Vì sao số vụ tai nạn giao thông liên hoàn, vi phạm nồng độ cồn gia tăng?

Theo chuyên gia, người dân đang có dấu hiệu "nhờn luật", nhất là sau khi các đợt cao điểm qua đi, lực lượng cảnh sát vắng bóng trên đường.

Liên quan đến ý kiến của nhiều người dân Hà Nội lo lắng về thời gian gần đây xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông liên hoàn, trong đó số trường hợp tài xế vi phạm nồng độ cồn xuất hiện nhiều, TS. Nguyễn Hữu Đức, chuyên gia giao thông cho rằng: "Việc người dân lo lắng số vụ tai nạn giao thông liên hoàn và tài xế vi phạm nồng độ cồn gia tăng là một vấn đề các cơ quan chức năng cần lưu ý".

Hiện trường vụ tai nạn giao thông liên hoàn ở Dương Nội, Hà Nội khiến nhiều người thương vong. Nguyên nhân chính do tài xế say xỉn. Ảnh: CTV

Hiện trường vụ tai nạn giao thông liên hoàn ở Dương Nội, Hà Nội khiến nhiều người thương vong. Nguyên nhân chính do tài xế say xỉn. Ảnh: CTV

Theo chuyên gia, có nhiều nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông, nhưng chủ yếu là do tài xế sử dụng chất kích thích (rượu bia, ma túy) hay nhiều tài xế chủ quan, không tuân thủ các quy tắc giao thông cơ bản như vượt ẩu, không giữ khoảng cách an toàn, không đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy, lấn làn, vượt đèn đỏ, sử dụng điện thoại khi lái xe,...

"Thời gian gần đây, ở đâu đó xuất hiện tình trạng nhờn luật, một bộ phận nhỏ người tham gia giao thông có dấu hiệu không chấp hành quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông, mặc dù đã biết các chế tài xử phạt đã được tăng nặng theo Nghị định 168. Đâu đó có thông tin, vắng bóng lực lượng cảnh sát trên đường, nếu đúng như vậy cũng là một phần nguyên nhân dẫn đến những người thiếu ý thức chấp hành quy định cố tình vi phạm...", chuyên gia chia sẻ.

Để chấn chỉnh hình thành thói quen tự giác chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông (TTATGT), TS. Nguyễn Hữu Đức cho rằng: "Giai đoạn đầu thi hành Nghị định 168, dư luận nói nhiều về việc người tham gia giao thông đã thay đổi, nâng cao ý thức tự giác. Đó là kết luận hơi sớm. Chỉ là bước đầu thay đổi, chủ yếu vì sợ bị phạt. Vì thế mới cần công tác giáo dục, nâng cao ý thức và công tác cưỡng chế một cách khẳng định, thường xuyên, lâu dài. Lực lượng chức năng cần tăng cường tuần tra, kiểm soát và xử lý nghiêm vi phạm. Tăng cường ứng dụng công nghệ, lắp camera phạt nguội ở Hà Nội...".

Cùng với đó, chuyên gia cho rằng, ý thức tự giác khi tham gia giao thông chỉ hình thành hoặc là sau một quá trình giáo dục, rèn luyện lâu dài hoặc sau một tác động mạnh như trực tiếp phải nộp phạt khoản tiền lớn, hay gặp tai nạn giao thông.... là phương pháp bền vững nhất để xây dựng ý thức tự giác. Việc giáo dục cần bắt đầu từ sớm, từ gia đình, nhà trường và toàn xã hội. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật giao thông, xây dựng văn hóa giao thông văn minh là những yếu tố quan trọng. Tuy nhiên, quá trình này đòi hỏi thời gian, sự kiên trì và sự phối hợp của nhiều bên, trong đó có sự cưỡng chế của cảnh sát.

