Vì sao Masan chi trăm triệu USD thâu tóm Phúc Long?

Từ khi nhận được khoản đầu tư ban đầu của Masan, Phúc Long giúp các cửa hàng WinMart+ nhanh chóng đạt điểm hòa vốn hơn.

Tập đoàn Masan vừa mua thêm 31% cổ phần của chuỗi trà, cà phê Phúc Long với giá 110 triệu USD. Như vậy, chỉ sau khoảng 8 tháng, từ mức định giá ban đầu 75 triệu USD, giá trị của Phúc Long đã tăng gần 5 lần. Hệ số định giá trên lợi nhuận mỗi cổ phần (P/E) với Phúc Long khoảng 15 lần dựa trên lợi nhuận ước tính sơ bộ năm 2022.

Cũng sau thương vụ này, công ty của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang trở thành cổ đông nắm quyền chi phối một trong những doanh nghiệp F&B lâu đời nhất Việt Nam.

Mảnh ghép chủ chốt trong hệ sinh thái "Point of Life"

Chia sẻ với Zing về lý do nâng tỷ lệ sở hữu, đại diện Masan nhấn mạnh thời gian qua, Phúc Long đã cộng hưởng mạnh mẽ với chiến lược Point of Life của tập đoàn, xây dựng hệ sinh thái phục vụ các nhu cầu tiêu dùng thiết yếu chỉ trên một nền tảng tích hợp.

"Chiến lược này giờ đây sẽ tăng tốc hơn nữa khi Phúc Long trở thành công ty thành viên của Masan", vị này nói.

Vi sao Masan chi tram trieu USD thau tom Phuc Long?

Các kiosk Phúc Long đem về lượng khách hàng và doanh thu cho WinMart+. Ảnh: Phúc Long.

Thực tế, đến nay WinCommerce đã triển khai thử nghiệm 5 cửa hàng theo hướng mini-mall, gồm WinMart+ (nhu yếu phẩm), Phúc Long (trà và cà phê), dược phẩm, Techcombank (ngân hàng) và Reddi (viễn thông di động) tại một địa điểm.

Theo thông tin tại buổi chia sẻ giữa Masan và các nhà đầu tư, trước khi tích hợp, cửa hàng WinMart+ này phục vụ trung bình 3.200 khách hàng mỗi tháng và thu về 25 triệu đồng/ngày. Nhưng chỉ sau 2 tháng thử nghiệm, doanh số tăng lên 28 triệu đồng, chưa kể nguồn thu từ các thương hiệu tích hợp.

Riêng kiosk Phúc Long bán được khoảng 6-7 triệu đồng, tương đương khoảng 100-150 ly trà, cà phê mỗi ngày. Theo thỏa thuận, WinCommerce hưởng 20% doanh thu của Phúc Long tại WinMart+.

Doanh thu cần thiết để đạt điểm hòa vốn đối với các cửa hàng mới có kiosk Phúc Long thấp hơn 15% so với các cửa hàng không có kiosk.

Đại diện Tập đoàn Masan

"Các kiosk đang hoạt động giúp gia tăng 30% lượng khách hàng đến WinCommerce, đồng thời giúp cải thiện biên EBITDA lên gần 4%. Doanh thu cần thiết để đạt điểm hòa vốn đối với các cửa hàng mới có kiosk Phúc Long thấp hơn 15% so với các cửa hàng không có kiosk", đại diện Masan cho biết.

Điều này có ý nghĩa lớn đối với mảnh ghép WinCommerce của Masan. Quý 3/2021 đánh dấu lần đầu tiên hệ thống bán lẻ này báo lãi ròng sau thuế. EBITDA của WinCommerce đạt 5,5%, vượt xa con số âm 3% của cùng kỳ năm 2020.

Phúc Long là yếu tố chủ chốt trong hệ sinh thái Point of Life, để Masan giành được 80% mức chi tiêu của người Việt. Cụ thể, theo chiến lược của Masan, tỷ trọng 80% này bao gồm 27% là thực phẩm và 26% là tài chính, vốn đã được tích hợp.

Với 28% còn lại dành cho giải trí, sức khỏe và giáo dục, việc nâng tỷ trọng đóng góp của Phúc Long sẽ giúp Masan tiến gần hơn đến mức 28% này.

Bên cạnh những lợi ích dễ thấy về khách hàng và doanh số sau cái "bắt tay" giữa hai ông lớn, theo quan sát của một chuyên gia trong ngành, Tập đoàn Masan cũng chưa có sản phẩm hay dịch vụ nào nổi bật trong mảng F&B.

"Việc Masan bỏ số tiền lớn như vậy để mua Phúc Long là hợp lý, giúp doanh nghiệp đổ bộ ngành F&B bằng một thương hiệu uy tín và được yêu thích", vị chuyên gia kết luận.

Nước đi an toàn của Phúc Long

Còn từ phía Phúc Long, quyết định bán 51% cổ phần được xem là táo bạo. Theo một số đồn đoán, nhà sáng lập Lâm Bội Minh có thể bán hết số cổ phần còn lại. Tuy nhiên, một nguồn tin thân cận của Zing ở Phúc Long phủ nhận tin đồn này.

