Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
  • Tài chính - Ngân hàng
  • Bất động sản
  • Golf & Doanh nhân
  • Doanh nghiệp
  • Tin 24/7
  • Hitech - Xe
  • Tiêu dùng - Bạn đọc
VietnamDaily Relax
Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
Tài chính - Ngân hàng Bất động sản Golf & Doanh nhân Doanh nghiệp Tin 24/7 Hitech - Xe Tiêu dùng - Bạn đọc

Quân sự

Vì sao Pháo Đài Bay B-52 thua đậm khi tham chiến ở Việt Nam

06/09/2021 19:15

Cho đến nay Việt Nam vẫn là quốc gia đầu tiên và duy nhất bắn hạ được máy bay B-52 của Mỹ, không chỉ vậy hệ thống phòng không nhân dân của ta đã khiến phi công Mỹ phải sợ hãi mỗi khi làm nhiệm vụ. 

Thái Hòa

Dàn vũ khí từng được Liên Xô chuyển bằng đường biển sang Việt Nam

Lý do khiến Không quân Mỹ thảm bại trong Chiến tranh Việt Nam

Dù SAM-2 bị Mỹ "bắt bài", Việt Nam vẫn hạ B-52 bằng cách riêng

Điện Biên Phủ trên không: Việt Nam phóng bao nhiêu tên lửa SAM-2?