TS. Nguyễn Hữu Đức, chuyên gia giao thông

TS. Nguyễn Hữu Đức, chuyên gia giao thông

Ngoài ra, các biện pháp xử phạt nghiêm khắc, đặc biệt là phạt tiền nặng, có thể tạo ra tác động tức thời, và trong một số trường hợp, đối với một số người, tạo ra bài học nhớ đời tới mức khiến người vi phạm thay đổi ý thức lâu dài. Tai nạn giao thông cũng là một tác động mạnh, nhưng hậu quả của nó là vô cùng lớn, gây tổn thất về người và tài sản. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào tác động mạnh, ý thức tự giác sẽ không được hình thành trên diện rộng. Khi lực lượng chức năng giảm kiểm soát, người dân có thể tái phạm. Chính vì vậy, TS. Nguyễn Hữu Đức cho rằng, lực lượng chức năng cần kết hợp vừa cả tăng cường xử phạt nghiêm khắc, vừa đẩy mạnh giáo dục, tuyên truyền.

"Việc thực thi các quy định về giao thông cần có tính liên tục và nhất quán. Tránh tình trạng đánh trống bỏ dùi, khiến người dân nhờn luật. Cần duy trì sự hiện diện của lực lượng chức năng, đồng thời áp dụng các biện pháp kiểm soát giao thông thông minh. Mục tiêu cuối cùng là xây dựng một văn hóa giao thông an toàn, văn minh. Điều này đòi hỏi sự thay đổi trong nhận thức và hành vi của mỗi người dân. Quy định cần góp phần vào quá trình này, tạo ra những chuyển biến tích cực trong ý thức của người tham gia giao thông. Cần có những chương trình tuyên truyền, giáo dục pháp luật về giao thông một cách thường xuyên và liên tục. Đặc biệt là các chương trình hướng đến việc xây dựng văn hóa giao thông", TS. Nguyễn Hữu Đức nêu quan điểm.

TS. Nguyễn Hữu Đức nhấn mạnh: "Ý thức tự giác khi tham gia giao thông là yếu tố then chốt để đảm bảo TTATGT. Các quy định về giao thông cần được thực thi một cách toàn diện, kết hợp cả biện pháp răn đe và biện pháp giáo dục, để tạo ra những chuyển biến tích cực và bền vững".

Hải Lâm/VOV.VN

Những cái chết vì nồng độ cồn...có đủ thức tỉnh?

Nhận thức và hành vi của người tham gia giao thông, nhất là những người cố chấp điều khiển phương tiện khi đã uống rượu bia vẫn chưa được cảnh tỉnh.

Năm 2025, các vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng liên quan đến nồng độ cồn vẫn là một vấn đề đáng lo ngại. Các cơ quan chức năng đã và đang tăng cường các biện pháp tuyên truyền, kiểm soát và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm nồng độ cồn.

Tuy nhiên, thực tế vẫn còn khá nhiều trường hợp bất tuân và chủ quan về hành vi đã uống rượu, bia vẫn lái xe gây ra hậu quả nghiêm trọng cho chính bản thân và cộng đồng.

Nữ tài xế gây tai nạn liên hoàn ở Hà Nội không có nồng độ cồn

Sau vụ tai nạn sáng nay, 10 nạn nhân được đưa đi cấp cứu nhưng có một người tử vong. Kiểm tra nhanh, chưa phát hiện nồng độ cồn và chất ma tuý.

Ngày 9/7, Công an TP Hà Nội cho biết, khoảng 7h40 ngày 9/7/2025, tại khu vực ngã tư Đại La – Trần Đại Nghĩa (phường Tương Mai, Hà Nội) đã xảy ra vụ tai nạn giao thông liên hoàn giữa 1 ô tô con và nhiều phương tiện khác, làm 1 người tử vong, 9 người khác bị thương.

capture-2399.png
Hiện trường vụ tai nạn.

Nam thanh niên lái ô tô lao thẳng vào CSGT ở Thái Nguyên

Biết có hơi men trong người, Huy điều khiển ô tô tông thẳng vào lực lượng chức năng để bỏ trốn, hiện đã bị tạm giữ về hành vi chống người thi hành công vụ.

Theo đó, vào 20h17p ngày 23/5, Tổ tuần tra kiểm soát thực hiện chuyên đề đo nồng độ cồn của Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Thái Nguyên làm nhiệm vụ tại Km41+500 đường ĐT261, thuộc tổ dân phố 1, phường Ba Hàng, TP Phổ Yên.