Vì sao ông Kim Jong-un thích… “máy bay bà già”?

(Kiến Thức) - Có tin nói nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã lái máy bay, nhưng không phải máy bay chiến đấu phản lực Su-27 như Tổng thống Putin mà là… “máy bay bà già”.

Đây là loại máy bay cánh kép An-2 có từ cuối những năm 1940. Loại máy bay An-2 của Triều Tiên có thể bay thấp và chậm, chậm tới mức khó hiển thị trên màn hình radar.
Máy bay Antonov An-2 lần đầu cất cánh năm 1947, có thiết kế vô cùng ấn tượng, được xuất khẩu ra toàn cầu và “70 năm vẫn còn chạy tốt”.
Máy bay Antonov An-2 lần đầu cất cánh năm 1947, có thiết kế vô cùng ấn tượng, được xuất khẩu ra toàn cầu và “70 năm vẫn còn chạy tốt”. 
Máy bay Antonov An-2 lần đầu cất cánh năm 1947, khi Liên Xô tái thiết từ đống đổ nát sau Chiến tranh thế giới thứ II. An-2 có thiết kế vô cùng ấn tượng, được xuất khẩu ra toàn cầu và... “70 năm vẫn còn chạy tốt”. Không những thế, “máy bay bà già” An-2 còn có một tính năng phi thường: nó có thể “bay giật lùi”.
Máy bay An-2 được thiết kế để gieo hạt và chuyên chở nông cụ. Khoang hành khách của nó có thể chở đến 12 người hoặc hơn một tấn hàng hóa. Nó có thể cất hạ cánh trên đường băng cỏ, trên những con đường đất và hoặc một khoảng trống ở giữa chốn rừng rú bạt ngàn của nước Nga.
An-2 có thể cất hạ cánh trên đường băng cỏ, trên những con đường đất và hoặc một khoảng trống giữa rừng.
An-2 có thể cất hạ cánh trên đường băng cỏ, trên những con đường đất và hoặc một khoảng trống giữa rừng. 
Hơn 19.000 máy bay An-2 đã được chế tạo ở Liên Xô và sau đó là ở Ba Lan. Và hàng ngàn chiếc nữa được sản xuất ở Trung Quốc theo giấy phép nhượng quyền. Thậm chí đến tận bây giờ, nó vẫn còn được sản xuất.
Lý do “máy bay bà già “An-2 vẫn bay là vì chẳng có chiếc nào cùng loại được như nó. Sức nâng mạnh mẽ của cánh kép khiến An-2 có thể giữ được tốc độ bay thấp khá chậm. Phi công có thể lái An-2 "ngon lành" với tốc độ 40km/giờ. Để dễ hình dung, một chiếc Cessna có thể bị rơi, nếu bay dưới tốc độ 80km/giờ.
Tốc độ thấp khiến An-2 được dùng khá phổ biến để nhảy dù. Trong các cuộc triển lãm hàng không, phi công cũng thích chơi trò bay lơ lửng trên không bằng máy bay này. Để làm như vậy, phi công phải bay ngược chiều gió và khi gió đủ mạnh, nó có thể từ từ thổi chiếc máy bay "bay giật lùi" mà phi công vẫn có thể điều khiển được.
Nhưng để điều khiển “máy bay bà già” An-2, người ta phải có “nội công thâm hậu”. An-2 không có hệ thống máy tính để điều khiển các cánh như máy bay Boeing hay Airbus hiện đại. Thậm chí nó cũng không có hệ thống thủy lực cho đỡ tốn sức. Lái An-2 “rất chiến” và phi công phải có cơ bắp của một “người sắt”.
Nếu đang bay mà động cơ chết máy, An-2 có thể hạ cánh mọi chỗ mọi nơi. Bay với An-2 là cực kỳ an toàn và có lẽ đó là lý do mà nhà lãnh đạo Kim Jong-un chọn loại máy bay này để biểu diễn tài nghệ.

Nước Pháp khốn khổ vì “của nợ” tàu sân bay Mistral

(Kiến Thức) - Nước Pháp khốn khổ vì “của nợ” tàu sân bay Mistral và hy vọng người Nga vẫn có hai tàu sân bay trực thăng mà họ đã đặt mua.

Nhà báo Pháp Jean-Dominique Merchet, chuyên gia về các vấn đề quân sự, cho biết Bộ Tổng Tham mưu Hải quân Pháp không muốn hủy bỏ  thỏa thuận Mistral vì không muốn có thêm hai tàu sân bay trực thăng nữa do vận hành và bảo dưỡng quá tốn kém.
Nước Pháp khốn khổ vì “của nợ” mang tên tàu sân bay Mistral vì chi phí bảo trì 5 triệu euro mỗi tháng. Đó là chưa kể việc hoàn tiền trả trước và nộp phạt cho Nga khoảng một tỷ euro.
Nước Pháp khốn khổ vì “của nợ” mang tên tàu sân bay Mistral vì chi phí bảo trì 5 triệu euro mỗi tháng. Đó là chưa kể việc hoàn tiền trả trước và nộp phạt cho Nga khoảng một tỷ euro.
Hải quân Pháp đã có ba tàu sân bay trực thăng Mistral được đưa vào phục vụ từ năm 2006 đến năm 2012. Theo nhà báo Merchet, Hải quân Pháp cảm thấy như vậy đã là quá đủ và không có nhu cầu bổ sung thêm tàu sân bay trực thăng lớp Mistral. Việc nhận thêm hai tàu lớp Mistral trong khi ngân sách không thay đổi đồng nghĩa với việc phải hy sinh nhiều tàu chiến nhỏ hơn.

TQ “có tật, giật mình” trước tuyên bố của ASEAN

(Kiến Thức) - Trung Quốc “có tật giật mình” khi tỏ ra “vô cùng lo ngại” về việc Tuyên bố ASEAN nhắc đến việc tôn tạo, bồi đắp đang diễn ra ở Biển Đông.

Ngày 28/4, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Hồng Lỗi, tuyên bố Biển Đông không phải là vấn đề tranh chấp giữa ASEAN và Trung Quốc. Ông này còn nói: “Trung Quốc đã rất kiềm chế”.
TQ “co tat, giat minh” truoc tuyen bo cua ASEAN
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao TQ Hồng Lỗi nói bố Biển Đông không phải là vấn đề tranh chấp giữa ASEAN và Trung Quốc.
Trước đó cùng ngày, sau khi bế mạc hội nghị cấp cao tại Malaysia, ASEAN đã ra Tuyên bố Chủ tịch về các vấn đề khu vực và quốc tế, trong đó có vấn đề Biển Đông.