Vì sao Nhật Bản bảo tồn được di sản dù động đất, chiến tranh

Nhật Bản không chỉ trải qua nhiều trận động đất mà còn trải qua Thế chiến thứ 2. Về mặt logic, việc bảo tồn những công trình kiến ​​trúc cổ là rất khó.

Nhật Bản đã từng trải qua chiến tranh và động đất trong quá khứ, nhưng những tòa nhà cổ kính vẫn còn nguyên vẹn, điều này thật khó tin.

Liu Su - Giáo sư tại Trường Kiến trúc của Đại học Hồ Nam, Trung Quốc đại lục, đề cập rằng động đất rất thường xuyên xảy ra ở Nhật Bản và nước này cũng từng trải qua Thế chiến thứ 2. Tuy nhiên, lấy Kyoto và Nara làm ví dụ, các tòa nhà cổ hầu như không bị hư hại và vẫn còn nguyên vẹn, chủ yếu liên quan đến địa điểm diễn ra cuộc chiến, cấu trúc kiến trúc và văn hóa.

Vi sao Nhat Ban bao ton duoc di san du dong dat, chien tranh

Giáo sư giải thích rằng các tòa nhà cổ ở Nhật Bản chủ yếu phân bố ở Kyoto và Nara, bom nguyên tử không làm hỏng các tòa nhà cổ ở khu vực cố đô quan trọng này. Các tòa nhà không bị ảnh hưởng và các thành phố khác có mật độ di tích lịch sử cao không có tầm quan trọng chiến lược.

Ngoài ra, có rất nhiều trận động đất núi lửa ở Nhật Bản, nhưng các tòa nhà của họ chủ yếu sử dụng gỗ và kết cấu mộng, các tòa nhà bằng gỗ có độ bền cao, khả năng chống động đất tốt nên không dễ bị đánh sập, đây là lý do tại sao Nhật Bản ngày nay vẫn sử dụng rất nhiều gỗ trong việc xây dựng nhà cửa. Chịu ảnh hưởng của nền văn hóa và giáo dục, Nhật Bản từ lâu đã có quan niệm bảo vệ các công trình kiến trúc cổ. Ngay cả trong trường hợp xảy ra chiến tranh, họ cũng sẽ cố gắng không làm tổn hại đến các di tích lịch sử. Khi nền kinh tế giàu có, những ngôi nhà di tích sẽ đầu tư rất nhiều tiền để xây dựng và tu bổ.

Vị giáo sư chia sẻ kinh nghiệm của bản thân, ông từng bay sang Nhật Bản để cùng các chuyên gia địa phương trùng tu các công trình cổ, một lần khi họ đang xây một cây cầu đá cổ, ông nhìn thấy một số lượng lớn chăn trải ra khi xe tải đi để tránh đá bị hư hại do va chạm, có thể thấy họ coi trọng di tích đến mức nào, và ông cũng cảm thấy rất khâm phục.

Hải Dương: Bí thư Tỉnh ủy dự khai hội mùa xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc

Sáng 6/2, lễ khai hội mùa xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2023 và tưởng niệm 689 năm ngày viên tịch của Đệ Tam Tổ Trúc Lâm Huyền Quang tôn giả đã thu hút hàng nghìn người đến dự.

Hai Duong: Bi thu Tinh uy du khai hoi mua xuan Con Son - Kiep Bac

Lễ Khai hội truyền thống mùa Xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2023 và tưởng niệm 689 năm ngày viên tịch của Đệ Tam Tổ Trúc Lâm Huyền Quang tôn giả diễn ra trọng thể tại khu di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn do Tỉnh uỷ, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hải Dương tổ chức. Dự lễ khai hội mùa xuân Côn Sơn – Kiếp Bạc năm 2023 có Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương Trần Đức Thắng; Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương Triệu Thế Hùng, lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh, sở, ban ngành, TP Chí Linh cùng nhiều đại biểu, tăng, ni phật tử cùng nhân dân…

Hai Duong: Bi thu Tinh uy du khai hoi mua xuan Con Son - Kiep Bac-Hinh-2
Đọc diễn văn khai mạc, Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương Triệu Thế Hùng cho biết, năm 2023, lễ hội truyền thống mùa Xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc được tổ chức với các nghi lễ như: lễ rước nước, lễ tưởng niệm và khai hội, lễ tế trên núi Ngũ Nhạc; phần hội với Hội thi gói bánh chưng, giã bánh giầy, Liên hoan pháo đất, vật cổ truyền, cờ tướng... Đặc biệt, Tuần Văn hóa Du lịch và xúc tiến thương mại sẽ góp phần quảng bá những sản phẩm tiêu biểu, đặc trưng của Hải Dương tới bạn bè trong nước và quốc tế.

Tiếp tục xảy ra động đất tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum

Theo Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), chiều 7/2, trận động đất có độ lớn 3,6 đã xảy ra tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.

Theo đó, vào lúc 16 giờ 31 phút 42 giây ngày 7/2, tại tọa độ 14.925 độ Vĩ Bắc - 108.181 độ Kinh Đông, thuộc địa phận huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum đã xảy ra động đất có độ lớn 3,6, độ sâu chấn tiêu khoảng 8,1 km.

Chân dung lãnh đạo Công an, Viện Kiểm sát được bổ nhiệm sau Tết

Ngoài các chức vụ Chánh Văn phòng Bộ Công an, Giám đốc, Phó Giám đốc Công an tỉnh, ngành kiểm sát cũng có việc bổ nhiệm 2 Phó Viện trưởng.

Chan dung lanh dao Cong an, Vien Kiem sat duoc bo nhiem sau Tet

Ngày 2/2, Công an tỉnh Nam Định tổ chức lễ công bố và thông báo quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về công tác điều động cán bộ. Theo quyết định, kể từ ngày 1/2, đại tá Nguyễn Văn Trầm - Phó Giám đốc, Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Nam Định được điều động giữ chức vụ Phó tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động (Bộ Công an). 

Chan dung lanh dao Cong an, Vien Kiem sat duoc bo nhiem sau Tet-Hinh-2

Đại tá Nguyễn Văn Trầm (50 tuổi, quê huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình) đã có 32 năm công tác trong lực lượng Công an nhân dân. Trong đó, đại tá Trầm có hơn 27 năm công tác trong lực lượng Cảnh sát bảo vệ và cơ động. Từ tháng 9/2018, ông được điều động về làm Phó Giám đốc Công an tỉnh Nam Định.