Vì sao hải tặc “lộng hành” ở Đông Nam Á?

(Kiến Thức) - Một báo cáo tuần trước của Cơ quan Hàng hải Quốc tế (IMB) cho thấy cả tin tốt lẫn tin xấu về nạn cướp biển trên các đại dương.

Nguy cơ cướp biển vẫn hiện hữu trên các đại dương.
Nguy cơ cướp biển vẫn hiện hữu trên các đại dương.
Tin tốt là số vụ cướp biển trên toàn thế giới đã giảm xuống còn 138 vụ trong nửa đầu năm nay, so với 177 vụ cùng kỳ năm ngoái. Hơn nữa, các vụ bắt cóc tàu cũng giảm mạnh: chỉ có 7 vụ trong sáu tháng đầu năm nay so với 20 vụ trong nửa đầu năm 2012. Số lượng con tin bị bắt cũng giảm từ 334 người xuống còn 127.
Tin xấu là các vùng biển xung quanh các quốc gia hàng hải ở Đông Nam Á đang đầy rẫy hải tặc. Đặc biệt, vùng biển Đông Nam Á là nơi xảy ra nhiều vụ cướp tàu hơn bất cứ nơi nào khác trên thế giới. Tính đến cuối tháng 6, đã xảy ra 57 vụ cướp tàu trong khu vực.
Các vùng biển xung quanh Indonesia là những nơi xảy ra nhiều vụ cướp tàu nhiều nhất, với 48 cuộc tấn công tàu thuyền xảy ra trong 6 tháng đầu năm 2013. Trong số này, có 43 vụ cướp biển xông lên tàu và tấn công thủy thủ đoàn. Các cuộc tấn công tàu thuyền khác được ghi nhận ở eo biển Singapore, vùng biển Malaysia, trong eo biển Malacca và ở Philippines.
Cướp biển từng hoạt động ở các vùng biển Đông Nam Á trong nhiều thế kỷ, nhắm vào các thương nhân đi qua eo biển Malacca để buôn bán giữa Ấn Độ và Trung Quốc. Theo ước tính, khoảng 1/3 khối lượng thương mại thế giới vẫn đi qua tuyến hàng hải quan trọng này. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi nạn cướp biển vẫn tiếp tục phát triển mạnh ở eo biển Malacca.
Điều quan trọng là phải phân biệt được mức độ của các vụ cướp biển. Có những vụ do những kẻ côn đồ cướp phá của cải trong vùng biển tàu thuyền qua lại nhộn nhịp và có hàng nghìn tàu du lịch thả neo trong vùng biển giữa Indonesia và Malaysia cũng như ở Biển Đông. Những tên cướp biển thường tấn công như kẻ trộm trong đêm trong khi tàu neo đậu và hầu hết các thành viên phi hành đoàn đang ngủ.
Nhưng cũng có những vụ cướp biển nghiêm trọng, qui mô lớn do các tổ chức tội phạm toàn cầu phối hợp hành độn. Trong những cuộc tấn công này, khối lượng hàng hóa trị giá hàng triệu USD thường xuyên bị cướp bóc. Một thí dụ điển hình là vụ cướp tàu Petro Ranger, một tàu chở dầu trên đường từ Singapore đến Việt Nam và
bị cướp một khối lượng nhiên liệu trị giá khoảng 3 triệu USD.
Có một thực tế đáng buồn là trong khi cộng đồng thế giới nỗ lực chống cướp biển và đang thu được những thành quả đáng khích lệ, thì thủy thủ đoàn trên các con tàu thương mại lại tỏ ra khá thụ động. Trong thực tế, các thành viên thủy thủ đoàn vốn được đào tạo chống cướp biển lại “khoanh tay chịu trói”. Nhiều thuyền trưởng đã cấm đám thuyền viên dưới quyền mang theo vũ khí lên tàu, khi nhận ra rằng họ thường bị những tên cướp biển đánh bại.
Arthur Bowring, giám đốc điều hành của Hiệp hội chủ tàu Hong Kong, nói với The New York Times: “Nếu chúng tôi trang bị cho thủy thủ đoàn với súng máy hạng nhẹ, đám cướp biển có thể mua súng máy hạng nặng.Và nếu chúng tôi trang bị súng phóng lựu, đám cướp biển có thể mua những thứ vũ khí khủng khiếp gấp bội”.

Nhật Bản, Indonesia tập trận chống cướp biển

Nhật Bản-Indonesia tập chống cướp biển ở ngoài khơi Jakarta.
 Nhật Bản-Indonesia tập chống cướp biển ở ngoài khơi Jakarta.

Tướng Mỹ “ngại” can thiệp quân sự trực tiếp vào Syria

(Kiến Thức) - Theo tướng Mỹ bốn sao Marty Dempsey, can thiệp quân sự vào Syria có thể tiêu tốn hàng tỷ USD mỗi tháng và tiềm ẩn đầy rẫy rủi ro.

Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ Marty Dempsey: Mọi phương án can thiệp quân sự vào Syria đều tốn kém và rủi ro cao độ.
Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ Marty Dempsey: Mọi phương án can thiệp quân sự vào Syria đều tốn kém và rủi ro cao độ.
Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân, tướng 4 sao Marty Dempsey, nói sử dụng vũ lực để tấn công các mục tiêu có giá trị cao trong lãnh thổ Syria sẽ đòi hỏi hàng trăm máy bay, tàu chiến và tàu ngầm Mỹ, trong khi thiết lập một vùng cấm bay sẽ tiêu tốn hàng tỷ USD mỗi tháng vào kéo dài cả năm. Việc Mỹ cố gắng để kiểm soát vũ khí hóa học của Syria sẽ đòi hỏi việc triển khai hàng nghìn lính đặc nhiệm và các lực lượng mặt đất khác.

Phiến quân Syria “đào ngũ ngược“

(Kiến Thức) - Telegraph đưa tin, hàng trăm chiến binh nổi dậy Syria từng cầm vũ khí chống lại Tổng thống Assad vỡ mộng  đào ngũ, chạy về phe  chính phủ, xin hưởng ân xá.


Hàng trăm chiến binh nổi dậy Syria đang đào ngũ về phe quân đội chính phủ.
 Hàng trăm chiến binh nổi dậy Syria đang đào ngũ về phe quân đội chính phủ.
Theo Telegraph, các phiến quân  vỡ mộng và kiệt sức đồng thời cảm thấy sự mất mát ngày càng tăng sau hơn 2 năm “làm cách mạng” đã đào ngũ, đăng ký xin được chế độ Assad ân xá theo một thỏa thuận được chính phủ đưa ra.
Đồng thời, các gia đình của hàng trăm chiến binh này cũng bắt đầu lặng lẽ trốn êm trở lại lãnh thổ do chính phủ kiểm soát. Họ xem đây là nơi an toàn hơn để sống khi quân đội chính phủ đang tiếp tục đẩy mạnh các đợt tấn công mạnh mẽ vào các khu vực bị phiến quân chiếm giữ.
Những động thái trên là dấu hiệu về sự tự tin ngày càng tăng cũng như lợi thế trong cuộc chiến đang nghiêng hẳn về phía chế độ Assad. Chính phủ Syria đã khởi động "Bộ hòa giải" với nhiệm vụ mở các con đường cho các chiến binh nổi dậy chống chế độ quay trở lại về phe chính phủ.
Bộ trưởng bộ này ông Ali Haider nhấn mạnh: "Thông điệp của chúng tôi là nếu thực sự muốn bảo vệ người dân Syria, hãy bỏ vũ khí xuống, đến đây với chúng tôi và bảo vệ Syria đúng cách, thông qua đối thoại".
Ông Haider nổi tiếng là một người ôn hòa trong chế độ Assad lập ra thỏa thuận trong đó phiến quân từ bỏ vũ khí, đầu hàng quân đội chính phủ để đổi lấy cuộc sống an toàn hơn ở các khu vực do chính phủ kiểm soát.
Các nhân các chiến binh nổi dậy cho biết, họ đã biết về đề nghị ân xá của chính phủ và nhiều người đã lựa chọn chấp nhận đề nghị này.
"Tôi từng chiến đấu trong hàng ngũ quân nổi dậy. Nhưng giờ đây tôi cho rằng, những động cơ từng thúc đẩy chúng tôi đứng lên chiến đấu đã mất đi. Hiện nay các phần tử cực đoan đang kiểm soát thị trấn của tôi. Gia đình tôi đã chuyển về khu vực do chính phủ kiểm soát vì thị trấn của chúng tôi đã không còn an toàn", Mohammed, một chiến binh Hồi giáo ôn hòa đến từ thị trấn phía bắc Raqqa chia sẻ.
Sự nổi lên và nhân rộng của các nhóm Hồi giáo cực đoan trong khu vực do phiến quân Syria kiểm soát, đặc biệt là ở miền Bắc là nguyên nhân chính thúc đẩy các chiến binh từ bỏ vũ khí, đầu hàng chế độ.
“Khi chúng tôi tham ra các cuộc biểu tình, chúng tôi muốn tìm kiếm các quyền lợi tốt hơn. Nhưng sau khi tận mắt chứng kiến sự tàn độc và sự hủy diệt của các nhóm chiến binh thánh chiến, chúng tôi quyết định thỏa thuận với chính phủ”, chiến binh nổi dậy tên là Ziad Abu Jabal đến từ một ngôi làng ở tỉnh Homs cho biết.