là một thành phố linh thiêng khác đối với Hồi giáo dòng Shiite. Nơi đây được xem là nơi chôn cất của Imam Hussein, một nhà lãnh đạo của người Shiite. Vào cuối thế kỷ thứ 7, Hussein đã bị giết trong một trận chiến giữa người Hồi giáo Sunni và Shiite. Theo truyền thống Shiite, cái chết của ông được tưởng niệm hàng năm. Lễ này được gọi là Muharram, theo tên của tháng ông bị giết.
Karbala là một địa điểm hành hương lớn với nhà thờ Hồi giáo được xây dựng để tưởng niệm Imam Hussein là điểm đến chính. Nhà thờ này chỉ mới được trang hoàng trong thời gian gần đây. Dưới sự cai trị của Saddam Hussein, người theo Hồi giáo dòng Sunni, các thánh đường Shiite không được chú ý tới.
Thi thể của của tư lệnh Qasem Soleimani đã được đưa tới thành phố Ahvaz, phía tây nam Iran vào sáng sớm 5/1. Ông Soleimani sẽ được chôn vào ngày 7/1 tại Kerman, quê hương của ông ở đông nam Iran, truyền thông nhà nước Iran đưa tin.

Giữa căng thẳng với Mỹ, Iran cảnh báo đanh thép

(Kiến Thức) - Trong bối cảnh căng thẳng Mỹ-Iran leo thang sau vụ UAV Mỹ bị bắn rơi, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran mới đây tuyên bố Tehran sẽ phản ứng cứng rắn trước bất kỳ mối đe dọa nào từ phía Mỹ nhằm vào nước Cộng hòa Hồi giáo này.

Theo hãng thông tấn Tasnim ngày 22/6, trong bối cảnh căng thẳng Mỹ-Iran leo thang sau vụ Iran bắn rơi một máy bay không người lái (UAV) của Mỹ, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Abbas Mousavi mới đây tuyên bố Tehran sẽ phản ứng cứng rắn trước bất kỳ mối đe dọa nào từ phía Mỹ nhằm vào nước Cộng hòa Hồi giáo này.
"Chúng tôi không cho phép bất cứ hành vi vi phạm nào đối với biên giới của Iran. Iran kiên quyết đối đầu với mọi sự xâm lược hay mối đe dọa từ phía Mỹ", phát ngôn viên Abbas Mousavi nói.

Mỹ tiếp tục không kích ám sát thêm một chỉ huy Iran?

Cuộc tấn công tiếp theo do máy bay chiến đấu Mỹ thực hiện đã giết chết thêm một chỉ huy cao cấp của lực lượng vũ trang Iran.

Vài giờ trước, Không lực Hoa Kỳ đã giáng một đòn mới vào khu vực thành phố Taji của Iraq, loại bỏ chỉ huy cấp cao tiếp theo của Iran, người có trách nhiệm điều phối hoạt động của Kataib Imam Ali (một phần của Khashd Al-Shaabi - Lực lượng huy động nhân dân) ở Iraq.
Theo thông tin của trang Avia.pro, chúng ta đang nói về chỉ huy Shabl al-Zaydi, một nhân vật rất có ý nghĩa đối với Iran. Tổng cộng, 6 người đã thiệt mạng sau cuộc không kích mới nhất của Không quân Mỹ, và hành động này của Washington đã bị coi là một sự leo thang trực tiếp nhằm vào Tehran.