Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
  • Tài chính - Ngân hàng
  • Bất động sản
  • Golf & Doanh nhân
  • Doanh nghiệp
  • Tin 24/7
  • Hitech - Xe
  • Tiêu dùng - Bạn đọc
VietnamDaily Relax
Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
Tài chính - Ngân hàng Bất động sản Golf & Doanh nhân Doanh nghiệp Tin 24/7 Hitech - Xe Tiêu dùng - Bạn đọc

Hitech - Xe

Vì sao phi công Liên Xô từ chối dùng máy bay ném bom Tu-22?

26/06/2019 07:42

(VietnamDaily) - Để có được chiếc Tu-22M hôm nay, các nhà khoa học Liên Xô đã trải qua không ít giai đoạn phát triển. Chắc chắn nhiều người phải ngạc nhiên trước hình dạng thế hệ Tu-22 đời đầu – một chiếc oanh tạc cơ “ít tài lắm tật”.

Hoàng Lê

Thứ vũ khí gây khiếp đảm nhất trên chiến trường Thế chiến 1

Chấn động thí nghiệm vũ khí sinh học trong Thế chiến 2

Xem khả năng tác chiến hệ thống tên lửa container của Nga

12 lần Moscow và phương Tây suýt gây chiến với nhau vì “va chạm“

Khám phá sức mạnh của tàu tuần tra cỡ nhỏ mang tên lửa của Nga

Trong ảnh là máy bay ném bom siêu âm Tu-22M hiện đang phục vụ trong Không quân Nga. Đây là một trong những máy bay ném bom có thiết kế đẹp nhất hiện nay, nó trông như một chú "thiên nga trắng", máy bay được thiết kế với cửa hút không khí cho động cơ ở hai bên hông, cánh tam giác có thể cụp – xòe. Nguồn ảnh: Wikipedia
Trong ảnh là máy bay ném bom siêu âm Tu-22M hiện đang phục vụ trong Không quân Nga. Đây là một trong những máy bay ném bom có thiết kế đẹp nhất hiện nay, nó trông như một chú "thiên nga trắng", máy bay được thiết kế với cửa hút không khí cho động cơ ở hai bên hông, cánh tam giác có thể cụp – xòe. Nguồn ảnh: Wikipedia
Tuy nhiên, đây được xem là thiết kế thế hệ 2 của dòng máy bay ném bom Tu-22 do Tupolev OKB sáng chế. Thế hệ đầu tiên của nó ra đời với thân hình và cặp cánh cũng như bố trí động cơ khác hoàn toàn. Nguồn ảnh: Wikipedia
Tuy nhiên, đây được xem là thiết kế thế hệ 2 của dòng máy bay ném bom Tu-22 do Tupolev OKB sáng chế. Thế hệ đầu tiên của nó ra đời với thân hình và cặp cánh cũng như bố trí động cơ khác hoàn toàn. Nguồn ảnh: Wikipedia
Trong ảnh chính là Tu-22 đời đầu được phát triển từ những năm 1950, bay lần đầu ngày 7/9/1959, trong khi Tu-22M bay lần đầu 10 năm sau đó (năm 1969). Nguồn ảnh: Wikipedia
Trong ảnh chính là Tu-22 đời đầu được phát triển từ những năm 1950, bay lần đầu ngày 7/9/1959, trong khi Tu-22M bay lần đầu 10 năm sau đó (năm 1969). Nguồn ảnh: Wikipedia
Thiết kế của Tu-22 đời đầu bố cục khác hẳn và trông “xấu xí hơn” Tu-22M sau này. Hai động cơ phản lực đặt ở gốc cánh, trên thân thay vì kết hợp với thân tàu bay. Nguồn ảnh: Wikipedia
Thiết kế của Tu-22 đời đầu bố cục khác hẳn và trông “xấu xí hơn” Tu-22M sau này. Hai động cơ phản lực đặt ở gốc cánh, trên thân thay vì kết hợp với thân tàu bay. Nguồn ảnh: Wikipedia
Đó là cặp động cơ Dobrynin RD7M-2 có lực đẩy khô mỗi chiếc 107,9kN và đẩy có đốt tăng lực 161,9kN cho tốc độ tối đa 1.510km/h. Tốc độ này dĩ nhiên chậm hơn Tu-22M sử dụng động cơ hiện đại NK-25 Kuznetsov với bố trí hài hòa, tối ưu khả năng của máy bay. Nguồn ảnh: Wikipedia
Đó là cặp động cơ Dobrynin RD7M-2 có lực đẩy khô mỗi chiếc 107,9kN và đẩy có đốt tăng lực 161,9kN cho tốc độ tối đa 1.510km/h. Tốc độ này dĩ nhiên chậm hơn Tu-22M sử dụng động cơ hiện đại NK-25 Kuznetsov với bố trí hài hòa, tối ưu khả năng của máy bay. Nguồn ảnh: Wikipedia
Ngay dưới miệng phun động cơ là một radar loại nhỏ trang bị cho khẩu 23mm “bọc hậu” cho máy bay ném bom thời chiến tranh Lạnh. Vũ khí này tới nay vẫn còn tồn tại trên các máy bay Tu-95 nhưng cơ bản mang tính chất cho có, không còn hữu hiệu với máy bay tiêm kích hiện đại. Nguồn ảnh: Wikipedia
