Vì sao Hà Nội xem xét phá bỏ tòa nhà "Hàm cá mập"?

UBND thành phố Hà Nội tán thành phương án phá bỏ tòa nhà “Hàm cá mập” để quy hoạch, tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan khu vực Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục.

Văn phòng UBND thành phố Hà Nội vừa có Thông báo kết luận của Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn về việc quy hoạch, tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan khu vực quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục.

Theo đó, UBND thành phố Hà Nội tán thành chủ trương phương án ý tưởng, giải pháp tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan khu vực quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục. Từ đó, làm cơ sở nghiên cứu dự án đầu tư cải tạo, chỉnh trang, tái thiết, khu vực quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục

UBND thành phố Hà Nội cho rằng, quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục là khu vực có giá trị lịch sử văn hóa cao, kết nối giữa 2 khu vực quan trọng, đó là khu di tích quốc gia đặc biệt hồ Hoàn Kiếm (phía Bắc) với khu vực Di tích quốc gia khu phố Cổ (phía Nam). Việc quy hoạch, tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục được thực hiện đồng thời với việc triển khai nghiên cứu, đầu tư xây dựng các không gian công cộng khác xung quanh hồ Hoàn Kiếm theo chỉ đạo của Trung ương, Thành ủy, UBND thành phố.

Vi sao Ha Noi xem xet pha bo toa nha

Tòa nhà Hàm cá mập

Về nội dung nghiên cứu ý tưởng, định hướng giải pháp, UBND thành phố Hà Nội tán thành phương án đề xuất phá bỏ tòa nhà “Hàm cá mập”; đề xuất không gian ngầm tại khu vực quảng trường hiện có và không gian mở rộng sau khi phá bỏ tòa nhà “Hàm cá mập”; nghiên cứu khoảng 3 tầng hầm, đề xuất cụ thể chức năng sử dụng tầng hầm. Lối lên xuống tầng hầm từ vị trí giáp tuyến phố Đinh Liệt.

UBND thành phố yêu cầu nghiên cứu việc tác động thay đổi cảnh quan đối với khu vực mặt đứng tòa nhà Long Vân - Hồng Vân; khu vực cảnh quan công trình tòa nhà Thủy Tạ, Trung tâm thông tin văn hóa Hồ Gươm và khu vực nhà dân hiện có. Thành phố cũng thống nhất việc nghiên cứu không gian quảng trường tràn đến vỉa hè các khu vực xung quanh, gắn kết với tổng thể không gian chung của khu vực.

Cùng với đó, nghiên cứu vị trí bố trí sân khấu tại quảng trường và trên các trục đường hướng tâm Quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục. Các vị trí khán đài phù hợp có thể xem xét phía Bắc tòa nhà Thủy Tạ, nhà điều hành nhà ga tàu điện cũ, sảnh của Nhà hát múa rối Thăng Long.

Phó Chủ tịch Dương Đức Tuấn chỉ đạo nghiên cứu, đánh giá kỹ hiện trạng cây xanh, phương án bố trí, sắp xếp cây xanh tại khu vực quảng trường. Đồng thời, nghiên cứu, khảo sát vị trí đặt tháp ánh sáng, phương án chiếu sáng, nghiên cứu kết hợp việc bố trí thang bộ tại khu vực chân tháp.

UBND thành phố giao UBND quận Hoàn Kiếm tổ chức lập đồ án thiết kế đô thị riêng khu vực Quảng trường tuyến phố Khu vực Bắc hồ Hoàn Kiếm, Nam phố cổ (nội dung chủ đạo là khu vực Quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục) theo quy định.

Sau khi hoàn chỉnh phương án ý tưởng, giải pháp tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan khu vực Quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục, UBND quận Hoàn Kiếm phối hợp cùng đơn vị tư vấn tổ chức tham vấn Hội đồng kiến trúc Thành phố.

Được biết, tòa nhà "Hàm cá mập" được xây dựng từ năm 1991 đến 1993. Mặt trước tòa nhà hướng ra quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục, mặt trái hướng ra Hồ Gươm, mặt phải giáp với phố Cầu Gỗ. Tòa nhà cao 6 tầng, trong đó tầng 2 đến tầng 5 là các nhà hàng, quán cà phê, tầng 6 có tầm nhìn bao quát trọn vẹn Hồ Gươm.

Hủy nổ bom khủng nặng hơn 200kg ở Hà Tĩnh

Trong quá trình nạo vét đường ống thoát nước tại tổ dân phố Trần Phú, phường Hưng Trí, thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh), đơn vị thi công phát hiện quả bom có trọng lượng hơn 200kg.

Ngày 5/3, một lãnh đạo UBND phường Hưng Trí (thị xã Kỳ Anh) cho biết, trong quá trình nạo vét đường ống thoát nước trên địa bàn, một nhóm công nhân phát hiện quả bom nặng hơn 200kg nằm dưới lòng đất.

Huy no bom khung nang hon 200kg o Ha Tinh
 Quả bom được phát hiện nằm sâu dưới lòng đất.

Thanh Hóa: Cận cảnh giếng cổ ở đền thờ Lê Văn Hưu bị phá bỏ

Việc phá bỏ giếng cổ tại Dự án tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử cấp quốc gia đền thờ nhà sử học Lê Văn Hưu đang khiến dư luận bức xúc.

Thanh Hoa: Can canh gieng co o den tho Le Van Huu bi pha bo

Ngày 20/3, Văn phòng UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đầu Thanh Tùng đã có ý kiến chỉ đạo ngành chức năng làm rõ vụ việc phá bỏ giếng cổ tại Dự án tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử cấp quốc gia đền thờ nhà sử học Lê Văn Hưu.

Tranh cãi hình ảnh trơ trọi của móng cọc cầu Trung Hà nối Hà Nội - Phú Thọ

Theo dõi hình ảnh cầu Trung Hà, nhiều người đặt nghi vấn về chất lượng thi công. Ngược lại, nhiều ý kiến cho rằng hình ảnh đăng tải không phản ánh đúng thực trạng cây cầu.

Ngày 5/1, mạng xã hội xuất hiện hình ảnh sông Đà cạn nước để lộ trụ cầu Trung Hà (thuộc QL32, đoạn nối Hà Nội với Phú Thọ) trơ sắt thép, nhiều tảng bê tông ở trụ cầu bị vỡ. Trong đó, hình ảnh về phần móng "trơ trọi" của trụ cầu là điều được nhiều người quan tâm và đặt câu hỏi.