Ở góc độ chiến lược, vị chuyên gia nói trên cũng nhìn nhận đây là hướng đi có lợi cho Phúc Long. Bởi lẽ, ông Lâm Bội Minh nay đã gần 80 tuổi, dàn lãnh đạo của doanh nghiệp nhìn chung cũng đã lớn tuổi, việc tìm kiếm đội ngũ kế thừa hay lối ra mới cho thương hiệu là điều dễ hiểu.

"Bán cho Masan vừa được giá lại được tiếng, đồng thời an toàn cho thương hiệu. Nhìn lại giai đoạn dịch bệnh vừa qua, khi những doanh nghiệp F&B khác điêu đứng, Phúc Long vẫn trụ vững và tăng trưởng không ngừng. Rõ ràng, đây là thương vụ lợi cả đôi bên", vị này nói.

Thực tế, hiện Phúc Long đã có hơn 600 kiosk tại các siêu thị VinMart+, chưa kể số cửa hàng độc lập cũng đã lên đến 84.

Như vậy, chỉ sau chưa đầy 1 năm hợp tác cùng Masan, Phúc Long đã tăng gấp gần 9 lần quy mô cửa hàng dù trong điều kiện dịch bệnh. Vượt mặt ông lớn Highlands, Phúc Long trở thành chuỗi trà, cà phê có số điểm bán nhiều nhất trong phân khúc trung và cao cấp.

SỐ ĐIỂM BÁN CỦA CÁC CHUỖI TRÀ, CÀ PHÊ LỚN
Nhãn Highlands Coffee The Coffee House Phúc Long Starbucks
Tháng 5/2021 380 180 80 70
Tháng 2/2022 470 146 708 77

Chia sẻ với các nhà đầu tư, Masan cho biết doanh thu dự kiến trong năm tài chính 2022 của Phúc Long sẽ đạt từ 2.500-3.000 tỷ đồng.

Với các điểm bán độc lập, Masan đặt mục tiêu mở rộng lên 178 cửa hàng Phúc Long, tập trung tại Hà Nội và TP.HCM để củng cố vị thế dẫn đầu ở những TP lớn này, đồng thời đa dạng hóa danh mục sản phẩm trà và cà phê nhằm nâng giá trị tài sản thương hiệu. Con số doanh thu đặt ra là 45 triệu đồng/ngày.

Còn với mô hình Phúc Long kiosk, doanh nghiệp lên kế hoạch mở 1.400 điểm mới, hướng đến 2.000 kiosk vào cuối năm nay theo sự bùng nổ của WinMart+, bên cạnh đẩy nhanh mở rộng kiosk tại các thành phố cấp 2, với số cửa hàng dự kiến mở là 900.

Song song đó, các kiosk Phúc Long cũng sẽ có concept mới và menu mới với các món ăn sáng tiện lợi, giá phải chăng. Đặc biệt, Masan dự định mở rộng danh mục cà phê, nâng tỷ lệ đóng góp của ngành hàng này lên 15-20%. Thông qua những kế hoạch này, doanh nghiệp kỳ vọng duy trì doanh số 4-5 triệu đồng/ngày cho các kiosk.

Nếu đạt được những con số này, liên minh Masan - Phúc Long sẽ thực sự trở thành doanh nghiệp dẫn đầu ngành F&B cả về quy mô lẫn doanh số.

Alibaba rót tiền vào công ty con của Masan

Alibaba và Baring Private Equity Asia sẽ mua cổ phần phát hành mới của The CrownX  - công ty con của Tập đoàn Masan với tổng giá trị tiền mặt là 400 triệu USD, tương đương 5,5% tỷ lệ sở hữu sau phát hành.

Ngày 18/5, Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan (Masan, mã cổ phiếu MSN) và nhóm các nhà đầu tư, trong đó có Tập đoàn Alibaba và Baring Private Equity Asia đã công bố ký kết thỏa thuận mua cổ phần phát hành mới của The CrownX với tổng giá trị tiền mặt là 400 triệu USD, tương đương 5,5% tỷ lệ sở hữu sau phát hành.

The CrownX là nền tảng tiêu dùng bán lẻ của Masan dựa trên sự sáp nhập của Masan Consumer Holdings và VinCommerce. Thông qua giao dịch này, The CrownX được định giá 6,9 tỷ USD cho 100% vốn chủ sở hữu, tương đương trị giá mỗi cổ phần là 93,5 USD (khoảng 2,15 triệu đồng). Sau đợt phát hành, tỷ lệ sở hữu của Masan tại The CrownX là 80,2%.

Hé lộ căn nhà hơn 22 tỷ của ca sĩ Quang Lê

Ngôi nhà ca sĩ Quang Lê đang ở mua năm 2021, có giá trị hơn 1 triệu USD (hơn 22,6 tỷ đồng), tiền thuế đất mỗi năm hơn 200 triệu đồng.

He lo can nha hon 22 ty cua ca si Quang Le
 Trong một livestream mới đây, ca sĩ Quang Lê tiết lộ căn nhà đang ở hiện nay có giá trị hơn 1 triệu USD (khoảng hơn 22,6 tỷ đồng), một năm phải đóng 12.000 USD tiền thuế đất, tương đương 276 triệu đồng. Ảnh chụp màn hình