Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
  • Tài chính - Ngân hàng
  • Bất động sản
  • Golf & Doanh nhân
  • Doanh nghiệp
  • Tin 24/7
  • Hitech - Xe
  • Tiêu dùng - Bạn đọc
VietnamDaily Relax
Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
Tài chính - Ngân hàng Bất động sản Golf & Doanh nhân Doanh nghiệp Tin 24/7 Hitech - Xe Tiêu dùng - Bạn đọc

Quân sự

Dàn vũ khí từng được Liên Xô chuyển bằng đường biển sang Việt Nam

24/08/2021 19:45

Hàng hóa được vận chuyển từ Liên Xô đến Việt Nam sẽ ngắn hơn và tiện hơn rất nhiều nếu được vận chuyển bằng tàu hỏa và đi qua lãnh thổ của Trung Quốc, nhưng Liên Xô thường không lựa chọn con đường này...

Thái Hòa

Nguồn gốc pháo phòng không 88mm bảo vệ Hà Nội, Hải Phòng... những năm 1954-1960

Chiến dịch “Tiền tiêu vặt” và cách Mỹ phong tỏa cảng Hải Phòng

Liên Xô giúp gì Việt Nam khi Trung Quốc tấn công năm 1979

Súng trường AK-47 huyền thoại Liên Xô, Việt Nam: Những bí ẩn ít biết

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, Liên Xô đã đưa sang Việt Nam 2.000 xe tăng, 1.700 xe bọc thép, 7.000 đại bác và súng cối, hơn 5.000 pháo cao xạ chống máy bay, 158 tổ hợp tên lửa phòng không, hơn 700 chiến đấu cơ, 120 máy bay trực thăng, trên 100 tàu chiến và đã đưa vào hoạt động 117 cơ sở quân sự.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, Liên Xô đã đưa sang Việt Nam 2.000 xe tăng, 1.700 xe bọc thép, 7.000 đại bác và súng cối, hơn 5.000 pháo cao xạ chống máy bay, 158 tổ hợp tên lửa phòng không, hơn 700 chiến đấu cơ, 120 máy bay trực thăng, trên 100 tàu chiến và đã đưa vào hoạt động 117 cơ sở quân sự.
Phần lớn những vũ khí quân sự và trang thiết bị hiện đại nhất đều được Liên Xô cung cấp trong những năm không quân Mỹ tiến hành chiến tranh phá hoại Việt Nam.
Phần lớn những vũ khí quân sự và trang thiết bị hiện đại nhất đều được Liên Xô cung cấp trong những năm không quân Mỹ tiến hành chiến tranh phá hoại Việt Nam.
Thời điểm đó Liên Xô đã đảm bảo hơn 3/4 tổng khối lượng viện trợ mà Việt Nam nhận được từ nguồn nước ngoài, để giúp Việt Nam kháng chiến chống xâm lược cũng như góp phần duy trì hoạt động của cơ cấu kinh tế-xã hội của đất nước.
Thời điểm đó Liên Xô đã đảm bảo hơn 3/4 tổng khối lượng viện trợ mà Việt Nam nhận được từ nguồn nước ngoài, để giúp Việt Nam kháng chiến chống xâm lược cũng như góp phần duy trì hoạt động của cơ cấu kinh tế-xã hội của đất nước.
Những thiết bị quân sự gửi từ Liên Xô sang Việt Nam là tiên tiến nhất của thời điểm đó. Chẳng hạn như những chiếc chiến đấu cơ phản lực MiG mà các phi công Việt Nam đã điều khiển để bắn hạ cả tiêm kích F-105 lẫn "pháo đài bay" B-52 của Mỹ.
Những thiết bị quân sự gửi từ Liên Xô sang Việt Nam là tiên tiến nhất của thời điểm đó. Chẳng hạn như những chiếc chiến đấu cơ phản lực MiG mà các phi công Việt Nam đã điều khiển để bắn hạ cả tiêm kích F-105 lẫn "pháo đài bay" B-52 của Mỹ.
Tiếp theo là tổ hợp tên lửa phòng không SAM-2 có khả năng bắn trúng mục tiêu trên không, ngay cả khi ở độ cao 25 km. "Đây là những quả đạn tử thần được phóng lên từ mặt đất để diệt máy bay", tạp chí quân sự-kỹ thuật Mỹ thời ấy đã nêu nhận xét.
Tiếp theo là tổ hợp tên lửa phòng không SAM-2 có khả năng bắn trúng mục tiêu trên không, ngay cả khi ở độ cao 25 km. "Đây là những quả đạn tử thần được phóng lên từ mặt đất để diệt máy bay", tạp chí quân sự-kỹ thuật Mỹ thời ấy đã nêu nhận xét.
Trong giai đoạn đầu tiên của chiến tranh các vũ khí, thiết bị quân sự và vật tư khác được chuyển từ Liên Xô tới Việt Nam chủ yếu là bằng đường sắt và đi qua lãnh thổ của Trung Quốc.
Trong giai đoạn đầu tiên của chiến tranh các vũ khí, thiết bị quân sự và vật tư khác được chuyển từ Liên Xô tới Việt Nam chủ yếu là bằng đường sắt và đi qua lãnh thổ của Trung Quốc.
Tuy nhiên, quan hệ giữa Liên Xô và Trung Quốc sau đó đã không còn nồng ấm như trước, mà xuất hiện nhiều rạn nứt và các cuộc xung đột nguy hiểm, cao điểm là cuộc xung đột biên giới Trung – Xô năm 1969, suýt đẩy hai quốc gia đến cuộc chiến tranh hạt nhân.
