Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
  • Tài chính - Ngân hàng
  • Bất động sản
  • Golf & Doanh nhân
  • Doanh nghiệp
  • Tin 24/7
  • Hitech - Xe
  • Tiêu dùng - Bạn đọc
VietnamDaily Relax
Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
Tài chính - Ngân hàng Bất động sản Golf & Doanh nhân Doanh nghiệp Tin 24/7 Hitech - Xe Tiêu dùng - Bạn đọc

Kho tri thức

Vì sao hồi ký của Phổ Nghi khiến vợ vướng kiện tụng suốt 10 năm?

03/07/2022 19:45

Vào những năm 1950, Phổ Nghi đã viết một cuốn hồi ký có tựa đề "Nửa đời trước của tôi". Không ai có thể ngờ, sau khi chồng chết, Lý Thục Hiền vướng vào kiện tụng suốt 10 năm vì cuốn sách này.

Tâm Anh (TH)
@{ WContent wContent = wContents.get(0); }
@components.block.ContentTitle(wContent)
Là hoàng đế cuối cùng trong lịch sử phong kiến Trung Quốc, cuộc đời Phổ Nghi trở thành chủ đề lớn thu hút sự quan tâm của giới chuyên gia cũng như công chúng. Ông hoàng này lên ngôi khi 3 tuổi nhưng đến năm 6 tuổi thì buộc phải thoái vị.
Là hoàng đế cuối cùng trong lịch sử phong kiến Trung Quốc, cuộc đời Phổ Nghi trở thành chủ đề lớn thu hút sự quan tâm của giới chuyên gia cũng như công chúng. Ông hoàng này lên ngôi khi 3 tuổi nhưng đến năm 6 tuổi thì buộc phải thoái vị.
Khi lên 10 tuổi, Phổ Nghi bị đuổi khỏi Tử Cấm Thành. Sau đó, vào năm 1932, cựu hoàng đế này được Nhật Bản tôn lên làm người đứng đầu “Mãn Châu quốc”. Đến tháng 3/1934, Phổ Nghi đổi thành Hoàng đế “Mãn Châu quốc” và cải hiệu thành Khang Đức.
Khi lên 10 tuổi, Phổ Nghi bị đuổi khỏi Tử Cấm Thành. Sau đó, vào năm 1932, cựu hoàng đế này được Nhật Bản tôn lên làm người đứng đầu “Mãn Châu quốc”. Đến tháng 3/1934, Phổ Nghi đổi thành Hoàng đế “Mãn Châu quốc” và cải hiệu thành Khang Đức.
Sau khi Nhật Bản đại bại trong Thế chiến 2, ngày 17/8/1945, Phổ Nghi bị Hồng quân Liên Xô bắt giữ trên đường chạy trốn và bị đưa về giam 5 năm trong trại tù binh ở Siberia. Đến tháng 12/1959, Phổ Nghi được tòa án tối cao tuyên bố đặc xá. Trước khi được ân xá, hoàng đế cuối cùng trong lịch sử phong kiến Trung Quốc viết cuốn hồi ký có tựa đề "Nửa đời trước của tôi".
Sau khi Nhật Bản đại bại trong Thế chiến 2, ngày 17/8/1945, Phổ Nghi bị Hồng quân Liên Xô bắt giữ trên đường chạy trốn và bị đưa về giam 5 năm trong trại tù binh ở Siberia. Đến tháng 12/1959, Phổ Nghi được tòa án tối cao tuyên bố đặc xá. Trước khi được ân xá, hoàng đế cuối cùng trong lịch sử phong kiến Trung Quốc viết cuốn hồi ký có tựa đề "Nửa đời trước của tôi".
Trong cuốn hồi ký này, Phổ Nghi có những ghi chép quan trọng về lịch sử nhà Thanh cũng như những sự kiện quan trọng diễn ra trong cuộc đời đầy "sóng gió" của mình. Cuốn hồi ký này đã khiến người vợ cuối cùng của Phổ Nghi là Lý Thục Hiền gặp nhiều rắc rối. Bà từng kết hôn một lần nhưng chưa có con và nhỏ hơn Phổ Nghi 18 tuổi. Vào năm 1962, hai người kết hôn. Khi ấy, Phổ Nghi 55 tuổi.
Trong cuốn hồi ký này, Phổ Nghi có những ghi chép quan trọng về lịch sử nhà Thanh cũng như những sự kiện quan trọng diễn ra trong cuộc đời đầy "sóng gió" của mình. Cuốn hồi ký này đã khiến người vợ cuối cùng của Phổ Nghi là Lý Thục Hiền gặp nhiều rắc rối. Bà từng kết hôn một lần nhưng chưa có con và nhỏ hơn Phổ Nghi 18 tuổi. Vào năm 1962, hai người kết hôn. Khi ấy, Phổ Nghi 55 tuổi.
Vợ chồng Phổ Nghi - Lý Thục Hiền trải qua cuộc sống bình dị bên nhau mà không có người con nào. Vào năm 1967, Phổ Nghi qua đời và chỉ để lại một chút tài sản cho Lý Thục Hiền cùng cuốn hồi ký.
Vợ chồng Phổ Nghi - Lý Thục Hiền trải qua cuộc sống bình dị bên nhau mà không có người con nào. Vào năm 1967, Phổ Nghi qua đời và chỉ để lại một chút tài sản cho Lý Thục Hiền cùng cuốn hồi ký.
