Vì sao Mỹ rút quân khỏi Sinai giữa cuộc chiến chống IS?

(Kiến Thức) - Mới đây, Mỹ đã rút quân ra khỏi Bán đảo Sinai để trả đũa việc Ai Cập chuyển giao chủ quyền hai đảo Tiran và Sanafir cho Ả-rập Xê-út.

Các nguồn tin quân sự và tình báo của debkafile cho biết động thái rút quân khỏi Bán đảo Sinai diễn ra sau khi Washington phản đối Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah al-Sisi gạt Mỹ khỏi các cuộc tham vấn và phối hợp quân sự giữa Ai Cập, Ả-rập Xê-út và Israel liên quan đến các đảo nói trên.
Vi sao My rut quan khoi Sinai giua cuoc chien chong IS?
Mỹ đã rút khoảng 100 binh sĩ khỏi Bán đảo Sinai sau khi bị phiến quân tấn công ở căn cứ El Gorah bên cạnh thị trấn Sheikh Zuweid. Ảnh military.com 
Thông điệp của Mỹ khá rõ ràng. Do Riyadh, Cairo và Jerusalem không báo cáo cho Washington các hoạt động quân sự ở Bán đảo Sinai, Vịnh Aqaba và Biển Đỏ, Mỹ cảm thấy thấy không cần phải thông báo cho các nước nói trên về hoạt động quân sự ở bán đảo này.
Thông điệp rút quân khỏi Bán đảo Sinai được Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên Mỹ, Đại tướng Joseph F. Dunford, thông báo cho Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah al-Sisi trong một cuộc gặp ngày 23/4 tại thủ đô Cairo.
Các nguồn tin quân sự debkafile ngày 26/4 báo cáo rằng vài ngày trước đó, quân đội Mỹ đã bí mật rút khoảng 100 binh sĩ khỏi Lực lượng gìn giữ hòa bình đa quốc gia ở phía bắc Bán đảo Sinai. Các quan chức hữu quan ở Riyadh, Cairo và Jerusalem cho rằng đó là một biện pháp trả đũa.
Các lực lượng Mỹ đã rút khỏi căn cứ El Gorah bên cạnh thị trấn Sheikh Zuweid. Đại tướng Dunford nói với Tổng thống al-Sisi rằng chính quyền Obama không sẵn sàng duy trì lực lượng ở phía bắc Bán đảo Sinai sau vụ phiến quân IS pháo kích vào căn cứ này. Đây là cuộc tấn công đầu tiên của phiến quân IS vào quân đội Mỹ ở Bán đảo Sinai và là vụ thứ hai chống lực lượng Mỹ ở Trung Đông.
Vào ngày 19/3, phiến quân IS đã pháo kích Căn cứ hỏa lực Bell, một căn cứ của lính thủy đánh bộ Mỹ ở Makhmur, miền bắc Iraq, cách thành phố Mosul 77 km về phía đông nam. Một lính thủy đánh bộ Mỹ đã thiệt mạng trong vụ pháo kích này.
Không phải ngẫu nhiên mà ngay trước khi đến Cairo, Tướng Dunford đã có chuyến thăm kéo dài chưa đầy 90 phút đến để các căn cứ tiền phương căn cứ El Gorah để trao “|Huy chương màu tím” cho bốn lính thủy đánh bộ dũng cảm đối phó với cuộc pháo kích của phiến quân IS.
Nhưng trong khi Washington quyết tâm duy trì Căn cứ hỏa lực Bell, nơi quân đội Mỹ đã triển khai các bệ phóng đa nòng HIMARS có thể bắn tên lửa dẫn đường GPS đến thành phố Mosul, Lầu Năm Góc đã ngay lập tức rút binh sĩ Mỹ khỏi căn cứ tiền tiêu El Gorah sau cuộc tấn công đầu tiên của phiến quân IS.
Vi sao My rut quan khoi Sinai giua cuoc chien chong IS?-Hinh-2
Ai Cập, Ả-rập Xê-út, Jordan và Israel quyết định thành lập một cơ chế bảo vệ khu vực bao gồm kênh đào Suez, Vịnh Suez, Vịnh Aqaba và Biển Đỏ. Minh họa debkafile 
Đồng thời, phương tiện truyền thông Mỹ đã phát động một cuộc tấn công chưa từng có nhắm vào Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah al-Sisi về việc chuyển giao hai đảo Tiran và Sanafir cho Ả-rập Xê-út. Báo chí Mỹ viết: "Quyết định chuyển giao hai hòn đảo cho Ả-rập Xê-út có thể là chiếc đinh cuối cùng đóng lên quan tài của al-Sissi”. Truyền thông Mỹ cũng mô tả Ai Cập đang trên bờ vực của một cuộc cách mạng chống lại Tổng thống al-Sissi.
Nguồn tin quân sự và tình báo của debkafile báo cáo rằng một trong những lý do giải thích cơn thịnh nộ của Washington là việc Ai Cập, Ả-rập Xê-út, Jordan và Israel quyết định thành lập một cơ chế bảo vệ khu vực bao gồm kênh đào Suez, Vịnh Suez, Vịnh Aqaba và Biển Đỏ.
Chính quyền Obama đã bỏ qua thực tế là Mỹ đã rút quân của lực lượng hải quân và không quân khỏi những khu vực này trong ba năm qua. Điều này đã cho phép Hạm đội Iran bắt đầu hoạt động ở những vùng biển này.