Tuy nhiên, quan hệ giữa Liên Xô và Trung Quốc sau đó đã không còn nồng ấm như trước, mà xuất hiện nhiều rạn nứt và các cuộc xung đột nguy hiểm, cao điểm là cuộc xung đột biên giới Trung – Xô năm 1969, suýt đẩy hai quốc gia đến cuộc chiến tranh hạt nhân.
Vì vậy những toa tàu với hàng hóa từ Liên Xô viện trợ cho Việt Nam đi qua Trung Quốc thường xuyên bị gỡ niêm phong, các thiết bị quân sự bí mật phải chịu sự kiểm tra bất hợp pháp của chuyên gia Trung Quốc.
Vì vậy những toa tàu với hàng hóa từ Liên Xô viện trợ cho Việt Nam đi qua Trung Quốc thường xuyên bị gỡ niêm phong, các thiết bị quân sự bí mật phải chịu sự kiểm tra bất hợp pháp của chuyên gia Trung Quốc.
Trước tình hình đó, ban lãnh đạo Xô Viết đã quyết định đưa hàng tới Việt Nam bằng đường biển, trực tiếp từ các hải cảng của Liên Xô và không đi qua lãnh thổ Trung Quốc bằng đường sắt như trước nữa.
Trước tình hình đó, ban lãnh đạo Xô Viết đã quyết định đưa hàng tới Việt Nam bằng đường biển, trực tiếp từ các hải cảng của Liên Xô và không đi qua lãnh thổ Trung Quốc bằng đường sắt như trước nữa.
Chỉ tính riêng năm 1970, nếu đem tất cả các hàng hóa chuyển bằng đường biển từ Liên Xô sang Việt Nam chất lên các toa tàu đường sắt, thì đoàn xe lửa chở hàng như vậy sẽ có chiều dài lên tới 800 km.
Chỉ tính riêng năm 1970, nếu đem tất cả các hàng hóa chuyển bằng đường biển từ Liên Xô sang Việt Nam chất lên các toa tàu đường sắt, thì đoàn xe lửa chở hàng như vậy sẽ có chiều dài lên tới 800 km.
Các thủy thủ Liên Xô chuyển hàng bằng hai tuyến đường. Tuyến đường ngắn từ cảng vùng Viễn Đông, vượt qua khoảng 3.000 hải lý đi qua vùng biển cá nước Đông Á và mất 10 ngày đêm để đến Việt Nam.
Các thủy thủ Liên Xô chuyển hàng bằng hai tuyến đường. Tuyến đường ngắn từ cảng vùng Viễn Đông, vượt qua khoảng 3.000 hải lý đi qua vùng biển cá nước Đông Á và mất 10 ngày đêm để đến Việt Nam.
Tuyến dài từ các cảng vùng Biển Đen. Do việc đóng cửa tàu kênh đào Suez hồi ấy, tàu bè từ Biển Đen buộc phải đi vòng qua châu Phi, tức là kéo dài hành trình thêm 14.000 hải lý, xa thêm đến 26.000 km. Lộ trình này mất 45 ngày đêm chạy liên tục không nghỉ.
Tuyến dài từ các cảng vùng Biển Đen. Do việc đóng cửa tàu kênh đào Suez hồi ấy, tàu bè từ Biển Đen buộc phải đi vòng qua châu Phi, tức là kéo dài hành trình thêm 14.000 hải lý, xa thêm đến 26.000 km. Lộ trình này mất 45 ngày đêm chạy liên tục không nghỉ.
Trong những năm không quân Mỹ đánh phá miền Bắc Việt Nam, trung bình mỗi tháng có 40 con tàu Liên Xô đi theo những lộ trình này tới Việt Nam và neo lại bốc dỡ hàng tại các cảng Hải Phòng, Hòn Gai và Cẩm Phả.
Trong những năm không quân Mỹ đánh phá miền Bắc Việt Nam, trung bình mỗi tháng có 40 con tàu Liên Xô đi theo những lộ trình này tới Việt Nam và neo lại bốc dỡ hàng tại các cảng Hải Phòng, Hòn Gai và Cẩm Phả.
Trong suốt cuộc chiến, tổn thất chuyên gia quân sự Liên Xô trực tiếp tại Việt Nam là 4 người và thương vong của các thủy thủ dân sự Liên Xô đảm trách mang hàng viện trợ sang Việt Nam là 7 người.
Trong suốt cuộc chiến, tổn thất chuyên gia quân sự Liên Xô trực tiếp tại Việt Nam là 4 người và thương vong của các thủy thủ dân sự Liên Xô đảm trách mang hàng viện trợ sang Việt Nam là 7 người.
Sự hỗ trợ quý báu của Liên Xô đã góp phần không nhỏ làm nên chiến thắng của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Trực tiếp khẳng định tình cảm tốt đẹp giữa hai nước và cỗ vũ tinh thần giải phóng dân tộc trên toàn thế giới. Nguồn ảnh: TL.
Sự hỗ trợ quý báu của Liên Xô đã góp phần không nhỏ làm nên chiến thắng của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Trực tiếp khẳng định tình cảm tốt đẹp giữa hai nước và cỗ vũ tinh thần giải phóng dân tộc trên toàn thế giới. Nguồn ảnh: TL.
Những thước phim hiếm hoi ghi lại cuộc xung đột đầy máu lửa giữa Liên Xô và Trung Quốc năm 1969. Nguồn: TheArchive.