Sau khi chồng chết, Lý Thục Hiền vướng vào kiện tụng bản quyền cuốn hồi ký "Nửa đời trước của tôi". Nguyên do là bởi dù là tự truyện của Phổ Nghi nhưng ông không có tài văn chương nên chỉ kể lại sau đó được Trưởng phòng biên tập Lý Văn Đạt viết lại. Không những vậy, Trưởng phòng biên tập Lý Văn Đạt còn thay Phổ Nghi tìm gặp những người có liên quan, bổ sung thêm các chỗ thiếu hụt để hoàn thành cuốn hồi ký.
Sau khi chồng chết, Lý Thục Hiền vướng vào kiện tụng bản quyền cuốn hồi ký "Nửa đời trước của tôi". Nguyên do là bởi dù là tự truyện của Phổ Nghi nhưng ông không có tài văn chương nên chỉ kể lại sau đó được Trưởng phòng biên tập Lý Văn Đạt viết lại. Không những vậy, Trưởng phòng biên tập Lý Văn Đạt còn thay Phổ Nghi tìm gặp những người có liên quan, bổ sung thêm các chỗ thiếu hụt để hoàn thành cuốn hồi ký.
Đến năm 1962, cuốn tự truyện "Nửa đời trước của tôi" dài 550.000 chữ được hoàn thành. Hai năm sau, cuốn sách chính thức xuất bản. Năm 1984, đạo diễn người Italy Bernardo Bertolucci muốn quay bộ phim "Hoàng đế cuối cùng" (The Last Emperor) nói về cuộc đời của Phổ Nghi nên muốn mua bản quyền cuối hồi ký.
Đến năm 1962, cuốn tự truyện "Nửa đời trước của tôi" dài 550.000 chữ được hoàn thành. Hai năm sau, cuốn sách chính thức xuất bản. Năm 1984, đạo diễn người Italy Bernardo Bertolucci muốn quay bộ phim "Hoàng đế cuối cùng" (The Last Emperor) nói về cuộc đời của Phổ Nghi nên muốn mua bản quyền cuối hồi ký.
Sau khi đạt được thỏa thuận, Lý Văn Đạt quyết định giao bản quyền cuốn hồi ký "Nửa đời trước của tôi" cho Bernardo Bertolucci mà không bàn bạc với Lý Thục Hiền. Do vậy, khi biết chuyện, vợ của Phổ Nghi rất tức giận và đệ đơn kiện Lý Văn Đạt.
Sau khi đạt được thỏa thuận, Lý Văn Đạt quyết định giao bản quyền cuốn hồi ký "Nửa đời trước của tôi" cho Bernardo Bertolucci mà không bàn bạc với Lý Thục Hiền. Do vậy, khi biết chuyện, vợ của Phổ Nghi rất tức giận và đệ đơn kiện Lý Văn Đạt.
Theo đó, vụ kiện giữa Lý Thục Hiền với Lý Văn Đạt kéo dài suốt 10 năm. Cuối cùng, tòa án ra phán quyết Phổ Nghi là tác giả duy nhất của cuốn "Nửa đời trước của tôi". Vậy nên, bản quyền cuốn sách thuộc được tòa ra phán quyết thuộc về Lý Thục Hiền.
Theo đó, vụ kiện giữa Lý Thục Hiền với Lý Văn Đạt kéo dài suốt 10 năm. Cuối cùng, tòa án ra phán quyết Phổ Nghi là tác giả duy nhất của cuốn "Nửa đời trước của tôi". Vậy nên, bản quyền cuốn sách thuộc được tòa ra phán quyết thuộc về Lý Thục Hiền.
Lý Văn Đạt qua đời năm 1994 khi chưa có quyết định của tòa án. Do vậy, người nhà của Lý Văn Đạt không đồng tình với quyết định của tòa án vì cho rằng ông bỏ nhiều tâm huyết để hoàn thành cuốn "Nửa đời trước của tôi" nên bản quyền không chỉ thuộc về Lý Thục Hiền. Vì vậy, gia đình Lý Văn Đạt đệ đơn kháng cáo. Tuy nhiên, tòa phúc phẩm vẫn ra phán quyết như tòa sơ thẩm. Do đó, Lý Thục Hiền là người duy nhất có quyền sở hữu toàn bộ số tiền bản quyền của cuốn hồi ký của Phổ Nghi.
Lý Văn Đạt qua đời năm 1994 khi chưa có quyết định của tòa án. Do vậy, người nhà của Lý Văn Đạt không đồng tình với quyết định của tòa án vì cho rằng ông bỏ nhiều tâm huyết để hoàn thành cuốn "Nửa đời trước của tôi" nên bản quyền không chỉ thuộc về Lý Thục Hiền. Vì vậy, gia đình Lý Văn Đạt đệ đơn kháng cáo. Tuy nhiên, tòa phúc phẩm vẫn ra phán quyết như tòa sơ thẩm. Do đó, Lý Thục Hiền là người duy nhất có quyền sở hữu toàn bộ số tiền bản quyền của cuốn hồi ký của Phổ Nghi.
Mời độc giả xem video: Trung Quốc yêu cầu Ban giám hiệu ăn cùng học sinh. Nguồn: THDT.