Đầu tháng 12/1972 Mỹ đình chỉ ký Hiệp định Paris, Tổng thống Mỹ Nixon đe dọa ném bom hủy diệt Hà Nội nhằm buộc Việt Nam phải chấp nhận những điều khoản có lợi cho Mỹ tại Hội nghị Paris.
Đầu tháng 12/1972 Mỹ đình chỉ ký Hiệp định Paris, Tổng thống Mỹ Nixon đe dọa ném bom hủy diệt Hà Nội nhằm buộc Việt Nam phải chấp nhận những điều khoản có lợi cho Mỹ tại Hội nghị Paris.
Từ tối 18 đến 29/12/1972, Mỹ mở chiến dịch Linebacker II huy động 193 máy bay ném bom chiến lược B52, hơn 1.077 máy bay chiến thuật các loại. Ngoài ra còn có 50 máy bay tiếp nhiên liệu trên không KC-135, sáu tàu sân bay và các thiết bị tác chiến hiện đại nhất.
Từ tối 18 đến 29/12/1972, Mỹ mở chiến dịch Linebacker II huy động 193 máy bay ném bom chiến lược B52, hơn 1.077 máy bay chiến thuật các loại. Ngoài ra còn có 50 máy bay tiếp nhiên liệu trên không KC-135, sáu tàu sân bay và các thiết bị tác chiến hiện đại nhất.
Liên tục trong 12 ngày đêm, Pháo Đài Bay B-52 đã thả hơn 20.000 tấn bom đạn các loại xuống Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên và một số tỉnh khác. Đây là những trận ném bom ác liệt nhất trong cuộc chiến tranh tại Việt Nam, cũng như trong lịch sử các cuộc chiến tranh.
Liên tục trong 12 ngày đêm, Pháo Đài Bay B-52 đã thả hơn 20.000 tấn bom đạn các loại xuống Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên và một số tỉnh khác. Đây là những trận ném bom ác liệt nhất trong cuộc chiến tranh tại Việt Nam, cũng như trong lịch sử các cuộc chiến tranh.
Chiến trường Việt Nam là lần đầu tiên và duy nhất chứng kiến sự thất bại của B-52 Stratofortress. Trong 12 ngày đêm chiến đấu, quân và dân Việt Nam đã bắn rơi tổng cộng 81 máy bay Mỹ, trong đó có 34 chiếc B52.
Chiến trường Việt Nam là lần đầu tiên và duy nhất chứng kiến sự thất bại của B-52 Stratofortress. Trong 12 ngày đêm chiến đấu, quân và dân Việt Nam đã bắn rơi tổng cộng 81 máy bay Mỹ, trong đó có 34 chiếc B52.
Với chiến thắng huyền thoại trên bầu trời Hà Nội năm đó cho đến gần 50 năm sau, các học giả và quân sự trên thế giới vẫn đang đi tìm câu trả lời cho câu hỏi: Vì sao Việt Nam có thể đánh bại B-52?
Với chiến thắng huyền thoại trên bầu trời Hà Nội năm đó cho đến gần 50 năm sau, các học giả và quân sự trên thế giới vẫn đang đi tìm câu trả lời cho câu hỏi: Vì sao Việt Nam có thể đánh bại B-52?
Peter MacDonald, một sĩ quan trong quân đội Anh tác giả cuốn sách “Giap: The victor in Viet Nam” đã nói rằng, hệ thống phòng không mà Việt Nam tạo ra rất phức tạp và nguy hiểm. Hệ thống phòng không này được các chuyên gia Mỹ đánh giá có thể so sánh với hệ thống của NATO để phòng thủ Tây Âu.
Peter MacDonald, một sĩ quan trong quân đội Anh tác giả cuốn sách “Giap: The victor in Viet Nam” đã nói rằng, hệ thống phòng không mà Việt Nam tạo ra rất phức tạp và nguy hiểm. Hệ thống phòng không này được các chuyên gia Mỹ đánh giá có thể so sánh với hệ thống của NATO để phòng thủ Tây Âu.
Cốt lõi của hệ thống phòng không này là tên lửa S-75 Dvina hay SAM-2 và máy bay chiến đấu MiG-21, cùng với khoảng 4.000 khẩu pháo từ 12,7mm đến 100mm hỗ trợ để bảo vệ Hà Nội và Hải Phòng.
Cốt lõi của hệ thống phòng không này là tên lửa S-75 Dvina hay SAM-2 và máy bay chiến đấu MiG-21, cùng với khoảng 4.000 khẩu pháo từ 12,7mm đến 100mm hỗ trợ để bảo vệ Hà Nội và Hải Phòng.
Tên lửa S-75 Dvina là tên viết tắt của “Tên lửa đất đối không loại 2”. SAM-2 là tổ hợp hệ thống phòng không tầm cao do Liên Xô thiết kế, được xây dựng xung quanh một tên lửa đất đối không có radar dẫn đường chỉ huy. Ra mắt vào năm 1957 và là một trong những hệ thống phòng không được triển khai rộng rãi nhất trong lịch sử.
Tên lửa S-75 Dvina là tên viết tắt của “Tên lửa đất đối không loại 2”. SAM-2 là tổ hợp hệ thống phòng không tầm cao do Liên Xô thiết kế, được xây dựng xung quanh một tên lửa đất đối không có radar dẫn đường chỉ huy. Ra mắt vào năm 1957 và là một trong những hệ thống phòng không được triển khai rộng rãi nhất trong lịch sử.
SAM-2 có khối lượng 2,3 tấn, dài 10,6m, đường kính 0,7m, mang đầu đạn Frag-HE nặng 200kg. S-75 sử dụng nhiên liệu hai tầng, bao gồm một tầng tăng cường nhiên liệu rắn và một tầng trên nhiên liệu lỏng lưu trữ. Phạm vi hoạt động của nó là 45 km, độ cao 25.000m, tốc độ tối đa Mach 3,5.