Ngay dưới miệng phun động cơ là một radar loại nhỏ trang bị cho khẩu 23mm “bọc hậu” cho máy bay ném bom thời chiến tranh Lạnh. Vũ khí này tới nay vẫn còn tồn tại trên các máy bay Tu-95 nhưng cơ bản mang tính chất cho có, không còn hữu hiệu với máy bay tiêm kích hiện đại. Nguồn ảnh: Wikipedia
Tu-22 đời đầu đạt tầm bay 4.900km, trần bay 13.300m, tốc độ leo cao 12,7m/s. Nguồn ảnh: Wikipedia
Tu-22 đời đầu đạt tầm bay 4.900km, trần bay 13.300m, tốc độ leo cao 12,7m/s. Nguồn ảnh: Wikipedia
Theo các tài liệu rò rỉ, Tu-22 đời đầu phát triển rất khó khăn, gặp nhiều lỗi kỹ thuật khiến máy bay gặp tai nạn liên tục. Thậm chí, có nguồn tin cho rằng không ít phi công từ chối điều khiển Tu-22 vì máy bay rất khó lái. Nguồn ảnh: Wikipedia
Theo các tài liệu rò rỉ, Tu-22 đời đầu phát triển rất khó khăn, gặp nhiều lỗi kỹ thuật khiến máy bay gặp tai nạn liên tục. Thậm chí, có nguồn tin cho rằng không ít phi công từ chối điều khiển Tu-22 vì máy bay rất khó lái. Nguồn ảnh: Wikipedia
Buồng lái Tu-22 đặt phi công phía trước, hơi chếch phía trái, sĩ quan vũ khí ngồi phía sau và hoa tiêu ở thấp phía dưới, bên trong thân. Nguồn ảnh: Wikipedia
Buồng lái Tu-22 đặt phi công phía trước, hơi chếch phía trái, sĩ quan vũ khí ngồi phía sau và hoa tiêu ở thấp phía dưới, bên trong thân. Nguồn ảnh: Wikipedia
Thiết kế buồng lái rất xấu, tầm nhìn kém, ghế ngồi gò bó và vị trí đặt nút điều khiển các thiết bị không thuận lợi sử dụng. Nguồn ảnh: Wikipedia
Thiết kế buồng lái rất xấu, tầm nhìn kém, ghế ngồi gò bó và vị trí đặt nút điều khiển các thiết bị không thuận lợi sử dụng. Nguồn ảnh: Wikipedia
Tu-22 sử dụng kiểu nghiêng 55 độ tạo ra lực cản nhỏ ở tốc độ cận âm, nhưng dẫn tới tốc độ hạ cánh rất cao và quãng đường cất cánh phải rất dài. Nguồn ảnh: Wikipedia
Tu-22 sử dụng kiểu nghiêng 55 độ tạo ra lực cản nhỏ ở tốc độ cận âm, nhưng dẫn tới tốc độ hạ cánh rất cao và quãng đường cất cánh phải rất dài. Nguồn ảnh: Wikipedia
Tu-22 có tải trọng 9 tấn vũ khí cho phép mang 24 bom thông thường FAB-500 hoặc một siêu bom FAB-9000 hoặc một quả tên lửa chống hạm Kh-22 theo dạng nửa chìm trong thân. Nhìn chung, máy bay dù đạt tốc độ siêu âm trở thành một trong những máy bay ném bom nhanh nhất thế giới thời bấy giờ, thế nhưng Tu-22 lại không được lòng các phi công và Không quân Liên Xô. Nguồn ảnh: Wikipedia
Tu-22 có tải trọng 9 tấn vũ khí cho phép mang 24 bom thông thường FAB-500 hoặc một siêu bom FAB-9000 hoặc một quả tên lửa chống hạm Kh-22 theo dạng nửa chìm trong thân. Nhìn chung, máy bay dù đạt tốc độ siêu âm trở thành một trong những máy bay ném bom nhanh nhất thế giới thời bấy giờ, thế nhưng Tu-22 lại không được lòng các phi công và Không quân Liên Xô. Nguồn ảnh: Wikipedia
Đáng chú ý, trong khi Tu-22M chỉ được sử dụng ở Liên Xô (Nga), thì Tu-22 được phép xuất khẩu rộng rãi tới châu Phi và Trung Đông. Loại này từng tham gia cuộc nội chiến ở Tchad và chiến tranh Iran-Iraq. Nguồn ảnh: Wikipedia
Đáng chú ý, trong khi Tu-22M chỉ được sử dụng ở Liên Xô (Nga), thì Tu-22 được phép xuất khẩu rộng rãi tới châu Phi và Trung Đông. Loại này từng tham gia cuộc nội chiến ở Tchad và chiến tranh Iran-Iraq. Nguồn ảnh: Wikipedia
Sau khi Liên Xô sụp đổ, Tu-22 được chuyển giao cho Không quân Nga và Ukraine sử dụng. Đến thời điểm hiện tại, tất cả đều đã ra khỏi biên chế. Nguồn ảnh: Wikipedia
Sau khi Liên Xô sụp đổ, Tu-22 được chuyển giao cho Không quân Nga và Ukraine sử dụng. Đến thời điểm hiện tại, tất cả đều đã ra khỏi biên chế. Nguồn ảnh: Wikipedia
Video màu cực hiếm máy bay Tu-22 thời Liên Xô. Nguồn: Youtube