Chuyên gia Nga phản bác câu hỏi: Cá tôm hay là thép?

(Kiến Thức) - Theo chuyên gia Nga Andrey Kuznetsov, hiện tượng cá chết hàng loạt ở vùng ven bờ biển miền Trung Việt Nam là do nguyên nhân kỹ thuật gây nên.

Trả lời câu hỏi phỏng vấn của phóng viên "Sputnik" sáng ngày 27/4, chuyên gia Nga Andrey Kuznetsov - Tổng Giám đốc phía Nga của Trung tâm Nhiệt đới Việt-Nga - phát biểu như sau:
Theo tính toán sơ bộ, đã có khoảng 40 tấn cá bị chết. Nhưng điều này, rõ ràng, chỉ là phẩn nổi của tảng băng trôi. Điều đáng sợ và tồi tệ hơn nữa, là sự hủy hoại môi trường sống của cá. Bởi ở những khu vực vùng biển đó tăng vọt độ kiềm trong nước từ 7 đơn vị pH đến 10,5 đơn vị. Trong môi trường kiềm nặng như vậy không sinh vật nào có thể sống nổi.

Căng thẳng Biển Đông “phủ bóng” đối thoại ASEAN-TQ

(Kiến Thức) - Căng thẳng Biển Đông “phủ bóng” đối thoại ASEAN–Trung Quốc lần thứ 25 ở Singapore, bắt đầu vào ngày 27/4.

Tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) dẫn lời chuyên gia phân tích cho biết, căng thẳng Biển Đông leo thang là chủ đề trọng tâm trong đối thoại ASEAN-Trung Quốc bắt đầu vào ngày 27/4 tại Singapore.
Cuộc đối thoại thường niên giữa các nước Đông Nam Á và Trung Quốc lần này dự kiến sẽ có những “cuộc thảo luận nóng bỏng” trong bối cảnh Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) ở The Hague tế dự kiến ra phán quyết về vụ kiện của Philippines vài tuần tới. Phán quyết của tòa án có thể sẽ bất lợi cho phía Bắc Kinh.

Tổng thống Obama “bó tay” trước khủng hoảng Ai Cập?

(Kiến Thức) - Hủy bỏ tập trận quân sự với Ai Cập nhưng không cắt đứt viện trợ dành cho nước này, Mỹ tỏ ra rất thận trọng trước tình trạng bạo lực  ở Cairo.

Tổng thống Obama đang hứng nhiều búa rìu dư luận liên quan đến phản ứng của Mỹ về tình hình bạo lực ngày càng nghiêm trọng ở Ai Cập.
 Tổng thống Obama đang hứng nhiều búa rìu dư luận liên quan đến phản ứng của Mỹ về tình hình bạo lực ngày càng nghiêm trọng ở Ai Cập.
Với việc hủy bỏ tập trận chung với Ai Cập, ông chủ Nhà Trắng Barack Obama đã bày tỏ thái độ trước cuộc đàn áp bạo lực của quân đội Ai Cập đối với những người biểu tình ủng hộ cựu Tổng thống vừa bị lật đổ Mursi.