Vì sao Mỹ muốn đánh chiếm thành phố Raqqa?

(Kiến Thức) - Quân đội Syria và liên minh do Mỹ cầm đầu đang ráo riết chạy đua đánh chiếm thành phố Raqqa, thủ phủ của cái gọi là Nhà nước Hồi giáo IS.

Để giành lại chủ quyền Syria, quân đội chính phủ muốn trở thành lực lượng đầu tiên đánh chiếm thành phố Raqqa, vốn được coi là "thủ phủ" của cái gọi là Nhà nước Hồi giáo.

Quân đội Syria chuẩn bị tiến đánh Raqqa

Trong mấy ngày qua, Lữ đoàn 555 của Sư đoàn cơ giới số 4 của Quân đội Syria, với sự hỗ trợ của lực lượng dân quân ủng hộ chính phủ, đã tiếp tục đà tiến ở phía đông bắc Syria. Lữ đoàn này đang di chuyển về phía sân bay quân sự chiến lược Tabaqa thuộc khu vực Al-Raqqa.
Vi sao My muon danh chiem thanh pho Raqqa?
Nga đã trang bị cho Quân đội Syria xe tăng T-90 hiện đại.
Hôm 12/2, Các lực lượng vũ trang Syria tiến vào khu vực này lần đầu tiên kể từ tháng 8/2014. Trong năm 2014, sân bay quân sự Tabaqa phiến quân IS đánh chiếm và trở thành cơ sở đào tạo quân sự chính của những kẻ khủng bố ở Syria.
Mạng tin độc lập Al-Masdar News đưa tin: "Với việc quét sạch phiến quân IS khỏi tuyến đường Khanasser-Fithriyah, Các lực lượng vũ trang Syria có thể tiếp tục tập trung binh sĩ ở trục Raqqa-Hama mà không cần phải lo sợ sự gián đoạn dọc theo tuyến đường cung cấp chính đến Aleppo”.
Raqqa và một số thành phố phía đông Syria dọc theo sông Euphrates vẫn nằm còn dưới sự kiểm soát của cái gọi là Nhà nước Hồi giáo. Cả Damascus lẫn liên minh do Mỹ cầm đầu đều coi việc đánh bại nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo là mục tiêu chính.

Mỹ muốn lập một Nhà nước Hồi giáo Sunni ở đông bắc Syria

Tuy nhiên, vấn đề cần được nhìn nhận trong một "bối cảnh lớn hơn”. Nếu người Mỹ  và các đồng minh có thể chiếm được Raqqa hoặc Deir ez-Zor và một phần phía đông Syria, họ có thể sử dụng chúng làm con bài thương lượng về tương lai của Syria.
Mặt khác, liên minh do Mỹ cầm đầu có thể tạo ra một nhà nước Hồi giáo Sunni ở khu vực đông bắc Syria và miền tây Iraq.
Trong một bài phân tích đăng trên New York Times, cựu đại sứ Mỹ tại LHQ John Bolton viết: "Sự thay thế Nhà nước Hồi giáo tốt nhất ở phía đông bắc Syria và phía tây Iraq là một Nhà nước Sunni độc lập mới". Trước đó, vào năm 2006, Trung tá quân đội Mỹ về hưu Ralph Peters đã trình bày khái niệm của ông về cách tái định hình Trung Đông.
Có nhiều dấu hiệu rõ ràng cho thấy rằng liên minh do Mỹ cầm đầu đã chuẩn bị tiến vào khu vực đông bắc Syria.
Mới đây, Lầu Năm Góc đã mở rộng căn cứ không quân Rmeilan ở tỉnh Hasakah phía bắc Syria. Máy bay trực thăng Mỹ đã được phát hiện ở căn cứ không quân này. Các thông tin trên đã được công ty tình báo địa chính trị Stratfor xác nhận và cung cấp hình ảnh vệ tinh sân bay Rmeilan. Hơn nữa, các lính đặc nhiệm Mỹ đã được triển khai ở Syria.