Top tin bài hot nhất

Hot rần rần điện thoại dát vàng giá nửa tỷ đổ bộ Việt Nam

Hot rần rần điện thoại dát vàng giá nửa tỷ đổ bộ Việt Nam

16/05/2025 12:52
Samsung ra mắt nhẫn AI Galaxy Ring sang xịn mịn có đáng mua

Samsung ra mắt nhẫn AI Galaxy Ring sang xịn mịn có đáng mua

15/05/2025 18:55
Nếu trồng cây trên sao Hỏa, chuyện kỳ lạ nào sẽ xảy ra?

Nếu trồng cây trên sao Hỏa, chuyện kỳ lạ nào sẽ xảy ra?

23/05/2025 12:52
Top kỳ quan công nghệ thế giới khốn khổ vì AI trỗi dậy

Top kỳ quan công nghệ thế giới khốn khổ vì AI trỗi dậy

15/05/2025 14:10
Trung Quốc Nga chốt kèo căn cứ hạt nhân trên Mặt trăng

Trung Quốc Nga chốt kèo căn cứ hạt nhân trên Mặt trăng

16/05/2025 14:12

Bạn có thể quan tâm

Nếu cùng sống trong tòa nhà cao 3.200 km, chuyện gì xảy ra?

Nếu cùng sống trong tòa nhà cao 3.200 km, chuyện gì xảy ra?

Sự thật bất ngờ về quần áo thông minh đậm chất công nghệ

Sự thật bất ngờ về quần áo thông minh đậm chất công nghệ

Nếu mạng lưới AI bắt tay nhau, điều gì sẽ xảy ra?

Nếu mạng lưới AI bắt tay nhau, điều gì sẽ xảy ra?

MrBeast trở thành tỷ phú tự thân trẻ nhất ở tuổi 27

MrBeast trở thành tỷ phú tự thân trẻ nhất ở tuổi 27

TS Lương Minh Thắng... từ IMO dang dở đến đỉnh cao AI Google

TS Lương Minh Thắng... từ IMO dang dở đến đỉnh cao AI Google

Hot rần rần mẫu điện thoại hở ốc vít trên lưng

Giấy phép hoạt động báo chí số 29/GP-CBC, Bộ TTTT cấp ngày 24/12/2020

Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Thị Mai Hương.

Phó Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Danh Châu

Tòa soạn: 70 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

VPĐD tại TP.HCM: 54 Phạm Huy Thông, phường 7, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 024 6 254 3519

Hotline: 096 523 77 56 (Toà soạn Hà Nội) / 091 122 12 22 (VPĐD TPHCM)

Email: tkts@kienthuc.net.vn

Chuyên trang của Báo

Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H

Liên hệ quảng cáo

Email: quangcao.kienthuc@gmail.com

Powered by ePi Technologies

DMCA.com Protection Status