Vì sao Khu tự trị Kurdistan ở Iraq ít có cơ hội độc lập?

(Kiến Thức) - Chuyên gia Thổ Nhĩ Kỳ Dogacan Basaran giải thích lý do tại sao Khu tự trị Kurdistan ở Iraq ít có cơ hội độc lập, ngay cả khi tiến hành trưng cầu dân ý.

Nhận xét về cuộc bỏ phiếu trưng cầu dân ý ngày 25/9 của người Kurd Iraq, chuyên gia Thổ Nhĩ Kỳ Dogacan Basaran của Trung tâm Nghiên cứu Chính sách và Khủng hoảng Ankara nói với Sputnik rằng khu vực này ít có cơ hội độc lập với chính phủ ở Baghdad.
Vi sao Khu tu tri Kurdistan o Iraq it co co hoi doc lap?
Biểu tình của người Kurd Iraq đòi độc lập trước cuộc trưng cầu dân ý.  Ảnh: Kurdistan 24 
Ông Basaran lưu ý rằng Thổ Nhĩ Kỳ và Iran đã công khai phản đối cuộc trưng cầu dân ý.
Theo ông, ngay cả khi người Kurd Iraq bỏ phiếu ủng hộ độc lập, điều đó sẽ không đủ để người Kurd có quyền tự chủ đối với Baghdad vì vấp phải sự phản đối nghiêm trọng của các cường quốc khu vực. Người Kurd Iraq sẽ phải đối mặt với một cuộc đấu tranh vô cùng khó khăn để được công nhận độc lập, phải xác định biên giới và thiết lập cấu trúc nhà nước. Ông nói rằng người Kurd ở Iraq không thể theo đuổi bất kỳ sáng kiến hoặc quy trình nào nếu cả Iran lẫn Thổ Nhĩ Kỳ đều phản đối.
Chuyên gia Dogacan Basaran nói với Sputnik: "Kinh nghiệm lịch sử cho thấy vào thời điểm Thổ Nhĩ Kỳ và Iran nhất trí về một vấn đề nhất định, bất kỳ nỗ lực của lực lượng bên ngoài mưu toan áp đặt đối với hai quốc gia này đều không thành công. Xét theo kinh nghiệm này, chúng ta có thể giả định rằng Khu tự trị Kurdistan ở Iraq không giành được độc lập vì cả Ankara và Tehran đều phản đối. Khu tự trị Kurdistan ở Iraq dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Iraq Kurdistan Masoud Barzani… chắc chắn sẽ thất bại trong nỗ lực giành độc lập. Thổ Nhĩ Kỳ và Iran sẽ cắt giảm tham vọng ly khai của họ tới mức tối thiểu”.
Ông Basaran lưu ý việc Iran đã đe dọa đóng cửa tất cả các biên giới với Khu tự trị Kurdistan ở Iraq nếu khu vực bán tự trị này tiến hành trưng cầu dân ý. Tổng thư ký của Hội đồng An ninh Quốc gia Iran, ông Ali Shamkhani tuyên bố rằng việc tách khu vực người Kurd khỏi Iraq sẽ "chấm dứt các thỏa thuận an ninh và quân sự với khu vực đó và được coi là tuyên bố đóng cửa tất cả các tuyến đường biên giới với Iran”.
Trong khi đó, ngày thứ 23/9, Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ đã bỏ phiếu tán thành việc triển khai quân đội Thổ Nhĩ Kỳ ở Iraq và Syria, tăng cường sức ép đối với cuộc trưng cầu dân ý độc lập của người Kurd ở miền bắc Iraq.
Thủ tướng Binali Yildirim tuyên bố rằng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ có các biện pháp an ninh, chính trị và kinh tế để đối phó với cuộc trưng cầu dân ý gây ra những cuộc khủng hoảng khu vực mới này.

Hình ảnh cuộc chiến chống phiến quân IS ở Iraq

(Kiến Thức) - Cuộc chiến chống phiến quân IS ở Iraq diễn ra hết sức căng thẳng và tàn khốc khi hàng nghìn dân thường đã bị IS giết hại dã man.

Hinh anh cuoc chien chong phien quan IS o Iraq
 Lực lượng an ninh Iraq chụp ảnh cùng lá cờ đen của phiến quân IS mà họ mới gỡ xuống từ trên nóc một tòa nhà ở thị trấn Hit, tỉnh Anbar ngày 2/4/2016.

Người Kurd Iraq đang châm ngòi thùng thuốc súng Trung Đông?