Bạn có thể quan tâm

Khám phá di tích khảo cổ bí ẩn nhất thế giới ở Nam Mỹ

Khám phá di tích khảo cổ bí ẩn nhất thế giới ở Nam Mỹ

Tìm thấy kho tượng cổ quý báu tại đền Ai Cập cổ đại

Tìm thấy kho tượng cổ quý báu tại đền Ai Cập cổ đại

Cây cảnh mini siêu hot, trang trí đẹp, ăn ngon, trồng cực dễ

Cây cảnh mini siêu hot, trang trí đẹp, ăn ngon, trồng cực dễ

 Lộ diện quan tài La Mã cổ đại của Người bảo vệ Hoàng đế

Lộ diện quan tài La Mã cổ đại của Người bảo vệ Hoàng đế

Bia nguyền rủa 2.500 năm tuổi khiến cả thế giới lạnh gáy

Bia nguyền rủa 2.500 năm tuổi khiến cả thế giới lạnh gáy

Nhà nghỉ cổ đại Trung Quốc có gì khiến khách phải dè chừng?

Nhà nghỉ cổ đại Trung Quốc có gì khiến khách phải dè chừng?

Giải mã văn bản cổ huyền bí nhất nền văn minh Lưỡng Hà

Giải mã văn bản cổ huyền bí nhất nền văn minh Lưỡng Hà

Loài cây cảnh thần kỳ giúp dưỡng mắt, làm dịu tâm trí

Loài cây cảnh thần kỳ giúp dưỡng mắt, làm dịu tâm trí

Bức tượng bò nhỏ 2.500 năm tuổi làm sáng tỏ bí mật Hy Lạp cổ

Bức tượng bò nhỏ 2.500 năm tuổi làm sáng tỏ bí mật Hy Lạp cổ

Vì sao nữ phạm nhân xưa phải làm chuyện “sốc” này trước khi chết?

Vì sao nữ phạm nhân xưa phải làm chuyện “sốc” này trước khi chết?

5 mỹ nhân nào được chôn cùng hoàng đế Khang Hi?

5 mỹ nhân nào được chôn cùng hoàng đế Khang Hi?

Sự thật rợn người trong 'nhà tù bánh mì' rúng động Pompeii

Sự thật rợn người trong 'nhà tù bánh mì' rúng động Pompeii

Top tin bài hot nhất

Bia nguyền rủa 2.500 năm tuổi khiến cả thế giới lạnh gáy

Bia nguyền rủa 2.500 năm tuổi khiến cả thế giới lạnh gáy

28/07/2025 12:25
Giải mã văn bản cổ huyền bí nhất nền văn minh Lưỡng Hà

Giải mã văn bản cổ huyền bí nhất nền văn minh Lưỡng Hà

28/07/2025 08:12
Vì sao nữ phạm nhân xưa phải làm chuyện “sốc” này trước khi chết?

Vì sao nữ phạm nhân xưa phải làm chuyện “sốc” này trước khi chết?

28/07/2025 06:42
 Lộ diện quan tài La Mã cổ đại của Người bảo vệ Hoàng đế

Lộ diện quan tài La Mã cổ đại của Người bảo vệ Hoàng đế

28/07/2025 12:50
Bức tượng bò nhỏ 2.500 năm tuổi làm sáng tỏ bí mật Hy Lạp cổ

Bức tượng bò nhỏ 2.500 năm tuổi làm sáng tỏ bí mật Hy Lạp cổ

28/07/2025 07:12

Giấy phép hoạt động báo chí số 29/GP-CBC, Bộ TTTT cấp ngày 24/12/2020

Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Thị Mai Hương.

Phó Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Danh Châu

Tòa soạn: Số 70 Trần Hưng Đạo, phường Cửa Nam, Hà Nội.

VPĐD tại TP.HCM: Số 54 Phạm Huy Thông, phường Hạnh Thông, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 024 6 254 3519

Hotline: 096 523 77 56 (Toà soạn Hà Nội) / 091 122 12 22 (VPĐD TPHCM)

Email: tkts@kienthuc.net.vn

Chuyên trang của Báo

Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H

Liên hệ quảng cáo

Email: quangcao.kienthuc@gmail.com

DMCA.com Protection Status