Vì sao người luyện võ rất sợ tẩu hỏa nhập ma?

(Kiến Thức) - Tẩu hỏa nhập ma có thật hay không và sự thực nó là thế nào mà luôn khiến những người luyện võ, nhất là luyện nội công sợ hãi. 

Người tập võ thuật phần nhiều biết câu: “Luyện quyền chẳng luyện công, về già cũng như không”. Công ở đây tức là luyện nội công. Người luyện võ thuật chỉ biết động tác bài vở mà không có nội công thì chỉ có bề nổi mà không có bề sâu, đến khi về già sức khỏe suy yếu thì võ thuật cũng không dùng được nữa.
Về luyện nội công, có nhiều trường phái khác nhau để luyện nhưng tựu chung, đã nói đến luyện công là nói đến việc hít thở điều khí. Luyện công có khi là động luyện nghĩa là vận động kết hợp với hít thở, có khi là tĩnh luyện (ngồi yên lặng chỉ tập trung vào việc hít thở). Trong hai trường hợp vừa kể, tẩu hỏa nhập ma thường xảy ra với người tĩnh luyện.
Vi sao nguoi luyen vo rat so tau hoa nhap ma?
Trong khi tập nội công tĩnh luyện, chỉ một giây phân tâm có thể bị tẩu hỏa nhập ma. Ảnh minh họa.
Theo cách định nghĩa của Wikipedia, tẩu hỏa nhập ma là hiện tượng tâm thần hoang tưởng dần dần sẽ trở nên điên dại, đồng thời sức khỏe sẽ giảm sút do luyện tập sai phương pháp khoa học.
Trong các truyện kiếm hiệp, tẩu hỏa nhập ma là trạng thái mà người tu luyện võ học không theo đúng phương pháp làm cho kinh mạch đảo lộn, máu huyết chảy ngược. Đa phần họ sẽ bị mất hết võ công và trở nên điên dại hoặc thổ huyết tử vong.
Cũng chính vì truyện và phim kiếm hiệp, từ tẩu hỏa nhập ma được nhiều người biết. Tuy nhiên, phần đông người ta hiểu chưa đầy đủ về tình trạng này.
Một tài liệu khác là cuốn sách Võ thuật Trung Quốc do Nxb Tổng hợp TPHCM biên dịch và phát hành, cũng đề cập đến tình trạng tẩu hỏa nhập ma. Cuốn sách cho biết: “Khi tập luyện nội công, ngoài việc tập trung tinh thần còn đòi hỏi phải có môi trường xung quanh thoáng đãng thanh tịnh. Nếu khi đang vận động mà bị những hoàn cảnh đột ngột gây sợ hãi, sẽ dễ xảy ra tình trạng chân khí bị tán loạn kinh lộ, người bị nhẹ sẽ ảnh hưởng đến việc luyện công, còn người bị nặng có thể dẫn đến tinh thần hoảng loạn hoặc một bộ phận nào đó của cơ thể bị tê liệt, đó chính là khái niệm “tẩu hỏa nhập ma” mà người ta hay nhắc tới.
Chính vì vậy, những lúc luyện lực chìm và lực biến hóa, nếu phương pháp luyện công không hợp lý hoặc gặp phải những trường hợp bất ngờ ngoài ý muốn, thì hậu quả để lại phần nhiều đều là nội thương”.
Như vậy, rất rõ ràng, tẩu hỏa nhập ma là một trạng thái có thực trong quá trình một người rèn luyện nội công. Nói nôm na, nó do sự sai lầm trong phương pháp luyện tập dẫn đến những biến loạn trong cơ thể hoặc do bị giật mình trong khi đang tĩnh tọa tập trung vận hành chân khí khiến khí tán loạn không kiểm soát được gây hại cho cơ thể.
Cũng cần nói thêm rằng, trong khi tĩnh tọa luyện nội công, mặc dù thể trạng bên ngoài là tĩnh nhưng bên trong lại là động vì người ta phải tập trung tư tưởng để dẫn khí đi theo các kinh mạch rất phức tạp ở trong cơ thể. Trong tình huống đó, mọi sự phân tâm do yếu tố bên trong hay bên ngoài đều có thể khiến quá trình điều khí gặp rắc rối và sinh ra tác hại.
Bởi thế, những người ham mê môn nội công nếu không có người thày đã thành tựu nội công chỉ dạy thì chớ nên tập bừa theo các cuốn sách quá giản lược bán đầy ngoài vỉa hè. Bởi lẽ tập mò như thế dễ sai lầm. Nhẹ thì mất thì giờ tập luyện vô ích, nặng thì có thể chuốc lấy những tổn thương cho mình.

Những sự thật ít biết quanh bức ảnh “Em bé Napalm“

(Kiến Thức) - Nhiều bức ảnh thương tâm khác về tấn bi kịch "Em bé Naplam" đã không được nhiều người biết đến...

Bức ảnh đi vào lịch sử với cái tên “Em bé Napalm” chụp ngày 8/6/1972 của phóng viên ảnh Nick Út đã khiến cả thế giới bàng hoàng về sự tàn khốc của cuộc chiến tranh Việt Nam. Nhưng đây chỉ là một trong số rất nhiều bức ảnh ghi lại những thời khắc bi kịch ở Trảng Bàng ngày hôm đó.

Bức ảnh đi vào lịch sử với cái tên “Em bé Napalm” chụp ngày 8/6/1972 của phóng viên ảnh Nick Út đã khiến cả thế giới bàng hoàng về sự tàn khốc của cuộc chiến tranh Việt Nam. Nhưng đây chỉ là một trong số rất nhiều bức ảnh ghi lại những thời khắc bi kịch ở Trảng Bàng ngày hôm đó.

13 điều đại kỵ trong phong thủy phòng ngủ

Sau đây là những điều đại kỵ trong phong thủy phòng ngủ mà bạn nên biết để tránh.

1.Phòng ngủ có góc nhọn cạnh huyền. Phòng ngủ nên có dạng hình vuông, không nên là hình thù nhiều góc cạnh. Phòng ngủ không vuông vắn, có cạnh huyền ở vách hoặc trần, tổng thể nghiêng lệch, thường tạo ra ảo giác về một không gian không thật, gây ra sự khó chịu bứt rứt, làm tinh thần kiệt quệ, tăng khả năng bệnh tật và dễ phát sinh những điều ngoài ý muốn.
1.Phòng ngủ có góc nhọn cạnh huyền. Phòng ngủ nên có dạng hình vuông, không nên là hình thù nhiều góc cạnh. Phòng ngủ không vuông vắn, có cạnh huyền ở vách hoặc trần, tổng thể nghiêng lệch, thường tạo ra ảo giác về một không gian không thật, gây ra sự khó chịu bứt rứt, làm tinh thần kiệt quệ, tăng khả năng bệnh tật và dễ phát sinh những điều ngoài ý muốn.