Vì sao phe tân bảo thủ Mỹ vừa ghét vừa sợ Donald Trump?

(Kiến Thức) - Phe tân bảo thủ Mỹ cực lực chỉ trích những phát biểu về đối ngoại gần đây của ứng viên tổng thống Donald Trump là “khó hiểu và đầy mâu thuẫn”.

Trong khi đó, ứng viên-tỷ phú Donald Trump đã không hề đưa ra một chương trình chi tiết vì làm như vậy sẽ là thiếu khôn ngoan giữa cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2016 và chỉ phát đi thông điệp cơ bản.
Vi sao phe tan bao thu My vua ghet vua so Donald Trump?
Ứng viên Donald Trump hứa hẹn một chính sách ngoại giao thẳng thắn dựa trên việc theo đuổi các lợi ích quốc gia của Mỹ. Ảnh Forbes
Theo nhà phân tích Alexander Mercouris, thay vì theo đuổi chính sách ngoại giao dựa trên ý thức hệ ưu tiên quyền bá chủ thế giới của Mỹ và "thúc đẩy dân chủ", ứng viên Donald Trump hứa hẹn một chính sách ngoại giao thẳng thắn dựa trên việc theo đuổi các lợi ích quốc gia của Mỹ.
Để hiểu được điều này cần xem xét sự tương phản giữa những gì công chúng Mỹ muốn và những gì đã được các chính phủ Mỹ đã thực hiện trong thời gian qua.
Kể từ ngày 11/9/2001, đông đảo công chúng Mỹ coi chủ nghĩa khủng bố thánh chiến là mối đe dọa lớn nhất đối với nước họ, trong khi chính sách đối ngoại Mỹ lại ít quan tâm đến vấn đề mà tập trung ưu tiên vào việc duy trì vị thế “ bá chủ thế giới”, thông qua việc tái định hình bản đồ địa chính trị trên thế giới.
Trước hết, “bá chủ thế giới” đồng nghĩa đối đầu với Nga và Trung Quốc, hai nước bị chính quyền Mỹ coi là trở ngại chính đối với quyền bá chủ thế giới của nước này. Chính sách đối ngoại “bá chủ thế giới” đã dẫn nước Mỹ sa vào một loạt các cuộc phiêu lưu địa chính trị ở Nam Tư, Afghanistan, Iraq, Libya và Syria, đối đầu kéo dài với Iran cũng như đối đầu với Nga ở Ukraine. Một bộ phận công chúng Mỹ đã tỏ ra ít hoặc không ủng hộ các cuộc phiêu lưu này.
Chính sách của Mỹ trong thời gian qua cũng cho thấy Washington quá rụt dè trong cuộc chiến chống cái gọi là Nhà nước Hồi giáo (IS).
Các chiến dịch quân sự của Mỹ chống lại cái gọi là Nhà nước Hồi giáo về cơ bản là một chiêu trò “quan hệ công chúng”, trong khi Nga và Iran thực sự chiến đấu chống lại nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo. Trong quá khứ, chính quyền Mỹ sẵn sàng hợp tác với các phần tử thánh chiến để đạt được mục tiêu địa chính trị của mình.
Ứng viên Donald Trump dọa sẽ thay đổi triệt để chính sách đối ngoại hiện hành. Thay vì đối đầu với Nga và Trung Quốc, Donald Trump nói rằng ông muốn đàm phán với hai nước này vì rằng họ không đe dọa nước Mỹ. Tỷ phú Trump cũng hứa hẹn sẽ tập trung vào việc tiêu diệt các phần tử thánh chiến.
Ông Trump cũng thách thức các trụ cột khác của chính sách đối ngoại của Mỹ hiện hành.
Theo ứng viên Donald Trump, quan hệ giữa Mỹ và các đồng minh dựa trên cơ giao dịch “đôi bên cùng có lợi”: Mỹ sẽ giúp đỡ các nước đồng minh nếu họ giúp Washington, không phủ thuộc vào ý thức hệ.
Ứng viên Donald Trump đã dùng ngôn từ khá thô thiển để diễn đạt chính sách đối ngoại như việc đe dọa "ném bom rải thảm" Nhà nước Hồi giáo. Ông này tiếp tục nói chuyện với “kẻ thù” Iran, trong khi bỏ qua thực tế rằng xét theo khía cạnh chống Nhà nước Hồi giáo, Iran có thể trở thành một đối tác của Mỹ ở Trung Đông. Việc tỷ phú Trump ủng hộ các biện pháp tra tấn lấy khẩu cung là “đáng lo ngại”.
Trên thực tế, ứng viên tổng thống Donald Trump đã thách thức nền tảng tư tưởng của chính sách đối ngoại Mỹ hiện hành và đưa ra một sự thay thế châm ngòi phản ứng mạnh mẽ từ phe tân bảo thủ Mỹ.
Đó chính là lý do vì sao phe tân bảo thủ ở Mỹ vừa ghét, vừa sợ ứng viên-tỷ phú Donald Trump.
Video Ứng viên Donald Trump chỉ trích Trung Quốc trong chiến dịch vận động tranh cử tổng thống Mỹ 2016. (Nguồn The Guardian):

Kết cục cuộc chiến Aleppo được quyết định ở...Geneva?

(Kiến Thức) - Cuộc chiến Aleppo có ý nghĩa quan trọng đối với số phận Syria. Thế nhưng, kết quả chiến dịch “giải phóng Aleppo” của Damascus lại được quyết định...ở Geneva.

Giành lại quyền kiểm soát hoàn toàn thành phố Aleppo vốn có 2,1 triệu dân sẽ là một chiến thắng quyết định của chính phủ Assad. Tương đối an toàn tại thủ đô Damascus, tái chiếm được thành phố Homs trong năm 2014, các lực lượng trung thành với Tổng thống Assad cố gắng tái chiếm Aleppo và Deraa.
Cuoc chien Aleppo lam vao the giang co keo dai
Số phận của Syria phụ thuộc vào chiến dịch tái chiếm thành phố Aleppo. Ảnh Stratfor 

Chùm ảnh ba ứng viên còn lại trong bầu cử Tổng thống Mỹ

(Kiến Thức) - Ông Bernie Sanders, bà Hillary Clinton và tỷ phú Donald Trump là ba ứng viên còn lại trong đợt bỏ phiếu sơ bộ của cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2016.

Chum anh ba ung vien con lai trong bau cu Tong thong My
 Trong Đảng Cộng hòa, cuộc đua giành quyền đề cử tham dự bầu cử Tổng thống Mỹ chỉ còn mỗi một ứng viên Donald Trump sau khi hai đối thủ là ông Ted Cruz và John Kasich bỏ cuộc. Ảnh: Ứng viên Trump quẳng chiếc áo khoác trong một sự kiện ở New York ngày 12/4/2016.

Rodrigo Duterte: “Nhân tố bí ẩn” trong khủng hoảng Biển Đông

(Kiến Thức) - Chiến thắng của Thị trưởng Rodrigo Duterte trong cuộc bầu cử Tổng thống Philippines đang mang lại sự bất định đối với triển vọng an ninh Châu Á.

Trong bài viết đăng trên tạp chí The National Interest ngày 12/5, Tiến sĩ Malcolm Davis – nhà phân tích cao cấp của Viện Chính sách Chiến lược Australia - đã đưa ra nhận định nói trên.
Rodrigo Duterte: “Nhan to bi an” trong khung hoang Bien Dong
Ứng viên tổng thống Duterte nói ông sẽ đàm phán song phương với Trung Quốc về Biển Đông, nếu các biện pháp khác không mang lại kết quả trong vòng 2 năm. Ảnh Straits Times