Top tin bài hot nhất

Cuộc phản công thảm họa của quân đội Ukraine ở thành phố Toretsk

Cuộc phản công thảm họa của quân đội Ukraine ở thành phố Toretsk

14/05/2025 19:33
Estonia bắt tàu chở dầu Nga, Su-35 lập tức xuất kích

Estonia bắt tàu chở dầu Nga, Su-35 lập tức xuất kích

16/05/2025 06:25
Pháo nhiệt áp của Nga dội vào quân Ukraine ở Chasov Yar

Pháo nhiệt áp của Nga dội vào quân Ukraine ở Chasov Yar

15/05/2025 09:59
300 xe tăng Sư đoàn 4 tạo thành cơn "lũ thép"ở Donbass

300 xe tăng Sư đoàn 4 tạo thành cơn "lũ thép"ở Donbass

29/04/2025 14:07
S-400 giúp Ấn Độ đánh bật đòn phản công của Pakistan thế nào?

S-400 giúp Ấn Độ đánh bật đòn phản công của Pakistan thế nào?

16/05/2025 10:03

Bạn có thể quan tâm

Quân đội Nga chiếm làng chiến lược Bogatyr, Lữ đoàn 33 Ukraine vỡ trận

Quân đội Nga chiếm làng chiến lược Bogatyr, Lữ đoàn 33 Ukraine vỡ trận

Thực tế khắc nghiệt ở Ukraine giúp AK-12 Nga mạnh mẽ hơn

Thực tế khắc nghiệt ở Ukraine giúp AK-12 Nga mạnh mẽ hơn

Hai sư đoàn Nga tấn công dữ dội, Lữ đoàn 109 Ukraine tháo chạy

Hai sư đoàn Nga tấn công dữ dội, Lữ đoàn 109 Ukraine tháo chạy

Ukraine thấp thỏm lo Nga phóng tên lửa đạn đạo liên tục địa tầm bắn 10.000km

Ukraine thấp thỏm lo Nga phóng tên lửa đạn đạo liên tục địa tầm bắn 10.000km

Bỉ bí mật thử nghiệm xe tăng Leopard 1 "lai robot" ở Ukraine

Bỉ bí mật thử nghiệm xe tăng Leopard 1 "lai robot" ở Ukraine

Quân đội Ukraine chỉ còn kiểm soát 10% “lò vôi” Chasiv Yar

Quân đội Ukraine chỉ còn kiểm soát 10% “lò vôi” Chasiv Yar

Giấy phép hoạt động báo chí số 29/GP-CBC, Bộ TTTT cấp ngày 24/12/2020

Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Thị Mai Hương.

Phó Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Danh Châu

Tòa soạn: 70 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

VPĐD tại TP.HCM: 54 Phạm Huy Thông, phường 7, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 024 6 254 3519

Hotline: 096 523 77 56 (Toà soạn Hà Nội) / 091 122 12 22 (VPĐD TPHCM)

Email: tkts@kienthuc.net.vn

Chuyên trang của Báo

Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H

Liên hệ quảng cáo

Email: quangcao.kienthuc@gmail.com

Powered by ePi Technologies

DMCA.com Protection Status