SAM-2 có khối lượng 2,3 tấn, dài 10,6m, đường kính 0,7m, mang đầu đạn Frag-HE nặng 200kg. S-75 sử dụng nhiên liệu hai tầng, bao gồm một tầng tăng cường nhiên liệu rắn và một tầng trên nhiên liệu lỏng lưu trữ. Phạm vi hoạt động của nó là 45 km, độ cao 25.000m, tốc độ tối đa Mach 3,5.
SAM-2 được trang bị cho lực lượng phòng không Việt Nam từ đầu năm 1965 để bảo vệ Hà Nội, Hải Phòng và một số mục tiêu trọng yếu khác. Sau khi đến Việt Nam, đã được cải tiến kỹ thuật để có thể đối phó với tác động gây nhiễu thụ động và điện từ của không quân Mỹ.
SAM-2 được trang bị cho lực lượng phòng không Việt Nam từ đầu năm 1965 để bảo vệ Hà Nội, Hải Phòng và một số mục tiêu trọng yếu khác. Sau khi đến Việt Nam, đã được cải tiến kỹ thuật để có thể đối phó với tác động gây nhiễu thụ động và điện từ của không quân Mỹ.
B-52 là máy bay ném bom chiến lược có khả năng gây nhiễu điện từ cực mạnh. Một tốp ba chiếc B-52 có tới 45 thiết bị gây nhiễu, hộ tống B-52 là một đội hình máy bay tác chiến điện tử có thể làm tê liệt mọi hệ thống radar của đối phương.
B-52 là máy bay ném bom chiến lược có khả năng gây nhiễu điện từ cực mạnh. Một tốp ba chiếc B-52 có tới 45 thiết bị gây nhiễu, hộ tống B-52 là một đội hình máy bay tác chiến điện tử có thể làm tê liệt mọi hệ thống radar của đối phương.
Trên thực tế, tên lửa SAM-2 có thể tiêu diệt mục tiêu ở độ cao trên 24.000 mét, trong khi trần bay tối đa của B-52 chỉ là 17.000 mét và khi bay ném bom là 10.000 mét, nên SAM-2 có thể vươn tới B-52. Tuy nhiên, trước khả năng gây nhiễu cực mạnh của máy bay Mỹ, tên lửa SAM-2 gần như bị "mù" hoàn toàn.
Trên thực tế, tên lửa SAM-2 có thể tiêu diệt mục tiêu ở độ cao trên 24.000 mét, trong khi trần bay tối đa của B-52 chỉ là 17.000 mét và khi bay ném bom là 10.000 mét, nên SAM-2 có thể vươn tới B-52. Tuy nhiên, trước khả năng gây nhiễu cực mạnh của máy bay Mỹ, tên lửa SAM-2 gần như bị "mù" hoàn toàn.
Quân chủng phòng không đã thành lập đội trinh sát gây nhiễu, tìm hiểu các tính năng kỹ thuật, chiến thuật gây nhiễu của địch và phát hiện các thiết bị gây nhiễu.
Quân chủng phòng không đã thành lập đội trinh sát gây nhiễu, tìm hiểu các tính năng kỹ thuật, chiến thuật gây nhiễu của địch và phát hiện các thiết bị gây nhiễu.
B-52 có thiết bị gây nhiễu ALR-18 hoạt động ở bước sóng 3 cm, nhưng là để đối phó với radar của MiG-21, ăng ten gây nhiễu hướng về phía đuôi, do đó không ảnh hưởng nhiều đến radar mặt đất.
B-52 có thiết bị gây nhiễu ALR-18 hoạt động ở bước sóng 3 cm, nhưng là để đối phó với radar của MiG-21, ăng ten gây nhiễu hướng về phía đuôi, do đó không ảnh hưởng nhiều đến radar mặt đất.
Khám phá này vô cùng quý giá, hệ thống phòng không của ta được trang bị một loại radar làm việc ở bước sóng 3 cm là đài radar K8-60 dùng cho pháo phòng không 57mm do Trung Quốc viện trợ. Phòng không Việt Nam đã lợi dụng điều này để phát hiện và hạ gục B-52 của Mỹ.
Khám phá này vô cùng quý giá, hệ thống phòng không của ta được trang bị một loại radar làm việc ở bước sóng 3 cm là đài radar K8-60 dùng cho pháo phòng không 57mm do Trung Quốc viện trợ. Phòng không Việt Nam đã lợi dụng điều này để phát hiện và hạ gục B-52 của Mỹ.
Một chiến thuật khác là, phóng lần lượt ít nhất hai tên lửa S-75. Phát đầu tiên có độ cao, buộc máy bay Mỹ phải sử dụng thiết bị điện tử để né tránh, thì tên lửa thứ hai đã được bắn theo đường thứ nhất cho đến khi mục tiêu bị khóa và tiêu diệt.
Một chiến thuật khác là, phóng lần lượt ít nhất hai tên lửa S-75. Phát đầu tiên có độ cao, buộc máy bay Mỹ phải sử dụng thiết bị điện tử để né tránh, thì tên lửa thứ hai đã được bắn theo đường thứ nhất cho đến khi mục tiêu bị khóa và tiêu diệt.
Cùng với tên lửa SAM-2, quân và dân ta đã phát triển chiến thuật phòng không hiệu quả với hệ thống lưới lửa dày đặc bằng nhiều loại súng, pháo có thể diệt máy bay ở mọi độ cao. Sau gần 50 năm, những bí mật đã được hé lộ và đó là câu chuyện về cách đánh máy bay độc đáo của Việt Nam. Nguồn ảnh: TTXVN/TL.
Cùng với tên lửa SAM-2, quân và dân ta đã phát triển chiến thuật phòng không hiệu quả với hệ thống lưới lửa dày đặc bằng nhiều loại súng, pháo có thể diệt máy bay ở mọi độ cao. Sau gần 50 năm, những bí mật đã được hé lộ và đó là câu chuyện về cách đánh máy bay độc đáo của Việt Nam. Nguồn ảnh: TTXVN/TL.
Tới nay Việt Nam vẫn là quốc gia đầu tiên và duy nhất trên thế giới bắn hạ được Pháo Đài Bay B-52 của Mỹ. Nguồn: INA.