Kịch bản tiến đánh Raqqa của liên quân do Mỹ cầm đầu

Trong ngày 12/2, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter gặp Bộ trưởng Quốc phòng Các tiểu vương quốc A rập Thống nhất (UAE) tại Brussels. Sau cuộc gặp, ông Carter nói rằng UAE đã đồng ý triển khai lực lượng đặc nhiệm ở Syria để hỗ trợ các chiến binh người Arập Sunni đánh chiếm  Raqqa, Associated Press đưa tin.
Thông tin trên là đáng chú ý, trong bối cảnh Ả-rập Xê-út gần đây tuyên bố sẵn sàng đưa lực lượng bộ binh vào Syria, với sự hậu thuẫn của Mỹ.
Đồng thời, vào giữa tháng 1/2016, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton  Carter thông báo Sư đoàn Không vận số 101 sẽ được triển khai tại Iraq để tư vấn và hỗ trợ Các lực lượng vũ trang Iraq tấn công thành phố Mosul.
Vi sao My muon danh chiem thanh pho Raqqa?-Hinh-2
Binh sĩ của Sư đoàn Không vận số 101 của Mỹ.
Một kịch bản tấn công đánh chiếm Raqqa của liên minh do Mỹ cầm đầu có thể diễn ra như sau: Quân đội Ả-rập Xê-út sẽ tiến vào Syria thông qua một sân bay do Mỹ kiểm soát ở phía tây Iraq, trong khi Sư đoàn Không vận số 101 có thể sẽ xuất phát từ các khu vực của người Kurd ở phía bắc Iraq, đi qua các khu vực của người Kurd ở phía đông bắc Syria tiến về  Raqqa. Raqqa sẽ bị tấn công từ phía đông bắc và đông nam.
Sân bay của Rmeilan sẽ là một trong những căn cứ chính của các lực lượng Mỹ.
Hiện nay, mục tiêu chính Damascus là “bảo vệ sự thống nhất và chủ quyền của Syria”. Việc để mất Raqqa đồng nghĩa với việc mất các mỏ dầu ở phía đông của đất nước.
Hơn nữa, việc liên minh do Mỹ cầm đầu đổ quân vào Syria có thể kích hoạt một làn sóng bạo lực mới trong khu vực và dẫn đến một cuộc chiến lâu dài rộng lớn hơn.

Cuộc chiến Aleppo báo hiệu ngày tàn của phe nổi dậy

(Kiến Thức) - Cuộc chiến Aleppo có thể báo hiệu ngày tàn của phe nổi dậy và là một đòn mạnh giáng vào chính sách Syria của Thổ Nhĩ Kỳ.

Được hỗ trợ bởi các cuộc không kích quân chính phủ và lực lượng dân quân Shiite đồng minh đã đảo ngược cục diện cuộc chiến trong tuần qua, tung ra một loạt các cú đánh vùi dập phe nổi dậy và thách thức nghiêm trọng lợi ích chiến lược của Thổ Nhĩ Kỳ. Ngày tàn của phe nổi dậy đang đến gần.
Quân chính phủ Syria bao vây Aleppo

TQ xây trái phép căn cứ trực thăng ở quần đảo Hoàng Sa

(Kiến Thức) - Cùng với việc bồi đắp ở quần đảo Trường Sa, Trung Quốc ngang nhiên xây dựng trái phép căn cứ trực thăng ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Bài viết đăng trên tạp chí The Diplomat ngày 13/2 của tác giả Victor Robert Lee kèm theo nhiều bức ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy Trung Quốc cũng trái phép cơi nới đảo ở quần đảo Hoàng Sa chứ không chỉ ở quần đảo Trường Sa.
TQ xay trai phep can cu truc thang o quan dao Hoang Sa
Ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc cơi nới, xây dựng trái phép bến cảng, căn cứ trực thăng trái phép trên đảo Quang Hòa thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Theo tác giả Victor Robert Lee, Trung Quốc dường như đang nạo vét và bồi đắp ở hai đảo thuộc nhóm An Vĩnh của quần đảo Hoàng Sa, cách căn cứ quân sự trên đảo Phú Lâm (đảo lớn nhất của quần đảo Hoàng Sa) chừng 15km về phía bắc-tây bắc.