(Kiến Thức) - Cuộc trưng cầu dân ý về độc lập ngày 25/9 của người Kurd Iraq có thể châm ngòi thùng thuốc súng Trung Đông, khi cuộc chiến chống IS đang đến hồi kết.

Người Kurd Iraq đang châm ngòi thùng thuốc súng Trung Đông là nhận định của nhà báo nổi tiếng James M. Dorsey, một thành viên cao cấp của Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam, trong bài viết đăng trên trang mạng The Japan Times ngày 21/9/2017.

10 khoảnh khắc ám ảnh trong Chiến tranh Iraq

(Kiến Thức) - Chiến tranh Iraq kéo dài hàng chục năm qua đã tàn phá nặng nề quốc gia Trung Đông vốn một thời giàu có và thịnh vượng này.

10 khoanh khac am anh trong Chien tranh Iraq
 Chiến tranh Iraq bắt đầu từ năm 2003 đã tàn phá nặng nề quốc gia Trung Đông này, đặc biệt là thủ đô Baghdad. Thành phố này đã hứng chịu nhiều đợt không kích, pháo kích ác liệt cùng những vụ đánh bom liều chết kinh hoàng.

10 khoanh khac am anh trong Chien tranh Iraq-Hinh-2
 Thành phố Fallujah được coi là một thành trì của lực lượng nổi dậy khi đó. Vào tháng 11/2004, hơn 15 nghìn lính Mỹ và Anh đã được đổ vào Iraq nhằm đánh chiếm thành phố này. Fallujah là nơi xảy ra những cuộc giao tranh ác liệt nhất trong Chiến tranh Iraq.

10 khoanh khac am anh trong Chien tranh Iraq-Hinh-3
Hai trận chiến khốc liệt nhất trong Chiến tranh Iraq bao gồm trận chiến ở Mosul (xảy ra vào tháng 11/2004) và trận chiến ở Fallujah. 

10 khoanh khac am anh trong Chien tranh Iraq-Hinh-4
 Theo Wikipedia, một trong những lý do mà Mỹ tấn công Iraq, lật đổ Tổng thống Iraq Saddam Hussein là vì cho rằng ông “tàng trữ vũ khí hủy diệt hàng loạt”. Tuy nhiên, năm 2015, trong cuộc phỏng vấn với CNN, Thủ tướng Anh Tony Blair đã thừa nhận các báo cáo về vũ khí hủy diệt hàng loạt tại Iraq là sai sự thật.

10 khoanh khac am anh trong Chien tranh Iraq-Hinh-5
Các cuộc giao tranh trên đường phố xảy ra thường xuyên ở Iraq. Trong ảnh: Đám đông dân thường Iraq (có thể bao gồm cả các phần tử nổi dậy) nhảy múa quanh một chiếc xe của Quân đội Mỹ bị đốt cháy trên đường phố Iraq. 

10 khoanh khac am anh trong Chien tranh Iraq-Hinh-6
Năm 2003, chế độ của Tổng thống Hussein sụp đổ. Sau 8 tháng chạy trốn,   ngày 13/12/2013, Tổng thống Saddam Hussein bị phát hiện và bị bắt  trong căn hầm nhỏ ở Iraq. Ngày 30/12/2006, ông Saddam Hussein bị hành quyết với cáo buộc tội ác “chống lại loài người”. 

10 khoanh khac am anh trong Chien tranh Iraq-Hinh-7
 Trong ảnh, binh sĩ Iraq đầu hàng bị lính Thủy quân lục chiến Mỹ áp giải.

10 khoanh khac am anh trong Chien tranh Iraq-Hinh-8
 Một chiếc xe tăng Iraq bị phá hủy trong cuộc chiến tranh ác liệt ở Iraq. Phía sau là những giếng dầu bốc cháy ngùn ngụt.

10 khoanh khac am anh trong Chien tranh Iraq-Hinh-9
 Sau khi Tổng thống Mỹ khi đó là George W. Bush ra lệnh tấn công Iraq, các chiến đấu cơ Mỹ bắt đầu ném bom xuống thủ đô Baghdad và các địa điểm khác ở Iraq. Mục đích của cuộc oanh kích này là khiến binh sĩ Iraq kinh sợ và đầu hàng.

10 khoanh khac am anh trong Chien tranh Iraq-Hinh-10
Hơn 300 nghìn binh sĩ, chủ yếu là lính Mỹ, đã thực hiện cuộc tấn công bộ binh quy mô lớn vào Iraq khi cuộc chiến tranh bùng nổ. (Nguồn ảnh: The Richest)