Top tin bài hot nhất

Cuộc phản công thảm họa của quân đội Ukraine ở thành phố Toretsk

Cuộc phản công thảm họa của quân đội Ukraine ở thành phố Toretsk

14/05/2025 19:33
Estonia bắt tàu chở dầu Nga, Su-35 lập tức xuất kích

Estonia bắt tàu chở dầu Nga, Su-35 lập tức xuất kích

16/05/2025 06:25
Pháo nhiệt áp của Nga dội vào quân Ukraine ở Chasov Yar

Pháo nhiệt áp của Nga dội vào quân Ukraine ở Chasov Yar

15/05/2025 09:59
300 xe tăng Sư đoàn 4 tạo thành cơn "lũ thép"ở Donbass

300 xe tăng Sư đoàn 4 tạo thành cơn "lũ thép"ở Donbass

29/04/2025 14:07
S-400 giúp Ấn Độ đánh bật đòn phản công của Pakistan thế nào?

S-400 giúp Ấn Độ đánh bật đòn phản công của Pakistan thế nào?

16/05/2025 10:03

Bạn có thể quan tâm

Ukraine thấp thỏm lo Nga phóng tên lửa đạn đạo liên tục địa tầm bắn 10.000km

Ukraine thấp thỏm lo Nga phóng tên lửa đạn đạo liên tục địa tầm bắn 10.000km

Bỉ bí mật thử nghiệm xe tăng Leopard 1 "lai robot" ở Ukraine

Bỉ bí mật thử nghiệm xe tăng Leopard 1 "lai robot" ở Ukraine

Quân đội Ukraine chỉ còn kiểm soát 10% “lò vôi” Chasiv Yar

Quân đội Ukraine chỉ còn kiểm soát 10% “lò vôi” Chasiv Yar

Mưa tên lửa trút xuống Charsiv Yar, Ukraine tổn thất nặng nề

Nga phóng số lượng UAV nhiều kỷ lục vào Ukraine

Nga phóng số lượng UAV nhiều kỷ lục vào Ukraine

Điều gì khiến khiến lính đánh thuê tháo chạy khỏi Ukraine?

Điều gì khiến khiến lính đánh thuê tháo chạy khỏi Ukraine?

Giấy phép hoạt động báo chí số 29/GP-CBC, Bộ TTTT cấp ngày 24/12/2020

Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Thị Mai Hương.

Phó Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Danh Châu

Tòa soạn: 70 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

VPĐD tại TP.HCM: 54 Phạm Huy Thông, phường 7, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 024 6 254 3519

Hotline: 096 523 77 56 (Toà soạn Hà Nội) / 091 122 12 22 (VPĐD TPHCM)

Email: tkts@kienthuc.net.vn

Chuyên trang của Báo

Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H

Liên hệ quảng cáo

Email: quangcao.kienthuc@gmail.com

Powered by ePi Technologies

DMCA.com Protection Status